Những quy định có hiệu lực từ 1/1/2015

Từ 1/1/2015 nhiều quy định có hiệu lực như không cấm kết hôn đồng giới, được phép mang thai hộ, tăng lương tối thiểu, nghỉ ốm 14 ngày/tháng không phải đóng bảo hiểm y tế.

Từ 1/1/2015 nhiều quy định có hiệu lực như không cấm kết hôn đồng giới, được phép mang thai hộ, tăng lương tối thiểu, nghỉ ốm 14 ngày/tháng không phải đóng bảo hiểm y tế.

Tăng lương tối thiểu vùng

Theo nghị định 103/2014/NĐ-CP, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm từ 250.000 - 400.000 đồng/tháng kể từ ngày 1/1.

Tăng lương
Lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm từ 250.000 - 400.000 đồng/tháng kể từ ngày 1/1.

Cụ thể:Vùng I: 3.100.000 đồng/tháng (tăng 400.000 đồng), Vùng II: 2.750.000 đồng/tháng (tăng 350.000 đồng), Vùng III: 2.400.000 đồng/tháng (tăng 300.000 đồng) , Vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng)

Cũng theo nghị định, mức lương của những người lao động đã qua đào tạo phải cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng. 

Bỏ quy định cấm kết hôn đồng giới

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 sẽ thay thế Luật Hôn nhân và gia đình 2000. 

yêu đồng giới
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng có quy định cụ thể: “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8).

Tuy nhiên, Luật vẫn quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8). Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra.

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nâng độ tuổi kết hôn lên đủ 18 tuổi đối với nữ và đủ 20 tuổi đối với nam.

Cho phép người thân thích mang thai hộ

Thêm một điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuy nhiên, người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ.

Luật cho phép
 
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Ảnh minh họa.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên (trước đây là 9 tuổi). Không tính thời gian chung sống như vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn vào thời kỳ hôn nhân.

Luật mới quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Việc thỏa thuận phải được lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực trước khi kết hôn. Thỏa thuận này vẫn có thể được thay đổi sau khi kết hôn.

Nghỉ ốm 14 ngày/tháng không phải đóng bảo hiểm y tế

Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế chính thức được áp dụng từ ngày 1/1/2015. 

Theo Nghị định này, mức đóng hàng tháng của người lao động trong thời gian nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội bằng 4,5% tiền lương tháng trước khi nghỉ thai sản.

Người nghỉ ốm
Người nghỉ ốm 14 ngày trở lên không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

Người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

Người lao động bị tạm giam, tạm giữ sẽ đóng bảo hiểm y tế bằng 50% mức đóng bình thường, nếu sau khi có kết luận là không vi phạm pháp luật thì phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh.

Công chứng được chứng cả bản dịch, bản sao

Theo Luật công chứng sửa đổi, hiệu lực từ 1/1/2015, công chứng viên không chỉ có thẩm quyền chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch mà từ 1/1, công chứng viên cũng có quyền công chứng bản dịch giấy tờ, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản .

T
Công chứng viên cũng có quyền công chứng bản dịch giấy tờ, chứng thực bản sao từ bản chính

Theo quy định hiện hành thì chỉ có UBND mới có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ. Như vậy trong thời gian tới, việc chứng thực sao y của người dân sẽ thuận tiện hơn khi có nhiều cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

Tăng mức phạt xe quá tải, bổ sung xử phạt chủ xe lên 4 lần

Theo Nghị định 107/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2015, người điều khiển ôtô tải, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô vận chuyển hàng hóa chở hàng vượt trọng tải cho phép trên 100% sẽ bị phạt tiền từ 7 đến 8 triệu đồng (hiện tại cao nhất là 7 triệu).

Mức phạt chủ xe chở hàng quá tải tăng 4 lần. Ảnh minh họa
Mức phạt chủ xe chở hàng quá tải tăng 4 lần. Ảnh minh họa.

Đồng thời, phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm. Người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 3 tháng.

Đặc biệt, chủ xe đã để cho người làm công, người đại diện chở hàng quá tải trên 100% tải trọng sẽ bị phạt tiền từ 32-36 triệu đồng (nếu là tổ chức) hoặc 16-18 triệu đồng (đối với cá nhân). Trước đây, không có quy định về xử phạt chủ xe này.



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.