- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Rút kinh nghiệm từ Hà Nội để đổi giờ ở TP HCM
Ngày 82, Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) TP HCM đơn vị được giao xây dựng kế hoạch thí điểm đổi giờ học, giờ làm đã tổ chức họp lấy ý kiến các sở ban ngành.
Nhìn nhậnthực tế việc đổi giờ học, giờ làm ở Hà Nội đã gây xáo trộn sinh hoạt của ngườidân, TP HCM cho biết sẽ thận trọng và thí điểm dần vấn đề này trên địa bàn thànhphố.
Ngày 8/2, Sở Laođộng Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) TP HCM - đơn vị được giao xây dựng kế hoạchthí điểm đổi giờ học, giờ làm đã tổ chức họp lấy ý kiến các sở ban ngành.
Theo dự thảo đượcSở LĐTB&XH đưa ra, thành phố chia làm 3 nhóm điều chỉnh giờ gồm nhóm học sinhcác trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; nhóm các trường THPT, đại học,cao đẳng và nhóm cán bộ công nhân viên, người lao động.
Về phương án lệchgiờ học, các cấp được điều chỉnh giờ vào học và giờ ra về muộn hơn 15 phút sovới hiện tại. Cụ thể, bậc tiểu học buổi sáng từ 7h đến 11h (không điều chỉnh),buổi chiều bắt đầu từ 13h15 và ra về lúc 16h45. Học sinh các trường THCS, buổisáng từ 7h15 đến 11h30, buổi chiều từ 13h15 đến 17h15. Học sinh cấp ba, buổisáng vào học lúc 7h và ra về lúc 11h30, buổi chiều từ 13h và về lúc 17h30. Vớihọc sinh các trường mầm non Sở LĐTB&XH đề nghị vẫn giữ nguyên giờ học tập hiệntại (từ 7h30 đến 16h).
Về phương án lệchgiờ làm việc, Sở LĐTB&XH đề nghị vẫn giữ nguyên giờ làm việc hiện đối với cơquan hành chính nhà nước, sáng từ 7h30 đến 11h30, buổi chiều từ 13h đến 17h. Đốivới các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các cơ sở giáo dục), doanh nghiệp nhànước và các đoàn thể sẽ làm việc từ 7h30 hoặc 8h. Chiều kết thúc từ 16h, 16h30,hoặc 17h.
Nhiều phụ huynh đi xe hơi và xe máy đưa con đến trường làm ùn tắc cục bộ trước một cổng trường mầm non trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: Tá Lâm. |
Việc điềuchỉnh giờ làm việc buổi sáng không thay đổi nhiều so với hiện nay, theoSở là để phù hợp với đại bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đưa conđến trường. Giờ kết thúc ngày làm việc sớm hơn nhằm giảm số lượng ngườira về tập trung trên đường quá đông vào lúc 17h và cũng phù hợp với việcđón con khi tan trường. Các đơn vị hết giờ làm việc sớm phải rút ngắngiờ nghỉ trưa để phù hợp với hoạt động sự nghiệp, dịch vụ của một xã hộihiện đại. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo tổng số giờ làm việc theo quyđịnh.
Theo ông NguyễnVăn Xê, Phó giám đốc Sở LĐTB&XH TP HCM, do đặc thù của TP HCM không có nhiều cơquan trung ương như ở Hà Nội, mà chủ yếu là các cơ quan sở, ngành của thành phố,quận, huyện... nên việc đổi giờ làm và giờ học ở TP HCM không thể giống Hà Nội.Đồng thời thành phố cũng sẽ thay đổi thận trọng, thí điểm từ từ từng bước đểkhông gây xáo trộn cho người dân.
"Việc Hà Nội điềuchỉnh giờ học, giờ làm đã tạo ra nhiều luồng ý kiến trong thời gian qua vì ảnhhưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân cũng là cơ hội để TP HCM có thểhọc tập kinh nghiệm", ông Xê nói.
Đại diện Sở Giáodục và Đào tạo, ông Nguyễn Văn Gia Thụy cho biết, Sở đã thực hiện lệch giờ từnăm học 2006-2007, tương tự như phương án trên. Hơn 5 năm thực hiện, ùn tắc giaothông trước cổng trường vào giờ cao rất ít xảy ra nên Sở kiến nghị UBND thànhphố được giữ nguyên thời gian học tập của học sinh trên địa bàn.
Ngoài ra, Sở GD&ĐTcũng đề nghị được hỗ trợ di dời các cổng trường gần đường vì không có chỗ đậu xecho phụ huynh đến đón con và nhân rộng mô hình xe buýt nhỏ 12 chỗ đưa đón họcsinh. "Nếu chúng ta có đủ xe buýt thì sẽ giảm được rất nhiều phương tiện cá nhâncủa các em cũng như phụ huynh đến đón", ông Thụy cho biết.
Trong khi đó, ôngHồ Xuân Lâm, đại diện Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP HCM (Hepza)đưa ra ý kiến, nên lùi thời gian ra về của học sinh THPT đến 18h để giảm ùn tắcvào giờ cao điểm vì các em đã lớn, có thể tự lo cho mình. Đối với khối mầm non,tiểu học thì nên lùi lại phù hợp với thời gian tan tầm của phụ huynh.
"Việc bố trí thờigian ra về của nhóm học sinh nhỏ chênh nhiều so với thời điểm kết thúc ngày làmviệc sẽ gây khó khăn cho các phụ huynh trong việc đưa đón con", ông Lâm nói.Ngoài ra, đại diện Hepza cũng cho rằng không cầnđiều chỉnh giờ làm của công nhân vì họ đã làm theo ca. Các doanhnghiệp thường xuyên phải tăng ca vì thiếu lao động nên mỗi ngày ít nhất cũnglệch 1-2 tiếng, không sợ ùn tắc vào giờ tan tầm.
Tuy nhiên, ngaylập tức Sở GD&ĐT đã phản bác lại. Bởi theo Sở, học đến 17h30 là các học sinh đãrất mệt mỏi và mất tập trung, nếu kéo dài thời gian thêm nữa thì việc học tập sẽkhông hiệu quả.
Đồng tình với SởGD&ĐT, đại diện Sở GTVT cho biết sẽ bổ sung thêm xe buýt nhỏ để đưa đón họcsinh, giảm phương tiện cá nhân tham gia giao thông trên đường. Sở cũng kiến nghịphải đưa 2 "đối tượng" vào việc thay đổi giờ hoạt động là trung tâm ngoại ngữ vàcác siêu thị bởi ảnh hưởng lớn đến mật độ phương tiện lưu thông trên đường.
Cũng cho rằng việcgiải quyết ùn tắc không phải chỉ phụ thuộc vào ngành giáo dục, ông Xê nhận địnhđây còn là vấn đề của Sở Y tế vì các bệnh viện tập trung quá nhiều ở một số cụm.Khu vực quận 5 có rất nhiều bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình,Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Dược... không chỉ phục vụ người dân TP HCM mà người ởcác tỉnh đổ về. Giờ thăm nuôi của các bệnh viện trùng nhau đã góp phần làm kẹtxe. "Cần thiết phải có sự lệch giờ giữa các bệnh viện, nhất là giờ thăm nuôi",ông Xê nêu.
Kết thúc cuộc họp,đại diện Sở LĐTB&XH cho biết, sẽ tập hợp các ý kiến và báo cáo kế hoạch đổi giờhọc, giờ làm trên địa bàn để UBND TP HCM thông qua. Nếu được đồng ý sẽ tiếp tụcthí điểm thực hiện đến tháng 6, sau đó trình HĐND xem xét và áp dụng rộng rãitrên địa bàn.
Theo Vnexpress
-
Thời sự2 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự2 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự2 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự4 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự4 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự4 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự5 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự5 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự5 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự5 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự6 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự6 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự6 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự16/11/2024Triều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.