"Nuôi" tốn 60 triệu/năm, ai dám đi ôtô?

Ôtô muốn lăn bánh, sắp tới đây, chủ xe sẽ phải tốn tới 60 triệu đồngnăm cho các loại phí. Chưa kể số tiền phải nộp khi mua xe, liệu người dân có dám đi ôtô?

 Ôtô muốn lăn bánh,sắp tới đây, chủ xe sẽ phải tốn tới 60 triệu đồng/năm cho các loại phí. Chưa kểsố tiền phải nộp khi mua xe, liệu người dân có dám đi ôtô?

Thủ tướng Chính phủ vừa banhành Nghị định Quỹ bảo trì đường bộ, có hiệu lực từ ngày 1/6/2012, đồng thờiThủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải(GTVT) khẩn trương trình phương án về phí lưu hành phương tiện giao thông cánhân để tạo nguồn cho quỹ. Dự kiến, người sở hữu xe ôtô có thể sẽ phải đóngđến hơn 60 triệu đồng/năm.

Trăm thứ phí đổ dồn

Theo Nghị định Quỹ bảo trìđường bộ, nguồn thu chính của quỹ là phí sử dụng đường bộ. Đây là số tiềnđược thu hàng năm tính trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Phísử dụng đường bộ thu được sẽ phân chia cho quỹ trung ương 65%, cho các quỹđịa phương 35%. Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải dự thảo mức thu là180.000-1,4 triệu đồng/tháng đối với ôtô và 80.000-150.000 đồng/năm đối vớixe máy.

Đối với việc thu Quỹ bảo trìđường bộ, ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, BộGTVT, cho biết, với ôtô sẽ thu qua các lần đăng kiểm phương tiện. Còn đốivới mô tô, xe máy thì thu trực tiếp và do chính quyền các địa phương thu.

Ngoài việc đóng Quỹ bảo trìđường bộ đã được Chính phủ thông qua, Bộ GTVT còn đang đề xuất thu hai loạiphí cho các phương tiện tham gia giao thông: phí lưu hành phương tiện và phíôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.

Để hạn chế xe cá nhân, giảmùn tắc giao thông, Bộ sẽ tiến hành thu phí lưu hành đối với xe 9 chỗ ngồitrở xuống với mức phí 20-50 triệu đồng/năm. Đồng thời, thu phí 500.000-1triệu đồng/năm đối với xe máy ở năm thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội,TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng). Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đề xuất thuphí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm là 30.000 đồng/lượt đối vớixe ôtô chở người đến 7 chỗ ngồi và 50.000 đồng/lượt đối với các loại ôtô cònlại như xe tải, xe chở người lớn hơn 7 chỗ ngồi...

Như vậy, tới đây, nếu như phílưu hành và phí đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm được thông qua thìmỗi chủ xe ôtô sẽ phải đóng khoảng 60-70 triệu đồng/năm, còn xe máy ở cácthành phố trực thuộc trung ương cũng sẽ phải đóng khoảng 1-1,2 triệuđồng/năm.

"Nuôi" tốn 60 triệu/năm, ai dám đi ôtô?
Sẽ chỉ có đại gia, nhà giàu là dám đi ôtô? (ảnh minh họa - Dân trí)

Thứ trưởng Bộ Tài chínhVũ Thị Mai cho biết hiện một số nước có áp dụng thu phí giao thông vàotrung tâm thành phố, nhưng ở những nước này không áp dụng phí sử dụngđường bộ. Như vậy khi áp dụng phí sử dụng đường bộ rồi mà lại áp dụngphí vào trung tâm thành phố thì cần cân nhắc thêm, thiết kế như thế nàođó cho không bị trùng.

Ông Khuất Việt Hùng, Việntrưởng Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT, trường Đại học Giao thông Vận tải,cho rằng, việc người đóng phí để chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước là việccần làm.

Cần có lộ trình

Theo Thứ trưởng Bộ GTVTNguyễn Hồng Trường, việc thu phí lưu hành phương tiện cá nhân là để thu trựctiếp vào đối tượng có tiền, có điều kiện mua xe, không ảnh hưởng đến đờisống của đại đa số người dân hiện nay.

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịchHiệp hội Vận tải Ôtô Hà Nội, lý giải: Việc thu phí lưu hành xe ôtô là đúngbởi những người đi ôtô đa phần là có mức thu nhập khá và giàu. Tuy nhiên,nếu thu đến 20-50 triệu đồng/xe/năm là quá cao, cần phải giảm xuống và có lộtrình thực hiện theo hướng tăng dần. Chẳng hạn, khi năm đầu thực hiện thìchỉ nên thu 5 hoặc 10 triệu đồng/xe/năm, các năm tiếp theo sẽ tăng dần dầnlên 10-15 triệu đồng. Như thế, người điều khiển giao thông sẽ bớt sốc và dễdàng chấp thuận.

Lo lắng hơn, ông Nguyễn MạnhHùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam, cho rằng, nếu tất cả các đềxuất trên được ban hành thì tới đây một chiếc xe sẽ phải "cõng" hàng chụcthứ phí.

"Hiện nay ở Hà Nội mức phítrước bạ đối với ôtô chở người đã là 20%, lệ phí cấp biển ôtô 20 triệu đồng.Như vậy, chỉ tính riêng hai khoản này thì một chiếc xe có giá 400 triệu đồngcũng đã tốn 100 triệu đồng tiền phí. Thêm vào đó, muốn lăn bánh mỗi năm cònphải đóng 20 triệu đồng tiền phí lưu hành, khoảng 2-16 triệu đồng cho quỹbảo trì đường bộ rồi hàng loạt những khoản tiền khác như phí xăng dầu 1.000đồng/lít, phí bình ổn giá xăng dầu 500 đồng/lít, thuế môi trường 1.000đồng/lít, phí kiểm định, phí bảo hiểm... Phí nhiều như thế e rằng ôtô, xemáy khó mà "cõng" nổi" - ông Hùng tính toán.

"Phải nhìn nhận rằng xe máykhông phải là đối tượng gây tắc đường. Bởi nghiên cứu của chúng tôi cho thấyôtô chỉ chiếm 10% trong tổng số phương tiện giao thông nhưng chiếm 55% diệntích đường và 65% diện tích đỗ, còn xe máy thì ít hơn. Vì thế tôi cho rằngnên thu phí xe máy nhưng mức phí thấp thôi, chủ yếu để người dân thấy rằngcó sử dụng đường, có điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì phảiđóng phí", ông Hùng nói.

Theo VEF



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.