Nỗi buồn cho những cử nhân

Rơi và cảnh thất ngiệp sau khi tốt nghiệp đại học, không ít cử nhân đành chọn những công việc mà khi ngồi trên giảng đường họ chẳng bao giờ nghĩ tới. Tình trạng cử nhân đi làm công nhân, lao động chân tay đang ngày càng trở nên phổ biến...

Tốt nghiệp khoa Địa lý Đại học Sư phạm Đà Nẵng loại khá, Nguyễn Thị Bình (ngụ tại Nghệ An) háo hức trở về tỉnh nhà với khát vọng tìm được công việc bấy lâu nay mình mơ ước. Tuy nhiên, cả tỉnh Nghệ An có 2 chỉ tiêu cho môn Địa lý và các "suất" chỉ dành cho giáo viên thuyên chuyển công tác, ưu tiên con thương binh và tốt nghiệp loại giỏi.

Không nản trước ước mơ được đứng trên bục giảng. Bình nộp hồ sơ vào tận Quảng Ngãi, Lâm Đồng và Đăk Lăk. Sau hơn 3 tháng thấp thỏm chờ đợi, nhiều hồ sơ xin việc được gửi đi nhưng chờ mãi không thấy "hồi âm". Không chịu nổi cảnh thất nghiệp, Bình đành ngậm ngùi "Nam tiến" làm công nhân.

Sau khi nộp hồ sơ vào và thử việc, Bình được nhận vào Công ty điện tử Nessei Electric Việt Nam. Tuy nhiên chỉ vì có tấm bằng đại học nên Công ty không nhận vào làm công nhân chính thức, chỉ làm thời vụ, không được hưởng bất cứ trợ cấp và bảo hiểm của Công ty. 4 năm ngồi ghế đại học với những kiến tthức sư phạm đành gác sang một bên, Bình trở thành công nhân điện tử "bất đắc dĩ".

Cùng phòng với Bình có chị Nguyễn Thị Dung (tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật công nghiệp I, khoa Dệt may thời trang công nghệ giày da hơn 1 năm) không xin được việc cũng phải "đầu quân" đi làm công nhân. Dung vẫn nuôi hy vọng được làm đúng nghề nên có nộp hồ sơ xin việc nhưng giấc mơ trên vẫn còn đang xa vời.

Cử nhân đi làm công nhân không còn là chuyện lạ, chị Tú tốt nghiệp Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM ngành Lịch sử Đảng loại khá cũng rơi vào cảnh thất nghiệp. Sau 4 năm xa nhà, Tú muốn trở về quê để xin việc nhưng cả gia đình không ai đồng ý bởi tất cả đều biết rằng sẽ không xin được việc cho Tú. Ý nguyện không thành Tú đành ở lại thành phố, nhưng nhiều tháng rong ruổi khắp thành phố để xin việc làm không được. Cực chẳng đã, Tú đành xin vào làm công nhân may túi xách thời trang John Sài Gòn.

Khi ngồi trên giảng đường, ai cũng biết xin được việc làm là rất khó, nhưng các cử nhân trên không bao giờ nghĩ khi học xong sẽ làm công nhân. Bình buồn bã: "Tốt nghiệp đại học ra trường chờ mãi không xin được việc, tôi cảm thấy chới với trước cuộc sống, tủi hổ quá nên đành chọn làm công nhân để giải tỏa tâm lý và cũng là để kiếm sống". Họ đều cảm thấy hụt hẫng, xót xa bởi những kiến thức đã được học sẽ mai một theo năm tháng nếu không sử dụng. Tú tâm sự: "Buồn lắm chứ nhưng đành phải biết chấp nhận, tôi đã chạy khắp cả thành phố nhưng chưa thấy cơ quan nào cần chuyên ngành mình đã học".

Tương phản với những cử nhân không xin được việc, đành chấp nhận lao động chân tay là những công nhân đang cố vượt lên để thoát "mác"... công nhân. Tìm gặp Phương(công nhân giày da) thật khó bởi thời gian của Phương hầu như kín cả tuần. Ngoài giờ làm tại công ty, những buổi học thêm đã chiếm hết thời gian ít ỏi của Phương.

Tham gia lớp tin học vào các buổi 2, 4, 6, các buổi còn lại Phương học thêm tiếng Hoa. Phương khoe: "Sau gần 3 năm theo học thì đến nay đã có bằng B tiếng Hoa, sẽ cố gắng hết năm nay có thêm bằng tin học để xin làm phiên dịch tiếng Hoa, làm công nhân cực khổ lắm, muốn có một công việc gì tốt hơn. Mình mới 22 tuổi, vừa đi làm, vừa đi học mệt lắm, nhưng vì tương lai phải cố gắng". Những lời nói tràn đầy nhiệt huyết của Phương,mọi mệt nhọc dường như tan biến cho tương lai sắp tới mà cô hy vọng.

Anh Dũng (công nhân Công ty giày da Duy Hưng) năm nay 29 tuổi với "thâm niên" hơn 9 năm làm công nhân giãi bày: "Làm công nhân lao động chân tay khổ cực mà đồng lương quá ít ỏi, tôi muốn học thêm để "thoát nghèo". Không thể an phận, sau những giờ làm việc an tìm những lớp học thêm vào buổi tối. Hiện tại anh đã học xong chứng chỉ A tiếng Anh và đang theo học hệ trung cấp ngành kế toán của Đại học Bình Dương. Chỉ bắt đầu đi học được vài tháng nhưng anh Dũng đang hy vọng ra trường sẽ xin được một việc làm tốt hơn.

Không chỉ có Phương, Dũng, còn có rất nhiều công nhân nuôi mơ ước đổi nghề. Đến các trung tâm tin học, ngoại ngữ gần khu công nghiệp, các lớp học vào buổi tối có rất nhiều công nhân tham gia. Sau một ngày làm việc mệt mỏi nhưng khi đến đây họ vẫn cười nói rất vui vẻ, gương mặt người nào cũng toát lên sự tin tưởng vào ngày mai. Tất cả họ đều đang vừa làm công nhân, vừa học thêm để nâng cao thêm kiến thức với hy vọng sẽ tìm được công việc tốt hơn để xây dựng tương lai.

Theo Thúy Tình

Báo Công lý



Thông tin bất ngờ vụ nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn”
Nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn” đang làm việc với cơ quan chức năng thì lấy lý do sức khoẻ nên xin dừng buổi làm việc, cơ quan chức năng sau đó nhiều lần mời nhưng người này không lên làm việc.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.