Người phụ nữ đẻ 17 đứa con trong vòng 23 năm

"Nếu có một kỷ lục về người nhiều con nhất TP Vĩnh Yên thì chắc chắn "danh hiệu" ấy sẽ được trao cho bà Phan Thị Tính ở khu phố Điện Biên".

"Nếu cómột kỷ lục về người nhiều con nhất TP Vĩnh Yên thì chắc chắn "danhhiệu" ấy sẽ được trao cho bà Phan Thị Tính ở khu phố Điện Biên". Lờigiới thiệu của ông Nguyễn Duy Báu, Phó Chủ tịch UBND phường TíchSơn, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc hối thúc tôi lên đường tìm gặp người đànbà đặc biệt ấy.


Ông Báu chỉ đường cho tôi cùng câu dặn "về đến khu đó, cứ hỏi nhà bàTính đông con nhất Vĩnh Yên thì ai cũng biết". Tôi cứ theo câu "thầnchú" ấy mà tìm nhà bà.
 
Người phụ nữ đẻ 17 đứa con trong vòng 23 năm
Bà Phan Thị Tính.

"Kiện tướng đẻ"

Nhà bà Tính nằm ở cuối ngõ trong khu phố Điện Biên. Bà Tính có dángngười đậm, bước chân vẫn nhanh nhẹn lắm. Nhìn vào khó ai có thể nghĩbà đã bước sang tuổi 77!

Bà kể, gia đình bà có 8 anh chị em. Vì thế, bà sớm phải bươn chảikiếm cơm. "Năm 13 tuổi tôi đã theo mấy cô, mấy chị trong làng đibuôn hàng xén, mua cá khô đi bán ở các nơi trong tỉnh, sang cả bênĐại Từ, Thái Nguyên rồi".

Những lần gánh hàng đi buôn ấy, bà gặp ông Trần Bạch Vân, hơn bà haituổi rồi nên duyên chồng vợ. Bố mẹ ông mất sớm, nhà lại chỉ có haichị em. Cưới nhau xong, hai vợ chồng bà tiếp tục gùi tôm khô, cákhô... đi bán.

Cưới nhau năm 1955, đến năm 1956 bà sinh đứa con gái đầu lòng."Chẳng thể ngờ được, sau đó cứ sòn sòn mỗi năm một đứa", bà cườibảo. Người con út sinh năm 1979, nghĩa là trong vòng 23 năm bà cótới 17 lần mang bầu và lần nào cũng "mẹ tròn con vuông". "Có khi,tôi phải lên "chức" "kiện tướng đẻ" ấy, cô nhỉ?", bà hóm hỉnh vívon.

Tôi băn khoăn không hiểu người đàn bà ấy lấy đâu ra sức để vừa đibuôn khắp các nơi trong tỉnh, còn bắt tàu chở rau quả đi Yên Bái bánvừa chửa đẻ "liền tù tì" như thế. Bà lắc đầu: "Ngày ấy nào ai nghĩđến việc kế hoạch hóa gia đình đâu, cứ chửa là đẻ thôi, coi như đẻbù cho gia đình chồng vậy. Một phần nữa là đông con như thế, mình màkhông gắng gượng thì lấy đâu ra cơm ăn? Như thế có muốn ốm cũngkhông thể ốm được".

Trong số 17 người con thì không may hai đứa thứ 14, 15 không ở vớiông bà được lâu. "Một đứa sinh ra được mấy ngày thì mất vì ốm, mộtđứa bị chết đuối khi lên bảy", bà ngậm ngùi.

Người phụ nữ đẻ 17 đứa con trong vòng 23 năm
Con cháu vui vầy, sống hòa thuận là niềm vui lớn nhất của bà Tính.

Con xếp hàng... chia cơm

Nghe bà kể chuyện mang bầu, sinh con tôi càng... hoảng. "Đông connên hầu như chả lúc nào tay chân tôi ngơi nghỉ. Chuyện làm đến sátngày đẻ là thường xuyên. Như đận sinh thằng út, vợ chồng tôi đàomóng xây nhà được bốn ngày thì đẻ. Rồi thì như người ta, đẻ xongphải được nghỉ ngơi, kiêng cữ trong khi tôi chỉ cần sau vài hôm làlại lao đi buôn bán, vẫn đạp xe, tát nước, cấy lúa như thường. Mìnhđông con nên khổ thế đấy cô ạ. Cũng may, ông nhà tôi tham gia côngtác bên chính quyền nên khi mua hàng mậu dịch tôi được ưu tiên hơn.Tôi mua những hộp sữa bò về dặn đứa lớn pha cho em ăn thay vì sữamẹ. Được cái, không mấy khi chúng ốm đau", bà bảo.

Thế nhưng, đó vẫn chưa phải là vất vả nhất với bà. "Đẻ thì ai cũngđẻ được. Nhưng mà nuôi nổi mười mấy đứa con như thế, để chúng khôngđứt bữa thì tôi phải nghĩ nát óc".

Cái sự nghĩ ấy cũng thật lắm đường. "Mỗi bữa, tôi phải lo được 5kggạo thì mới đủ chia. Nhưng đâu phải ngày nào cũng được ăn cơm, cókhi vài cân gạo nhưng độn tới cả chục cân khoai lang, chia khoai chođứa lớn, vét cơm cho đứa bé. Nếu có muốn đổi món sang ăn bún, tôiphải đổi lấy... 15kg mới đủ. Rau thì bữa nào cũng phải nấu trong nồiquân dụng, vì gạo ít chứ rau thì sẵn lắm, ăn thêm cho nhanh đầy cáidạ dày", bà bảo.

Bữa ăn của gia đình bà Tính chẳng khác nào... mua hàng mậu dịch. Bàkể, hôm nào trước bữa ăn, các con phải đứng xếp hàng từ cao đếnthấp. Đứa lớn hơn được phần ăn nhiều hơn, vì chúng phải làm nhiều."Mà lần nào cũng thế, cứ chia xong cho các con, để phần cơm chochồng rồi, đến lượt tôi chỉ còn... nồi nhẵn bóng. Hôm nào có kháchthì mười mấy mẹ con cùng... ngại, nhất là mấy đứa lớn, chúng chẳngdám đứng xếp hàng như thế nữa".

Tôi thắc mắc, không biết chia suất ăn cho con như thế có bao giờ bàbị... nhầm, bà xua tay: "Không bao giờ có chuyện đó đâu. Có đứa rất"tinh quái", nó nhận được bát khoai có 3 củ nhưng lại giấu đi mộtcủ, kêu là "mẹ chia thiếu". Tôi lắc đầu bảo: "Mẹ nỡ lòng nào ăn bớtcủa con", thế là nó đành chịu", bà kể.

Lại có lần, anh con thứ ba vì đói quá, chạy ra chợ xin mẹ thêm haihào để mua cơm. "Nghĩ mà xót lắm chứ cô, vì đâu chỉ có nó mới thấyđói? Tôi cho tiền nó lại thấy có tội với những đứa còn lại, lòng dạnhư xát muối. Nhưng tôi cũng không thể không cho con tiền ăn được,đành phải mang tiếng là "con trọng, con khinh" dù chỉ trong một phútchốc nào đó", giọng bà nghèn nghẹn.

Sau khi ăn xong suất cơm hai hào ngoài chợ, anh con trai xách lướiđi đánh cá. "Hôm ấy, nó bắt được 7 con cá mè. Tôi đem bán 5 con, cònlại để lại nấu canh chua cải thiện bữa ăn cho cả nhà, coi như cũnglà để động viên con trai".
 
Người phụ nữ đẻ 17 đứa con trong vòng 23 năm
Cơ nghiệp được một tay bà Tính gây dựng.

"May mà chẳng đứa nào như tôi"

Các con lớn dần, đã tự biết làm kiếm tiền phụ giúp cha mẹ, công việccủa bà cũng đỡ vất vả hơn. "Trong 9 cô con gái, tôi tập cho nghềbuôn bán. Tôi cho vay vốn, chúng muốn buôn gì thì buôn, nhưng mỗingày mang về "trả lãi" cho tôi 1kg gạo, bù lại, tôi nấu cho hai bữacơm. Được cái chúng cũng nhanh nhẹn lắm, đứa nào cũng vượt "địnhmức". Thế nhưng, tôi cũng chẳng lấy thêm của con làm gì, để chúngđược toàn quyền sử dụng, mua sắm quần áo, tích cóp vốn lấy chồng.Còn với các anh con trai thì đi đánh giậm, thả lưới, làm nghề mộcchứ không có anh nào muốn đi buôn như mẹ và các chị", bà chia sẻ vềcách dạy con.

Không những lo miếng ăn cho các con, bà Tính còn gây dựng được cơnghiệp cho cả gia đình là gian nhà ngói xây năm 1979. "Hồi ấy, nhàtôi là to nhất, đẹp nhất cả phường ấy chứ", bà không giấu được niềmtự hào. Năm 1987, chồng mất. Khi ấy mới có năm người con đầu lập giađình, một mình bà lại phải xoay xở nuôi mười đứa còn lại, lo dựng vởgả chồng cho chúng.

Hiện, các con đều đã phương trưởng. Ba cô con gái đang sinh sống ởHà Nội, một người con lập nghiệp ở Quảng Ninh, một con sống bên ViệtTrì, Phú Thọ còn lại đều ở Vĩnh Yên. Các con gái đều nối nghiệp buônbán của bà. Bấm đốt ngón tay, bà nhẩm tính có tất thảy 32 cháu, 8chắt. "Đông con, đông cháu thì vui cửa vui nhà thật, chúng nó sốngrất hòa thuận, đoàn kết là tôi vui lắm rồi. Nói thế không có nghĩalà tôi khuyến khích đẻ nhiều đâu nhá. Mỗi thời mỗi khác mà. Cũngmay, chẳng đứa nào như tôi, đẻ nhiều khổ lắm!", bà phân trần. 
 

"Đúng là, nhà ông Vân, bà Tính nhiều con nhất phường tôi đấy. Nhà ông bà cũng nổi tiếng là có nhiều con khá giả, trong đó có vợ chồng cô con gái thứ 11 là chủ một doanh nghiệp tư nhân cung cấp sơn lớn nhất nhì TP Vĩnh Yên. Điều đó phần nào cho thấy công sức nuôi dạy, rèn rũa con cái của ông bà rất nền nếp. Tất nhiên, không thể chê trách việc vợ chồng bà Tính sinh nhiều con được vì khi đó chúng ta chưa thực hiện kế hoạch hóa gia đình".

Ông Nguyễn Duy Báu (Phó Chủ tịch UBND phường Tích Sơn)

Theo Kienthuc.net



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.