Thời tiết thất thường, trẻ em nhập viện tăng

Có mặt tại bệnh viện, chúng tôi chứng kiến không khí ngột ngạt, căng thẳng vì quá đông các cháu cùng bố mẹ, người thân xếp hàng đợi khám bệnh. Chúng tôi phải đợi khá lâu để tranh thủ gặp bác sỹ vào giờ nghỉ trưa, nhưng vẫn có nhiều gia đình bệnh nhân ngồi đợi ở phía ngoài

Trong tuần qua, do thời tiếtnắng mưa thất thường, số trẻ tới khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã tăng tớicon số đỉnh điểm. Số trẻ đến khám luôn ở mức trên dưới 2.000 trẻ/ngày (so vớingày thường là khoảng 1.700 trẻ/ngày), có ngày cao điểm lên tới gần 2.400 trẻ.

Có mặt tại bệnh viện, chúngtôi chứng kiến không khí ngột ngạt, căng thẳng vì quá đông các cháu cùng bốmẹ, người thân xếp hàng đợi khám bệnh. Chúng tôi phải đợi khá lâu để tranhthủ gặp bác sỹ vào giờ nghỉ trưa, nhưng vẫn có nhiều gia đình bệnh nhân ngồiđợi ở phía ngoài. Trả lời phỏng vấn xong, dù vẫn chưa kịp ăn trưa, bác sỹtiếp tục gọi bệnh nhi vào khám, tránh tình trạng bệnh nhân ùn lại vào giờchiều.

Bằng kinh nghiệm lâu năm củamình, một tuần nay, mỗi ngày bác sỹ Cấn Phú Nhuận, Trưởng khoa Khám bệnh,Bệnh viện Nhi Trung ương luôn nghe ngóng thời tiết để hình dung ra khốilượng công việc bộn bề phải làm vào ngày mai. Do bệnh nhi quá đông, các bácsỹ hiện không còn khái niệm trực đêm nữa, mà thành "làm đêm", vì mỗi tối vẫncó hơn 200 trẻ tới khám bệnh. Ê kíp trực chỉ phục vụ các ca cấp cứu nhưtrước không thể đáp ứng được, nên bắt buộc phải có đầy đủ bộ máy khám bệnh,siêu âm, xét nghiệm… vận hành như ban ngày.

Thời tiết thất thường, trẻ em nhập viện tăng
Rất đông người đưa con đến khám bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Hiện nhiều gia đình có kinh tếkhấm khá hơn, các bậc cha mẹ có thêm nhiều điều kiện chăm sóc trẻ tốt hơn, thuêđược người giúp việc trông trẻ… nhưng điều này lại gây ra những hệ lụy khôngnhỏ.

Theo ghi nhận từ thực tế các cakhám bệnh, bác sỹ Cấn Phú Nhuận cho hay, hiện ý thức đưa con đi khám bệnh sớm đãđược cải thiện hơn nhiều so với trước đây. Tuy vậy, nhiều phụ huynh bận đi làmcả ngày, không để ý theo dõi con, hoặc giao hẳn con cho người giúp việc, khi trẻbị bệnh, bác sỹ hỏi thì chỉ trả lời được vài triệu chứng nổi bật như con ho,sốt, tiêu chảy, quấy khóc…

Đối với ngành Nhi, việc phụ huynhtheo dõi sát sao biểu hiện hằng ngày của trẻ là cực kỳ quan trọng, vì trẻ nhỏphụ thuộc hoàn toàn vào người lớn. Khi khám bác sỹ hỏi được càng nhiều thông tinthì càng tốt cho việc chẩn đoán bệnh chính xác. Có những câu hỏi tưởng chừng "vuvơ" như "mấy tháng nay cháu đi du lịch ở đâu không", "thỉnh thoảng trẻ có biểuhiện gì lạ", "gia đình có tiểu sử bệnh tật/sinh hoạt gì đặc biệt"… có khi lạigiúp tìm ra căn bệnh thực sự của cháu bé.

Có cặp cha mẹ bận việc thì lạinhờ ông bà, cô dì, chú bác… hoặc giao cho người giúp việc đưa bé đi khám bệnh,khi bác sỹ hỏi thì họ chỉ biết cười "tôi chỉ đưa cháu đi khám hộ, không biết gìđâu" hoặc "chỉ thấy mẹ cháu bảo cháu bị ho, sốt"... Có trường hợp chính cha mẹđưa đi khám nhưng phó mặc mọi việc cho bác sỹ, bệnh nhi thì chỉ u ơ hoặc khóc,bác sỹ không thể "khai thác" được thông tin gì, thậm chí còn thúc giục bác sỹkhám, kê đơn nhanh để về đi làm...

Với diễn biến thời tiết thấtthường hiện nay, các bác sỹ cảnh báo dịch bệnh ở trẻ nhỏ sẽ gia tăng và diễnbiến phức tạp. Trong đó, các bệnh hô hấp chiếm hàng đầu do yếu tố thời tiết cộngvới môi trường ô nhiễm, cần lưu ý tránh để trẻ thay đổi thân nhiệt đột ngột khichơi đùa, đi học… Tiếp theo là bệnh tiêu hóa, cần chú ý đảm bảo ăn uống hợp vệsinh cho trẻ, vì tình trạng thiếu nước, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm lây lan ởnhiều nơi, thức ăn đường phố, hàng rong quanh trường học không đảm bảo vệ sinh…sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát dịch.

Bệnh ngoài da cũng sẽ gia tăng dothời tiết nóng, ẩm, nhất là chuẩn bị bước vào đỉnh dịch bệnh tay chân miệng. Đặcbiệt, nắng nóng, hoa quả chín nhiều sẽ làm gia tăng virus viêm não trên các vậtchủ máu nóng như trâu, bò, lợn…, dẫn đến truyền bệnh sang người, cần tránh đểtrẻ chơi gần chuồng trại chăn nuôi, ngủ màn, tránh muỗi đốt và đưa trẻ đi tiêmvaccine.

TheoThanh Loan
 
Thời tiết thất thường, trẻ em nhập viện tăng
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.