Tăng viện phí, đừng quên người nghèo

Tại Khoa Thận nhân tạo BV Bạch Mai, bà Trần Thị Kh., 52 tuổi, quê ở Hà Nam, một trong những bệnh nhân đã điều trị gần 10 năm tại đây, than thở: “Tôi bị suy thận mãn, mỗi tháng phải lên Hà Nội 12 lần để chạy thận. Ngoài mức đồng chi trả là 5%, còn rất nhiều khoản khác như ăn uống, nhà trọ, phí sinh hoạt, nay giá viện phí điều chỉnh tăng thêm, những người làm nông như tôi sẽ ra sao?”.

Dù Bộ Y tế chorằng tăng viện phí sẽ tỉ lệ thuận với tăng chất lượng khám chữa bệnh nhưngcác vấn đề liên quan như chất lượng khám chữa bệnh, các dịch vụ y tế, hỗ trợcho nhóm bệnh nhân nghèo bị bệnh mãn tính... chưa rõ ràng khiến dư luận xãhội chưa thể an tâm.

>>

Tăng viện phí, đừng quên người nghèo
Tăng viện phí vẫn không giảm đi tình trạng quá tải, người bệnh phải nằm ghép 2-3 người/giường. Ảnh chụp tại Bệnh viện Nhi Trung ương - Hà Nội

Thông tin dự kiến tăng viện phí đã khiến khôngít bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện (BV) lo lắng, bởi với họ, thêmchi phí là thêm gánh nặng, nhất là với người nghèo, mắc bệnh nặng, điều trịdài ngày.

Đã lặng lẽ tăng

Bệnh nhân Nguyễn Vân Tr.,48 tuổi, điều trị ung thư vòm họng tại BV K,  chiasẻ: “Người làm công ăn lương như tôi chẳng may bệnh tật vào BV cũng đãrất chật vật; huống gì những người lao động nghèo, mỗi đợt hóa xạ trịmất từ vài chục đến cả trăm triệu đồng, không biết họ xoay xở thế nào?”.

Không ngạc nhiên trướcthông tin điều chỉnh viện phí lần này, bà Phan Thị Hằng ở Bạch Mai, quậnHai Bà Trưng, TP Hà Nội, nói: “Việc điều chỉnh viện phí lần này cũng làhợp thức hóa việc các BV tăng viện phí lâu nay thôi. Mấy năm qua, khitôi khám bệnh ở các BV công, họ cũng đã “xé rào” thu 30.000 - 40.000đồng/lần khám rồi, chẳng còn chỗ nào thu tiền khám 3.000 - 5.000 đồngnữa. Ngay cả giá dịch vụ ngày giường từ 100.000- 350.000đồng/ngày/giường bấy lâu nay nhiều BV đã thu rồi!”.

Tại Khoa Thận nhân tạo BVBạch Mai, bà Trần Thị Kh., 52 tuổi, quê ở Hà Nam, một trong những bệnhnhân đã điều trị gần 10 năm tại đây, than thở: “Tôi bị suy thận mãn, mỗitháng phải lên Hà Nội 12 lần để chạy thận. Ngoài mức đồng chi trả là 5%,còn rất nhiều khoản khác như ăn uống, nhà trọ, phí sinh hoạt, nay giáviện phí điều chỉnh tăng thêm, những người làm nông như tôi sẽ ra sao?”.

Cần cơ chế minhbạch về tài chính

#

Theo TS Trần Ngọc Sơn,Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhi Trung ương, giá thu tiền khám cũngnhư tiền ngày giường theo quy định cũ chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ chiphí thực mà BV phải chi trả. TS Nguyễn Cao Luận, Trưởng Khoa Thận nhântạo (BV Bạch Mai), cho rằng việc điều chỉnh viện phí lần này là phù hợpnhưng  để công bằng hơn với bệnh nhân nghèo bị cácbệnh mãn tính, cần có chính sách hỗ trợ đối tượng này. Các BV nên thànhlập quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo, nguồn quỹ này sẽ được trích ra từ chínhnguồn thu từ viện phí để hỗ trợ.

Không thể người bệnh vìvượt quá khả năng chi trả mà trốn viện bỏ về không điều trị, trong lúcBV lại không biết lấy tiền ở đâu để bù cho đối tượng này. “Theo tôi, chỉnên áp dụng thu một phần viện phí đối với chi phí thuốc men, còn phầnchi phí vật liệu tiêu hao cho chạy thận thì nên miễn giảm phần đồng chitrả cho người bệnh”- ông Luận đề xuất.

Ông Nguyễn Minh Thảo, PhóTổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội VN, cho rằng việc điều chỉnh khung giáviện phí hiện nay là cần thiết vì bảng giá ban hành 15 năm trước đã quálạc hậu so với thực tế. Tuy nhiên, cần có một cơ chế minh bạch về tàichính. Với những dịch vụ đã thu đủ sẽ không được ngân sách Nhà nước tiếptục hỗ trợ. Đồng thời, Bộ Y tế cũng phải giải trình rõ về cơ cấu giáthành sẽ được điều chỉnh với cơ quan nắm giữ tài chính. 

Mỗi khi có thông tin vềtăng viện phí, điều mà nhiều người băn khoăn là tăng viện phí liệu cótăng được chất lượng phục vụ. Tuy nhiên, một số lãnh đạo BV cho rằngviệc điều chỉnh viện phí lần này sẽ từng bước góp phần nâng cao chấtlượng khám chữa bệnh chứ chưa thể giải quyết ngay được tình trạng quátải ở các BV, nhất là các BV tuyến cuối.

Tất cả đổ vào viện phí

Việc điều chỉnh viện phí đã được nhiều lần đề xuất. Ở lần đề xuất gần đây nhất, Bộ Y tế cho rằng từ nay đến năm 2010, viện phí phải được tính và thu đủ các yếu tố trực tiếp phục vụ người bệnh như chi phí về thuốc, máu, vật tư mà người bệnh sử dụng trực tiếp trong những ngày điều trị.
 
Những chi phí về hóa chất, vật tư tiêu hao, điện nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, thiết bị... cũng đều được tính vào viện phí. Viện phí cũng được tính và thu theo các chi phí về lương, tiền công, phụ cấp và các khoản đóng góp theo chế độ. Tuy nhiên, đề án này chưa nhận được sự đồng thuận của người dân.

 

Tăng viện phí, đừng quên người nghèo

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng:

Lập quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Hiện còn nhiều người dân chưa hiểu hết ý nghĩa của việc đóng BHYT. Có người thắc mắc “tôi đóng BHYT mấy chục năm nay mà chẳng được viên thuốc nào”. Đấy là điều may mắn, nhưng nhiều người không hiểu, cứ nghĩ rằng đóng bao nhiêu phải nhận lại đủ từng ấy. Đối với người đã đóng BHYT nhưng vẫn không có tiền đồng chi trả thì phải có những quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo mắc bệnh mãn tính, có chi phí điều trị lớn.  Bởi thực tế là BV có thể miễn phí tiền điều trị, tiền phẫu thuật nhưng không thể miễn được tiền sử dụng các kỹ thuật cao, có những kỹ thuật tốn kém từ vài chục đến cả trăm triệu đồng. Do đó, giải pháp cần thiết là phải tạo nguồn quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo.

 

TS Lý Ngọc Kính, nguyên cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế:

Phải làm hài lòng người bệnh

Tăng viện phí, đừng quên người nghèo

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tức là đầu tư toàn diện về chất lượng kỹ thuật (máy móc, thiết bị) và chất lượng chức năng (cơ sở hạ tầng,  dịch vụ, thủ tục hành chính). Hiện các BV công ở ta mới đi vào chất lượng kỹ thuật song chưa quan tâm chất lượng về chức năng.  Chạy theo các kỹ thuật tiên tiến là quan trọng nhưng chưa đủ. Các BV cần đầu tư thỏa đáng cho chất lượng chức năng. Có thể bây giờ chỉ là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nhưng sau đó còn phải đáp ứng được sự hài lòng của người bệnh. Dù là người bệnh có hoàn cảnh khá giả hay người bệnh nghèo khó, đều vẫn phải đáp ứng yêu cầu chữa được bệnh và người bệnh hài lòng với kết quả đó ở mức chi trả vừa phải.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh sẽ mất thời gian dài và chưa thể song hành với  việc điều chỉnh viện phí, nhất là khi tình trạng quá tải  BV vẫn còn phổ biến và thái độ của nhân viên y tế đối với người bệnh chưa được cải thiện nhiều.

 

PGS-TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt Đức, Hà Nội:

Người có điều kiện nên thu đúng, thu đủ

Tăng viện phí, đừng quên người nghèo

Khám cho bệnh nhân với giá 3.000- 5.000 đồng/lần khám chỉ đáp ứng 5%-10% giá trị thực thu, nhưng BV vẫn phải đầu tư phương tiện, thiết bị và tăng giờ làm việc để điều trị cho người bệnh. Không phải đợi đến lúc điều chỉnh viện phí, BV mới nâng cao chất lượng khám chữa bệnh mà từ 5 năm trước chúng tôi đã kê thêm giường bệnh nhằm không để người bệnh nằm ghép; tăng cường phòng điều trị có chất lượng tốt để người bệnh có điều kiện chọn lựa. Trong khi mỗi năm ngân sách Nhà nước cấp cho 20 tỉ đồng thì mức chi của BV là 500 tỉ đồng. Để bù đắp cho sự chênh lệch này là không đơn giản, nhất là khi giá thu viện phí lại quá thấp. Hiện nay những người nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách... đã được Nhà nước hỗ trợ, cấp thẻ BHYT, song những người có điều kiện phải chi trả viện phí theo cách tính đúng, tính đủ. Nhưng làm thế nào để viện phí đi cùng chất lượng khám chữa bệnh thì phải đổi mới tư duy, nâng cao thái độ phục vụ.

 

Theo Ngọc Dung
Người lao động



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.