- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thê lương nghĩa trang hoạn quan duy nhất ở Việt Nam
Vốn mặc cảm với cuộc sống bị người đời xa lánh,khinh rẻ, các thái giám ngày xưa đã chọn không gian trong ngôi chùa Từ Hiếu(Huế) để làm nơi lo hậu sự, để sang thế giới bên kia không trở thành những linhhồn lang thang, phiêu bạt.
Vốn mặccảm với cuộc sống bị người đời xa lánh, khinh rẻ, các thái giám ngày xưa đãchọn không gian trong ngôi chùa Từ Hiếu (Huế) để làm nơi lo hậu sự, để sangthế giới bên kia không trở thành những linh hồn lang thang, phiêu bạt.
Trải qua những biến thiên,dâu bể của thời cuộc, những ngôi mộ cô đơn nằm nép mình trong bốn bức tườngđá phủ rêu phong dần bị người đời lãng quên. Mỗi ngôi mộ thái giám ở nghĩatrang là một cuộc đời bi thương nhiều nước mắt, không có người chăm lo hươnghỏa, tưởng nhớ.
Mặc dù họ khôngchết “cùng ngày, cùng tháng, cùng năm” nhưng các thái giám triều Nguyễn lạicó chung ngày giỗ vào ngày rằm tháng 11 hàng năm. Nhưng hàng trăm năm qua,trên những ngôi mộ đó không còn một nén nhang của người thân thích.
Hầu hết các ngôi mộ trong nghĩa trang thái giám đều bị rêu phong phủ kín, bị người đời lãng quên |
Cuộcđời những hoạn quan
Theo sử cũtruyền lại thì thái giám là một bộ phận người hầu “đặc biệt” làm việc tronghoàng cung, dưới các triều đại phong kiến Phương Đông. Hơn 2 ngàn năm tồntại, chế độ quân chủ nước Nam cũng đã hình thành nên hệ thống thái giám đôngđảo.
Theo nhà nghiêncứu Huế, ông Phan Thuận An, thái giám được chia làm hai loại là: giám sinhvà giám lặt. Cũng như những triều đại phong kiến khác, triều Nguyễn cũngtuyển chọn thái giám để giám sát đội ngũ phi tần, cung nữ, hoàng hậu, côngchúa chốn hậu cung.“Trong chốn tamcung lục viện triều đình có đến hàng chục thái giám phục vụ. Ở giai đoạnđầu, mỗi đời vua thường xuyên có khoảng chừng 200 người, cả giám sinh lẫn vàgiám lặt phục vụ.
Họ được tuyểnchọn từ những đứa trẻ 12-13 tuổi, dạng ái nam, ái nữ ở các làng quê. Nếulàng nào tiến cử được nhiều thái giám thì sẽ nhận được ân huệ giảm thuế,giảm phu phen, tạp dịch” ông An cho biết.
Năm 1824, vuaMinh Mạng ban chỉ các hạt (tương đương với tỉnh ngày nay) tuyển chọn “giámsinh” vào cung (là những người bẩm sinh ngay từ khi mới chào đời đã không cósinh thực khí dù của đàn ông hay đàn bà).
Cũng bởi vậy nênở các làng quê thường truyền nhau câu cửa miệng “Ăn mà đẻ ông Bộ (người cókhuyết tật về bộ phận sinh dục) cho làng nhờ”. Về thái giám lặt, họ là nhữngngười bình thường nhưng vì cuộc sống khốn khó nên chấp nhận bị thiến để đượcvào cung hầu hạ hoàng gia.
Cổng vào khu nghĩa trang cô quạnh, lạnh lẽo. |
Trong sử cũcủa triều Nguyễn còn ghi: “Các hoạn quan trước khi nhập cung phải trảiqua những thủ thuật hết sức đau đớn gọi là “tịnh thân”. Bộ phận đảm nhậnviệc tuyển chọn thái giám sẽ dùng vật sắc như dao, kiếm cắt tận gốc củaquý của nam nhân.
Hoặc chỉ cắt mộtphần, để lại một phần nhưng không thể quan hệ với nữ nhân…”. Theo miêu tảthì các cách thức hoạn này đều rất dã man và gây đau đớn kéo dài. Nhiều tháigiám không chịu nỗi cơn đau đã đập đầu vào tường thành tự vẫn.
Sau chiếu chỉtuyển chọn thái giám, vua Minh Mạng lại ban một chiếu chỉ với những quy địnhdành riêng cho các thái giám phục vụ trong cung:
“Cho họ ngườinào việc ấy để sai khiến hầu hạ nhưng mãi mãi không cho dự vào giai và phẩmhàm quan chức. Vì chức vụ của họ là để nội đình sai khiến và truyền lệnh màthôi.
Tất cả triềuchính và việc ngoài đều không được tham dự, kẻ nào vi phạm phải trừng trịnặng, không khoan tha. Trẫm đã dặn dò, hết sức mưu tính sâu xa cho đờisau...”.
Đây được xem là“đạo luật Thái giám” nhằm tránh tình trạng tiếm quyền, lộng hành chốn cungcấm.
Cũng vì ngườiđời không ưa gì loại hoạn quan chuyên “cúi đầu, gập lưng” nên sử sách vẫncòn ghi lại nỗi oan của dũng tướng Lê Văn Duyệt, một người vốn xuất thân là“giám sinh” trong triều đình nhà Nguyễn.
Ông là một nhàquân sự tài ba, nhà chính trị xuất chúng đã có công giữ vững bờ cõi miềnNam, phát huy uy lực nước Việt với các quốc gia láng giềng. Ông đã tạo racác mối quan hệ làm ăn, buôn bán với người phương Tây ở Gia Định (Sài Gònngày nay).
Sau khi ông mất,chỉ vì sự đố kỵ, ghen ghét, ông bị các quần thần trong triều vu khống kết án7 tội trảm, 2 tội xử giảo, 1 tội phát quân, cho san bằng và xiềng mộ. Trênmộ ông còn ghi “Nơi hoạn quan chuyên quyền Lê Văn Duyệt chịu phép nước”.
Hơn 100 năm sau,đến thời vua Thiệu Trị ông mới được rửa nỗi oan khuất, cho tháo xiềng và đắplại mộ chí. Đời sau vẫn ghi nhớ công ơn thái giám Lê Văn Duyệt với đất nước,nhân dân.
Trong những côngviệc hầu hạ chốn cung cấm, các thái giám phải đảm trách nhiệm vụ lo việc ânái cho vua. Đây là công mệt nhất và cũng để lại trong lòng mỗi thái giám nỗiđau buồn lớn nhất. Sử cũ còn ghi:
“Vào mỗi đêm,thái giám làm nhiệm vụ sẽ thắp lồng đèn đỏ ở chỗ cung nữ được vua chọn để ânái. Đến giờ lành, thái giám mang một tấm chăn ấm vào phòng và quấn cô cungnữ đang run rẩy, mắt nhắm nghiền, người không một mảnh vải che thân, vác quanhững dãy trường lang và đến phòng vua.
Họ nhẹ nhàngtrải tấm chăn có cô cung nữ đang độ xuân thì ấy đặt lên giường và lui rađứng hầu ngoài cửa…”. Theo bố trí trong hậu cung, thái giám sau khi lo việchầu hạ cho các cung tần, mỹ nữ được cho lui về nghỉ ngơi ở khu vực phía Bắccủa hoàng thành, được gọi là Cung Giám viện.
Những dãy phònglúp xúp nằm liền kề nhau là nơi ở của đủ các loại thái giám: già có, trẻ có,giám lặt, giám sinh… Vốn mặc cảm với cuộc sống bị người đời khinh ghét nêncác thái giám rất ít khi trò chuyện, vui cười.
Họ lẳng lặng làmcông việc hàng ngày rồi nép mình sau tấm màn của hậu cung. Nhưng khi màn đêmbuông xuống, những cuộc đời bị ruồng bỏ càng thấm thía nỗi đau của “kẻ lạcloài”.
Người đời xưavốn rất coi trọng nghĩa vụ truyền giống, xem đó là trách nhiệm của kẻ làmcon trong gia đình. Nên mới có câu: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (Có bađiều bất hiếu, lớn nhất là không có con nối dõi tông đường – PV).
Đối với tổ tiên,cha mẹ, họ tự coi mình là tội nhân bất hiếu. Còn đối với bản thân, họ khôngthoát khỏi cái cảnh trăm năm cô đơn, và đến khi nhắm mắt, sẽ trở thành loàima lang thang, không nơi nương tựa. Vào những đêm trăng thanh vắng, các Tháigiám trải chiếu ngồi trò chuyện với nhau.
Câu chuyện củahọ trở nên rầu rĩ, thê lương: “Là chim thì phải biết bay, qua chiều mới tớitối. Là ngựa là phải có bờm, cơn gió thì ắt có trái mùa”. Đó là quy luậtsinh – lão – bệnh – tử trong cuộc sống.
Các Thái giámtriều Nguyễn cũng không thoát khỏi quy luật đó, nhưng sau khi chết họ khôngcó người chăm lo, thờ tự. Họ ôm nhau khóc và nước mắt cứ thế tuôn rơi trêntấm chiếu “dát vàng, trải bạc” của hoàng cung.
Những bímật về nghĩa trang thái giám
Để tránh báthương trở nên lạnh lẽo khi “về trời”, nhiều người đã chọn con nuôi để dạy dỗvà lo hậu sự về sau. “Dưới triều vua Thiệu Trị, các thái giám chiếm số lượngđông nhất trong các đời vua nhà Nguyễn. Do được ân vua nên các thái giám cócuộc sống khá sung túc, họ nhận con cháu trong dòng tộc làm con nuôi, thườngxuyên cấp dưỡng để an ủi lúc về già.
Các thái giám dưới triều Nguyễn |
Tuy nhiên,do luật lệ hà khắc chốn cung cấm nên các thái giám nhận con nuôi khôngđược đưa vào cung mà phải ở ngoài cung”, theo nhà nghiên cứu Phan ThuậnAn cho biết. Ý thức được nỗi đau của cuộc sống, thái giám Châu PhướcNăng (đời vua Thiệu Trị) đã đứng ra quyên tiền trùng tu chùa Từ Hiếu vàchọn ngôi chùa này làm nơi yên nghỉ về sau.
Sử sách triềuNguyễn còn ghi: “Năng là thái giám chuyên hầu hạ cho vua Thiệu Trị. Y đượcvua yêu mến bởi tính cách cần cù, chăm chỉ và rất hợp với tính vua. Ông vốnlà một giám sinh, sinh ra trong gia đình địa chủ ở Bố Chánh (Quảng Bình ngàynay) nhưng do mặc cảm về thân phận nên xin vào cung làm thái giam.
Ông từng đượcgia đinh cho ăn học đàng hoàng nên kiến thức khá uyên sâu…”. Khi thấy tháigiám Năng đứng ra xin tiền xây chùa, trong cung đã nảy sinh nhiều “lời ra,tiếng vào”. Có người nói, Năng ỉ lại vào việc được vua yêu mến mà đứng raxin tiền, lấy làm của riêng.
Nhưng cũng cónhiều cung phi thái giám cảm thương đồng tình quyên góp phụ ông xây nghĩatrang. Họ cùng nhau quyên góp tiền bạc, ruộng đất để tôn tạo, mở rộng chùaTừ Hiếu. Ngoài cúng tiền bạc, ruộng đất vào chùa, họ còn soạn văn, khắc biachùa và cúng tiền câu đối.
Bên cạnh đó cácThái giám triều Nguyễn còn thu hút nhiều khoản công đức khác cúng dâng chùatừ triều đình như Vua, Hoàng thái hậu... Từ đây chùa Từ Hiếu là nơi lo nhangđèn cho họ khi chết, khi sống họ có thể đi lánh mình, ra vào có bầu bạn tâmsự, ốm đau có thể chăm sóc lẫn nhau, chết và táng được đưa tiễn cùng nhau.
Cái tên “chùathái giám” hay “chùa hoạn quan” cũng ra đời từ đây. Theo chân nhà nghiên cứuHuế, Phan Thuận An, chúng tôi đến “tận mục sở thị” nghĩa trang thái giám duynhất còn sót lại ở Việt Nam.
Nằm cách TP. Huếhơn 5km, chùa Từ Hiếu (thôn Dương Xuân Thượng II, xã Thủy Xuân, Huế), códiện tích khoảng gần 1.000m2 là ngôi chùa cổ có cảnh đẹp vào dạng bậc nhấtđất cố đô. Phía trước chùa có dòng suối nhỏ chảy róc rách, núi Ngự Bình trấnphía Đông Nam, phía Tây Bắc có dòng sông Hương uốn quanh.
Chùa được dựngnăm 1841 do nhà sư Nhất Định làm trụ trì. Nằm cách ngôi chính điện của chùaTừ Hiếu khoảng 50m về phía bên trái là khu nghĩa trang gồm 22 ngôi mộ, trongđó có 2 mộ gió (chưa có người chôn).
Theo Phunutoday
-
Thời sự2 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự2 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự2 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự4 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự4 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự4 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự5 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự5 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự5 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự5 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự6 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự6 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự6 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự16/11/2024Triều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.