Nhập viện tâm thần vì nghiện game online

Trẻ em nghiện game online đã trở thành căn bệnh khó chữa, nó khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu, nhiều khi bất lực. Học sinh mới bước vào kỳ nghỉ hè chưa đầy 1 tháng đã xuất hiện tình trạng nhiều em trốn nhà đi chơi game thâu đêm suốt sáng, hoặc nhốt mình trong phòng với các trò chơi game vài ngày không ăn, không ngủ.

Được nghỉ hè, đêm nào T. cũngtrốn ra ngoài chơi game, sáng ra mới về. Thực đơn của T. chỉ là mì tôm và nước.Đến một ngày cận cảnh cậu con trai với thân hình gầy như xác ve, da mặt sần sùitoàn mụn, chân tay bong tróc do thiếu chất, tinh thần và sức lực suy sụp hoàntoàn, vợ chồng ông Niềm hãi quá gọi mấy anh con trai đến "cưỡng chế" cho T. vàoViện sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai.

Trẻ em nghiện game online đãtrở thành căn bệnh khó chữa, nó khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu, nhiều khibất lực. Học sinh mới bước vào kỳ nghỉ hè chưa đầy 1 tháng đã xuất hiện tìnhtrạng nhiều em trốn nhà đi chơi game thâu đêm suốt sáng, hoặc nhốt mìnhtrong phòng với các trò chơi game vài ngày không ăn, không ngủ.

Viện Sức khỏe tâm thần quốcgia, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội trong tháng 6 này đã tiếp nhận nhiều trườnghợp là học sinh do nghỉ hè chơi game triền miên, cơ thể lả đi không còn sứcsống, bị gia đình và chính quyền địa phương cưỡng chế đưa vào điều trị.

Cưỡng chế vào viện vì… nghiệngame

Các bác sĩ, y tá của Phòng Điềutrị bệnh nhân rối loạn tâm thần nam và Điều trị nghiện chất (Phòng T4 - Nghiệnchất), Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai vẫn còn nhớ cách đây10 ngày họ đón một bệnh nhân ở quận Thanh Xuân, Hà Nội bị nghiện game khá đặcbiệt.

Nhập viện tâm thần vì nghiện game online
Ông Niềm chăm sóc con điều trị nghiện game trong bệnh viện.

Bệnh nhân là một nam học sinh lớp11, cao gần 1,7m nhưng thân hình lại giống như "bộ xương di động". Đôi mắt bệnhnhân đờ đẫn, nước da xanh tái nhợt nhạt, dù bị ba thanh niên "cưỡng chế" đưa vàophòng khám nhưng bệnh nhân vẫn tỏ ra hung hăng, chỉ chờ cơ hội là bỏ chạy.

Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu, nhưngkhi vén tay áo bệnh nhân tìm ven để tiêm thì cả bác sĩ và người nhà đều kinhhoàng chứng kiến cánh tay của học sinh này chỉ còn da bọc xương. Bà mẹ nghẹnngào khóc nấc lên từng hồi khi thấy cậu "quý tử" mặt ngây ngây, dại dại.

Khá ngạc nhiên khi tìm hiểu vềhọc sinh này, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng T4 - Nghiện chất cho biết: "Bệnhnhân thường xuyên bỏ nhà đi suốt đêm, không giao tiếp với bất cứ ai, nhất là sợánh sáng. Nếu thấy một tia sáng nào xuất hiện tức thì học sinh này nổi cơn hungbạo và lao đến chỗ có ánh sáng để nhìn". Để điều trị cho bệnh nhân này, bácsỹ Dũng đã phải sử dụng 3 phương pháp: liệu pháp tâm lý (giải thích lợi, hại củagame và những nguy cơ mắc phải); liệu pháp thư giãn và liệu pháp gia đình kếthợp với điều trị thuốc.

Sáng 22/6, có mặt tại phòng T4,bác sỹ Dũng hồ hởi cho chúng tôi biết, sau 10 ngày điều trị học sinh này đã tỉnhtáo, tăng cân, tinh thần tốt hơn trước rất nhiều. Dù vẫn chưa hết bàng hoàng vàsuy sụp nhưng ông Nguyễn Đăng Niềm, bố của bệnh nhân không giấu được niềm vuikhi thấy cậu con trai út đã tươi tỉnh, mỗi bữa ăn hai bát cơm, ngủ tốt.

Theo lời kể của ông Niềm thìNguyễn Anh T. bị nghiện game từ ngày còn là học sinh THCS. Sợ con nghiện game bỏnhà đi lang thang theo đám bạn xấu, ông đành gom góp tiền lương hưu mua cho conchiếc máy tính về nhà và nối mạng. Buổi sáng đi học, buổi chiều về nhà T. lạivùi đầu vào chơi game. Ban đầu ông sai T. đi nấu cơm, cậu còn giúp bố mẹ. Về saunày nghiện quá, đến cơm cậu cũng chẳng buồn ăn, suốt ngày chúi mũi vào mấy tròchơi "con đường tơ lụa", "kiếm thế".

Nhập viện tâm thần vì nghiện game online

Từ hôm được nghỉ hè đến nay, T."chê" mạng nhà mình chạy chậm, đêm nào cũng bỏ trốn ra ngoài chơi thâu đêm, sángra mới về. Suốt những ngày đằng đẵng đó, T. không ăn uống, hôm nào ông bà giụcquá thì mới ăn vài miếng rồi lại cuống cuồng chạy đi chơi game. Thực đơn của T.chỉ là mì tôm và nước. T. không nói chuyện và gặp gỡ ai, thường xuyên cáu gắt,quát mắng bố mẹ, người thân.

Đến một ngày cận cảnh T. với thânhình gầy như xác ve, da mặt sần sùi toàn mụn, chân tay bong tróc do thiếu chất,tinh thần và sức lực suy sụp hoàn toàn, vợ chồng ông Niềm hãi quá gọi mấy anhcon trai đến "cưỡng chế" cho T. vào bệnh viện. Dù qua 10 ngày điều trị, nhưng T.vẫn rất khó khăn mới trả lời được chúng tôi cứ như thể lâu lắm rồi cậu khônggiao tiếp với người khác.

Bác sĩ Dũng cho biết: "Hôm naycũng có một học sinh ở Hà Nội nghiện game rất nặng, với thời gian dài, gia đìnhhoàn toàn bất lực, phải nhờ Công an phường cưỡng chế mới đưa được cậu ta đếnđây".

Cần tăng cường quản lý gameonline trong dịp hè

Nghỉ hè, học sinh nhàn rỗi, thiếungười chăm sóc, quản lý là một trong những nguyên nhân dẫn các em tìm đến quánInternet để chơi game online càng nhiều. Qua tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết cácquán Internet vào dịp hè này đều quá tải, thậm chí có quán còn bổ sung thêm máy,nối mạng tốc độ cao để phục vụ các thượng đế. Có quán không những phục vụ giảitrí cho thượng đế, còn cung cấp cả nước uống, mì tôm theo kiểu "trọn gói".

Một chủ quán Internet trên đườngThụy Khuê cho hay, dịp hè thường là mùa làm ăn của các tiệm kinh doanh Internetvì học sinh được nghỉ học, ngồi lì bên các trò chơi để giết thời gian. Có nhữngngày cao điểm, khách hàng còn phải xếp hàng ngồi chờ đến lượt. Có học sinh lớp1, là con gái cũng tìm đến chơi game.

Ông Nguyễn Đăng Niềm bức xúc: "Xungquanh nhà tôi có đến 5-6 quán Internet, quán nào cũng chật ních, hoạt động đếnkhuya. Nếu cơ quan chức năng không quản lý game online chặt chẽ thì còn nhiềutrẻ em bị tổn hại bởi trò bạo lực trong game".

Game online là trò chơi mang tínhgiải trí, nhưng lại thu hút mạnh vì nó có thi đấu, có cạnh tranh và có thưởng.Lứa tuổi thiếu niên là dễ mắc nghiện hơn cả vì tâm lý các em chưa hoàn thiện,chưa nhận thức đầy đủ. Bệnh nghiện game sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ,làm cho sức khỏe giảm sút, thậm chí trầm cảm, loạn thần… Công tác cấp phép kinhdoanh game online với công tác hậu kiểm vẫn còn là một khoảng cách khá xa.

Sở Thông tin và Truyền thông HàNội đã có kế hoạch lắp đặt hộp đen thí điểm ở các quán Internet nhằm phát hiệnviệc hoạt động quá giờ quy định, chơi các trò chơi ngoài luồng, trò chơi cấm.

Theo Trần Hằng
 CAND



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.