Rộng cửa đón trí thức Việt kiều

Đồng tình với việc mở cửa thu hút người VN ở nước ngoài về nước làm việc nhưng đại biểu (ĐB) Trần Du Lịch (TPHCM) đề nghị quy định cụ thể: “Chỉ công dân VN mới có quyền trở thành viên chức, còn chuyện định cư ở VN hay nước thì tùy từng lĩnh vực sẽ có những điều kiện khác nhau”.

Thảo luận về dựthảo Luật Viên chức, nhiều đại biểu đồng tình: Người VN mang hai quốc tịchvà định cư ở nước ngoài vẫn được tham gia đội ngũ viên chức.

Ngày26-10, Quốc hội (QH) thảo luận về một số nội dung còn khác nhau của dự thảoLuật Viên chức và Luật Kinh doanh bảo hiểm. Nhiều ý kiến phát biểu về dựthảo Luật Viên chức tập trung vào việc có nên hay không nên để người VN địnhcư ở nước ngoài tham gia vào bộ máy viên chức và gia hạn về tuổi về hưu choviên chức có trình độ cao.

Mở cửa đón nhân tài

Hầu hết ý kiến phát biểu đều đồngtình dự luật đề xuất để công dân VN định cư ở nước ngoài được tham giadự tuyển làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Rộng cửa đón trí thức Việt kiều
Những người như giáo sư  Ngô Bảo Châu có thể  trở thành viên chức Nhà nước

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại củaQH, ông Ngô Đức Mạnh, nhìn nhận việc mời GS Ngô Bảo Châu về nước làmviện trưởng Viện Toán cao cấp đã thể hiện chính sách mở để những ngườiđịnh cư ở nước ngoài mang hai quốc tịch tham gia bộ máy viên chức. Tuynhiên, cần mời thêm nhiều trí thức người Việt khác ở nước ngoài thì cầncó cơ chế, chính sách tạo điều kiện và thu hút cụ thể và mạnh mẽ hơn.

 Đồngtình với việc mở cửa thu hút người VN ở nước ngoài về nước làm việcnhưng đại biểu (ĐB) Trần Du Lịch (TPHCM) đề nghị quy định cụ thể: “Chỉcông dân VN mới có quyền trở thành viên chức, còn chuyện định cư ở VNhay nước thì tùy từng lĩnh vực sẽ có những điều kiện khác nhau”.

Theo nhiều ĐB, việc nới lỏng điềukiện viên chức không chỉ giúp đất nước thu hút nhân tài mà còn tránhđược tình trạng “chảy máu chất xám” trong các đơn vị sự nghiệp công đangrất cần nâng cao khả năng phục vụ người dân. Để khai thác năng lực, kinhnghiệp của đội ngũ trí thức, ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) đề nghịluật nên quy định kéo dài tuổi nghỉ hưu cho viên chức có trình độ.

 Bảohiểm: Dồn phần thiệt cho khách hàng

Chiều cùng ngày, QH thảo luận dựán Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Việccho ra đời luật kinh doanh bảo hiểm mới nằm trong các cam kết khi gianhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mở cửa thị trường bảo hiểm. Đa sốý kiên phát biểu đều đều tán thành việc phải sửa đổi luật để đưa lĩnhvực này theo kịp xu hướng phát triển. Tuy nhiên, các ĐB cũng cho rằngnhiều quy định của luật vẫn còn chung chung. 

Một vấn đề được các ĐB quan tâm vàcó ý kiến khác nhau là việc trích quỹ bảo vệ quyền lợi người được bảohiểm. Một số ĐB cho rằng  quỹ được hình thành ngaytrên chính doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm. Do vậy cómột quỹ riêng sẽ tạo gánh nặng cho người tham gia bảo hiểm.

ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) lại ủng hộviệc ra đời quỹ như một cách phòng ngừa rủi ro cho người tham gia bảohiểm bởi hiện nay trong quan hệ doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm vàngười tham gia bảo hiểm phần thiệt thòi vẫn thuộc về khách hàng. Đa sốcác đại biểu cũng tán thành việc cho phép hợp tác xã đủ điều kiện thànhlập công ty bảo hiểm.

Hôm nay (27-10), QH thảo luận 2 dựán Luật Phòng chống mua bán người, Luật Khoáng sản.

Nhầm lẫn giữa sở hữu và quản trị

Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho hay tập đoàn, tổng công ty tham gia lĩnh vực này khá nhiều tuy nhiên sau một thời gian thực hiện và qua quá trình giám sát, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị hạn chế các “quả đấm thép” đầu tư sai lĩnh vực kinh doanh chính.
 
Chính phủ đã quy định khống chế đầu tư không quá 30% vốn ra ngoài ngành. Với bảo hiểm, chứng khoán, tài chính thì không quá 20% vốn pháp định.
 
Trong trường hợp, các tập đoàn, tổng công ty muốn đầu tư ngoài ngành thì phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
 
Trao đổi với báo giới vào ngày 26-10, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH, ông Vũ Viết Ngoạn, cho rằng từ vụ việc Vinashin, Chính phủ đã thấy rõ, việc giám sát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động các tập đoàn, tổng công ty còn hạn chế yếu kém.
 
Việc một số doanh nghiệp Nhà nước có hiệu quả không cao là do sự nhầm lẫn giữa sở hữu và quản trị.
 
Đồng vốn có từ đâu không quan trọng bằng việc quản trị nó. Từ quản trị yếu kém dẫn đến hiệu quả thấp. Lấy ví dụ Singapore có những doanh nghiệp rất lớn do nhà nước chi phối, hầu hết HĐQT là người của bộ máy nhà nước nhưng họ hoạt động rất hiệu quả.
 
Tôi cho rằng hiện VN chưa quan tâm đến yếu tố quản trị và cơ chế quản trị doanh nghiệp Nhà nước hiện còn lúng túng.

T. Dũng – P.Ngọc


Theo
 Mạnh Duy
Người lao động


Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.