“Người vượn” nhọc nhằn kiếm sống

Một thanh niên bị liệthai chân, vẹo cột sống, chỉ có một quả thận nhưng là lao động chính nuôigia đình năm người. Ước mơ đau đáu của em là làm sao cho hai đứa em đượcđi học.

Một thanh niên bị liệthai chân, vẹo cột sống, chỉ có một quả thận nhưng là lao động chính nuôigia đình năm người. Ước mơ đau đáu của em là làm sao cho hai đứa em đượcđi học.

Bị liệt hai chân vàvẹo cột sống từ nhỏ nhưng Nguyễn Văn Linh (sinh năm 1990, ngụ TầnHòa, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, Cà Mau) hiện đang là lao độngchính nuôi gia đình năm miệng ăn. Em được người dân địa phương gọilà "người vượn" vì chỉ có thể đi lại bằng đôi tay. Hằng ngày Linhphải đầm mình dưới sông bắt tôm, bắt cá, thu nhặt lưới cũ, làm thêmở vựa phế liệu… chỉ với mong muốn “sao cho hai đứa em được đếntrường, có tiền để chữa bệnh cho mẹ”.

Bệnh tật, mồ côi


Trong nỗi buồn sâu thẳm, chị Bùi Thị Hạnh, mẹ của Linh, kể lại: “Khisinh ra Linh bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng năm lên bốntuổi thì Linh bị sốt kéo dài. Gia đình tôi cứ nghĩ Linh bị bệnh cảmsốt thông thường nên chỉ nhờ người chích thuốc. Đâu ngờ hơn sáutháng sau càng lúc chân Linh càng teo lại rồi liệt cả hai chân, vẹoluôn cột sống”. Nỗi đau chồng lên nỗi đau, cuối năm đó bố của Linhqua đời vì bệnh nặng.

Linh lớn lên cùng bà ngoại (nay đã 72 tuổi, bị mù cả hai mắt) vàngười mẹ mang chứng bệnh huyết áp cao. Tháng ngày qua đi, ba mẹ con,bà cháu rau cháo nuôi nhau trong căn nhà mái lá xập xệ rộng chưa đầy40 m2.

“Người vượn” nhọc nhằn kiếm sống

Nguyễn Văn Linh cắt chì từ những tấm lưới cũ cùng bà ngoại và mẹ

Không bi lụy trướckhó khăn, từ nhỏ Nguyễn Văn Linh đã tìm mọi cách làm kiếm tiền phụgiúp mẹ và bà. Những ngày nắng Linh đi khắp nơi nhặt phế liệu, ngàymưa thì Linh thức dậy từ 1 giờ sáng để đi giăng câu.

Vài năm sau, muốn có người đàn ông cùng mình gánh vác chuyện giađình, chị Hạnh đi thêm bước nữa. Thế nhưng trời không chiều lòngngười, năm Linh lên 15 tuổi, chị Hạnh sinh bé Hân thì người chồngsau lại bỏ nhà đi.

Tự nuôi mình, em gái và bà đã quá khó khăn, Linh còn nhận người emcon của dì tên là Nguyễn Văn Sy, sinh năm 1994, có hoàn cảnh tươngtự (cha mất, mẹ lên Bình Dương làm công nhân) về cùng chung sống.

Nỗ lực phithường

Đến năm 17 tuổi, Linh đi làm mướn tại vựa ve chai với số tiền côngkhoảng 30.000-40.000 đồng/ngày. Ngoài giờ làm, Linh tìm mua lưới cũvề để mẹ và bà ngoại cắt chì bán lại nhưng khoản thu nhập này rấtbấp bênh vì lưới cũ không phải lúc nào cũng mua được.

Một lần Linh bị bệnh, qua khám chữa trị, bác sĩ phát hiện ngoài đôichân bị liệt và bệnh vẹo cột sống, Linh còn mang dị tật bẩm sinh chỉcó một quả thận. Nghiệt ngã như vậy nhưng hằng ngày Linh vẫn dầmmình dưới sông đi giăng lưới, đặt lú bắt tôm, bắt cá lo bữa ăn chogia đình. Kể về việc có thể bơi nhiều giờ dưới nước chỉ với hai cánhtay, Linh nói: “Hồi nhỏ em bị té xuống kênh, may được mấy chú trongấp cứu. Từ đó em quyết tâm học bơi để tự bảo vệ mình và để có thể điđặt lú bắt cá. Em nghĩ mọi người bơi được thì em cũng bơi được nêncố gắng. Lúc mới tập bơi khó lắm, cứ từ từ em hụp hoài rồi quen. Bâygiờ mỗi lúc lội xuống sông, xuống kênh em không còn sợ nữa”.

Thấy hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, năm 2007, Hội Phụ nữ xãThạnh Phú đã vận động quyên góp được 7 triệu đồng xây nhà tìnhthương giúp cho gia đình Linh. Hội Chữ thập đỏ địa phương trợ cấpgia đình 180.000 đồng/tháng.

Chị Lê Thị Bích Thủy - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thạnh Phú nhận xét:“Linh luôn có một ý chí và nghị lực vươn lên phi thường! Ngày cònnhỏ, tuy không thể đến trường nhưng em vẫn tự mày mò và nhờ bà ngoạichỉ dạy để biết đọc, biết viết. Thấy Linh muốn biết làm các phéptính để khi đi mua phế liệu trên sông được dễ dàng nên vào buổichiều có thời gian rảnh là tôi đến dạy cháu. Linh rất thông minh,học chừng vài tháng là đã có thể làm thành thạo các phép tính cộng,trừ đến giờ thì làm các phép tính rất nhanh”.

Linh tâm sự: “Khi đó em đâu dám mơ được đi học… Em chỉ muốn biếtđọc, viết chữ nên về nói với ngoại. Mới đầu ngoại chỉ em cách đánhvần, ghép chữ nhưng do ngoại không nhìn thấy gì nên em hỏi mẹ và mấyđứa đi học quanh đó cách viết chữ. Sau đó, cô Thủy xuống dạy cho emcách làm phép tính. Giờ em có thể viết thư hay cộng tiền mua phếliệu mỗi ngày được rồi”.

Không nghĩ đến bản thân, hằng ngày Linh dốc sức làm mọi việc, đảmđương vai trò người đàn ông trụ cột trong gia đình chỉ với hy vọngcó tiền nuôi gia đình, chữa bệnh cho mẹ và cho các em được đếntrường.

 

Hai em của Linh sẽ được đi học


Chính quyền địa phương, Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ và Trường THCS Trần Quốc Toản, xã Thạnh Phú vừa hoàn thành hồ sơ cho em Nguyễn Văn Sy và bé Đào Ngọc Hân được đi học trong năm học mới. Theo đó, Sy tiếp tục theo học lớp 8, bé Hân sẽ bước vào lớp 1. Các em sẽ được miễn 100% học phí. Sách, vở, dụng cụ học tập địa phương sẽ lo để các em được đến trường như những đứa trẻ khác.

Chị LÊ THỊ BÍCH THỦY, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thạnh Phú

Theo 24h



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.