Thu phí bảo trì đường: Khoảng lặng trước bão

Nhiều ý kiến phản biện xung quanh Nghị định về Quỹ bảo trì đường bộ dự kiến áp dụng từ 016 sắp tới cho rằng sẽ nảy sinh tình trạng phí chồng phí dẫn đến chi phí vận tải, giá hàng hoá trên thị trường tăng mạnh, sức mua của thị trường ô tô nội, ngoại đều… lao dốc.

 Nhiều ý kiến phản biệnxung quanh Nghị định về Quỹ bảo trì đường bộ dự kiến áp dụng từ 01/6 sắp tớicho rằng sẽ nảy sinh tình trạng phí chồng phí dẫn đến chi phí vận tải, giáhàng hoá trên thị trường tăng mạnh, sức mua của thị trường ô tô nội, ngoạiđều… lao dốc.


Bất hợp lý ?

Theo Nghị định về quỹ bảo trìđường bộ, các phương tiện cơ giới sẽ bị thu phí bảo trì đường bộ. Nguồn thuQuỹ bảo trì đường bộ sẽ được lấy từ hai nguồn chính là thu qua đầu phươngtiện và ngân sách nhà nước cấp bổ sung.

Ông Lương Hoàng Trung, Phóchủ tịch Hiệp hội hàng hoá TP.HCM nói: “Vấn đề đóng góp với xã hội, với nhànước thì rõ ràng. Nhưng hàng loạt cách tận thu bằng nhiều loại phí như vừaqua rõ ràng tôi thấy không hợp lý.”

“Thời đại văn minh mà thu phínhư vậy thì thấy kém cỏi, thiếu công bằng quá”, ông Trung bức xúc.

“Bây giờ cái chuyện vừa là kếtoán vừa là thủ quỹ trong quản lý kinh tế người ta đã không cho rồi. Chẳnghạn trước đây, chỉ thu thuế thông qua Bộ Tài chính, rồi từ đó cấp cho BộGTVT. Bây giờ sao nhất định phải "vào" Bộ này. Riêng cách thu qua đầu phươngtiện tôi thấy có vẻ kéo lùi nhận thức..”, ông Trung nói.

Thu phí bảo trì đường: Khoảng lặng trước bão
Hiệp hội vận tải TP.HCM từng có văn bản kiến nghị phí cao tốc Trung Lương cao và chưa hợp lý.

Theo ý kiến ông Trung,riêng quá trình hình thành một bộ máy để thu phí qua đầu phương tiệnthôi là cả một vấn đề. Chưa kể kiểm soát như thế nào, ai thu rồi, aichưa thu. Chẳng hạn thu qua xăng dầu là một cách, không phát sinh chiphí quản lý, đáng lẽ Bộ GTVT nên đề xuất thì lại không làm.

Ngay sau khi thông tin Chínhphủ thông qua Nghị định về quỹ bảo trì đường bộ, nhiều doanh nghiệp vận tảicũng chất chồng thêm lo lắng.

Anh Hoàng Nam, giám đốc vậntải du lịch chia sẻ: “Ngoài phí xăng dầu và phí cho quỹ bình ổn tính vào giáxăng, tất cả các loại phí khác được thu theo kiểu ôtô có đi ít hay đi nhiềuđều đóng giống nhau. Đây rõ ràng là sự thiếu hợp lý vì trên thực tế xe giađình đã khác xe doanh nghiệp, mà có là doanh nghiệp đi chăng nữa thì cũngvẫn phải vay ngân hàng để đầu tư thêm ô tô kinh doanh”.

“Đối với xe ô tô hiện nay, 3loại thuế cùng với 7 loại phí như vậy chỉ làm sức mua của thị trường ô tôgiảm mạnh vì giá thành xe quá cao, vấn đề này mâu thuẫn với chủ trương tăngtrưởng kinh tế vốn là tiêu chí hàng đầu trong mọi thời kỳ”, anh Nam nói.

Thị trường ô tô laodốc

Nếu như trước đây, thị trườngô tô luôn được xem là mảnh đất dồi dào thanh khoản ngay cả khi ngân hàngliên tục tăng lãi suất, thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán thủngđáy... Thế nhưng, thời thế bây giờ đã khác.

Theo số liệu của Hiệp hội cácnhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong tháng 1/2012 sản lượng bán hàng củacác thành viên Hiệp hội chỉ đạt 4.274 xe, giảm 60% so với tháng 1/2011.

Trong đó, xe đa dụng, xe convà xe thương mại giảm lần lượt là 67 %, 56%, và 59%. Ôô con giảm ít nhất,nhưng cũng đã ở mức 56%, tức là chỉ bán ra được 1.782 xe các loại.

Dù rất nhiều dòng xe “tiềmnăng” nhưng do giá đã tăng mạnh nên tháng 1 vừa qua hãng Ford- đơn vị giữghế chủ tịch của Hiệp hội này chỉ còn tiêu thụ được tổng cộng 176 xe cácloại.

Tiếp đến trong tháng 2 nămnay, sản lượng bán hàng của các thành viên VAMA đạt 6.116 xe, giảm 25% sovới tháng 2/2011 trong đó xe đa dụng, xe con và xe thương mại giảm lần lượtlà 38 %, 28% và 20%.

Thê thảm hơn VAMA, trong 2tháng trở lại đây, hàng loạt showroom của các doanh nghiệp nhập xe dưới hìnhthức giấy phép thương mại cũng đã phải đóng cửa hàng loạt vì tác động củathông tư 20 do Bộ Công Thương ban hành.

Theo thông tư này, các doanhnghiệp nhập khẩu ôtô mới nguyên chiếc về thị trường Việt Nam phải có giấy uỷquyền là nhà nhập khẩu, phân phối của chính hãng sản xuất hoặc hợp đồng đạilý chính hãng. Giấy ủy quyền phải do cơ quan ngoại giao của Việt Nam tạinước ngoài chứng nhận.

Một số doanh nghiệp đã chorằng, thông tư này đã đặt nhiều doanh nghiệp vào thế “phá sản hoặc chuyểnsang kinh doanh xe cũ do thủ tục rất nhiêu khê, khó khăn đến mức… không thểthực hiện nổi”.

Khi vấn đề này vẫn chưa đượctháo gỡ, số doanh nghiệp còn cầm cự được lại tiếp tục đau đầu với sức ép màcác loại phí mới nhắm vào ô tô.

“Cửa hàng chúng tôi vắng thêthảm vì khách hàng cân nhắc trước hàng loạt thông tin về các loại phí mà ôtô phải chịu trong thời gian gần đây. Đến lúc phí bảo trì đường bộ cùng vớiphí ô tô vào nội thành được thông qua nữa, tôi nghĩ chắc chuyển sang buônbán xe cũ hoặc đóng cửa cho lành” - ông Thành, chủ công ty thương mại cóshowroom ô tô trên đường Âu Cơ, quận Tân Bình chia sẻ.

Theo Vietnamnet



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.