- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những mảnh đời trẻ em lo mưu sinh sớm
Trong đêm, dưới ánh đèn điện bên vệ đường của TP Huế, thấp thoáng bóng dáng những đứa trẻ đang rảo bước, cầm trên tay chiếc rổ đựng vài lốc kẹo cao su, vài lon đậu phộng, gói bánh phồng tôm với hy vọng bán cho nhanh hết để được về nhà.
Trong đêm, dưới ánh đèn điện bên vệ đường của TP Huế, thấp thoáng bóng dáng những đứa trẻ đang rảo bước, cầm trên tay chiếc rổ đựng vài lốc kẹo cao su, vài lon đậu phộng, gói bánh phồng tôm với hy vọng bán cho nhanh hết để được về nhà.
Lăn lóc trên hè phố suốt đêmĐêm đã về khuya, Thìm và Na mở lời chào hàng với khách là những người đang say sưa bên chén rượu tại một quán ăn đêm. Vẻ mệt mỏi hiện trên nét mặt, giọng nói nhỏ thoáng buồn: “Dạ mấy chú mua giùm con bì hột dưa, đậu phộng”. Đáp lại lời mời là cái nhìn thờ ơ, những câu nói như xua đuổi, và một vài ánh mắt cảm thông, thương xót.
Na có khuôn mặt tròn với mái tóc dài chấm ngang lưng hơi rối. Thìm có khuôn mặt trái xoan, tóc cắt gần như không thể ngắn hơn. Cả hai chỉ mặc mỗi một chiếc áo cổ tròn tay ngắn mỏng tanh trong khi người qua lại phố ai cũng mặc áo ấm nhưng vẫn còn thấy lạnh. Chúng tôi hỏi Thìm: “Em không thấy lạnh à?”. “Không, trời mát mà” - đáp lại là câu trả lời cộc lốc của 2 em. Hình như gánh nặng mưu sinh đã làm Thìm và Na khô cứng, quên luôn cả cái giá rét cắt da cắt thịt vào những ngày cuối đông của xứ Huế để gắng bán cho sớm để về nhà.
Thìm năm nay 14 tuổi, học lớp 7, sống ở khu vực gần đường Hàn Mặc Tử, phường Vĩ Dạ, TP.Huế. Sinh ra trong một gia đình nghèo có tới 6 anh chị em, Thìm là con út, bố mất sớm. Mẹ em hàng ngày cũng phải đi bán hàng dạo như Thìm. Sau giờ học em lại cùng Na đi bán hàng dạo vào buổi tối để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Cứ 5h chiều, mặc cho những cơn mưa mang theo cái lạnh giá buốt, Thìm, Na và rất nhiều đứa trẻ bán hàng dạo khác vẫn lầm lũi xách những túi hàng vặt đi dọc các con phố để mưu sinh. Khu vực 2 em bán hàng vặt thường rất rộng, phân tán ở khắp các nẻo đường, nhưng thường xuyên nhất là các tuyến phố lớn như Nguyễn Huệ, Lê Hồng Phong, Đống Đa, bờ Hồ… nơi có nhiều địa điểm ăn uống và tập trung nhiều người. Dường như hiểu được việc bán hàng vặt không dễ dàng gì, Thìm cùng những đứa trẻ khác còn làm thêm nghề “cái bang”. Cứ đội mũ trên đầu, đi lững thững đến chỗ có khách đang ăn hay đang nhậu thì ngửa mũ ra xin. Có em xin không được thì bỏ đi, có em thì đứng năn nỉ hồi lâu khiến không ít vị khách bực mình.
Người phụ nữ đi khuất đúng lúc một bàn nhậu vừa tàn cuộc, khi vị khách cuối cùng vừa đứng lên thì bất chợt bên kia đường, một đứa trong đám trẻ nhanh chân chạy qua, chụp lấy ngay lon nước ngọt còn thừa của vị khách lúc nãy rồi chạy biến đi mất, theo sau là những cái nhìn đầy tiếc nuối của bọn trẻ cùng nhóm.
Trời càng về khuya, khi những địa điểm “làm ăn” đã vắng hết khách, Thìm cùng Na và những đứa trẻ bán hàng vặt khác cũng chỉ còn biết lang thang ở các quán nhậu bình dân ở hai bên hè phố, mong bán thêm được chút gì. Ngày qua ngày, cuốc bộ trên chục cây số, trên tay vẫn là rổ đậu phụng, gói phồng tôm, đôi chân bé nhỏ của em rệu rã, hiếm thấy một nét mặt rạng rỡ vì bán được “đắt hàng”.
Nửa đêm, bước chân của Thìm mỗi lúc mỗi chậm rãi và nặng nề hơn, sự mệt mỏi in nét trên gương mặt non nớt của em. Ta có thể bắt gặp một sự đối lập rất lớn trên một đoạn đường ngắn này: Bên kia đường, người ta ngồi quây quần trong men rượu, trong tiếng cười đùa. Bên này là đám trẻ, khuôn mặt hằn in những mệt mỏi đang ngồi đếm đi đếm lại những bì đậu, bì phồng tôm. Có lẽ chúng đang tính toán phải bán được bao nhiêu nữa mới được về nhà, được ăn tối và được lên giường!
Một buổi tối bán hàng dạo của Thìm, Na cùng những đứa trẻ khác kết thúc cũng vừa lúc đồng hồ điểm sang ngày mới, những ngả đường của thành phố đã vắng tanh, các quán nhậu cuối cùng cũng đã sửa soạn đóng cửa.
Tương lai nào cho các em?
Đa số các em đều xuất thân trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ không có công ăn việc làm ổn định, thu nhập thấp và bấp bênh, họ không đủ khả năng để nuôi sống một gia đình. Vì vậy các em đã sớm lao vào cuộc mưu sinh khắc nghiệt này để phụ giúp gia đình, ít nhất là giúp chính bản thân các em miếng ăn hàng ngày.
Chị Kiều, một người phụ bán quán nhậu ở đường Lê Hồng Phong cho biết: “Đa số gia đình những em này rất nghèo, vì vậy có những bố mẹ buộc con cái phải đi kiếm tiền từ rất sớm”. Chị lắc đầu: “Tui không hiểu vì răng ở đây có nhiều ba mẹ bắt con mình phải đi bán hàng rong, mặc dù tụi nó không hề muốn. Thậm chí còn có người bắt con mình mỗi tối phải bán bao nhiêu hoặc xin được bao nhiêu tiền mới được về nhà. Làm như rứa tội quá…”. Sau nhiều ngày quan sát, chúng tôi cũng hiểu rõ phần nào lời chị Kiều nói. Một vài lần khi các em chào hàng, chúng tôi ngỏ ý cho các em tiền nhưng các em từ chối vì muốn chúng tôi mua hàng.
Trong số các em, một bộ phận không được đi học, một số đã bỏ học, còn lại có số ít vẫn đi học buổi ngày và khi đêm về lại lang thang trên các nẻo đường, phải lo nghĩ đến tiền bạc mưu sinh từng ngày, làm sao bán hết hàng, làm sao xin được tiền…Đúng là quá nhiều lo toan trong suy nghĩ non nớt của các em.
Với trang bị hạn chế, máy ảnh của chúng tôi không đủ độ nhanh, nhạy để chộp lấy một khoảnh khắc mà chúng tôi cho là lột tả được sự việc trong đêm khuya tại đường Lê Hồng Phong, đoạn có nhiều quán nhậu, có 2 người bán hàng vặt đi dọc con đường, hướng về phía nhau, một người là phụ nữ chừng ngoài 40 tuổi và người còn lại là một em nhỏ thân hình mảnh mai như Thìm.
Trong khoảnh khắc hai người gặp nhau đó, trong đầu chúng tôi hiện lên một suy nghĩ, rằng liệu sau này khi Thìm lớn lên, liệu tương lai của em có như người phụ nữ đó - cả đời mưu sinh bằng nghề bán hàng rong?
Theo Dân trí
-
Thời sự1 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự1 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự1 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự3 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự3 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự4 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự4 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự4 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự6 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự6 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự6 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự6 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.