Thuốc lại tăng giá!

Tương tự, tại TPHCM, thông tin từ một số nhà thuốc trên đường Hai Bà Trưng (quận 1), khu chợ bán sỉ thuốc ở quận 10 cũng cho biết nhiều hãng dược trong và ngoài nước đã điều chỉnh giá một số mặt hàng từ đầu tháng 7 với mức tăng trung bình từ 10%12%, tập trung là các loại kháng sinh, thuốc hạ sốt và vitamin các loại.

Đồng thời vớidự kiến tăng viện phí, ngoài thị trường, giá thuốc đã tăng lên, chất thêmkhó khăn cho người bệnh

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay,thị trường dược phẩm tương đối ổn định. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóngviên, gần đây, giá thuốc vẫn tăng đều đặn.

 

Có loại tănggiá 50%

Tại Hà Nội,từ đầu tháng 7 đến nay, giá tân dược các loại như kháng sinh, vitamin,thực phẩm chức năng của nhiều hãng dược trong nước, liên doanh, nhậpkhẩu đã tăng. Trong khi trước đó, từ đầu tháng 6,  đã có nhiều doanhnghiệp ở Hà Nội đi gom dược phẩm với số lượng lớn để chuẩn bị cho mộtđợt tăng giá mới. Trước tình hình này, nhiều cửa hàng ở đây phải “ém”hàng vì sợ bán hết sẽ phải nhập với giá đắt hơn.

Thuốc lại tăng giá!
Giá thuốc tăng làm tăng thêm chi phí chữa bệnh cho bệnh nhân. (Ảnh chụp tại một nhà thuốc bệnh viện ở Hà Nội). Ảnh: NGỌC DUNG

 ChịHiền, nhân viên một quầy thuốc ở Hà Nội, cho biết khoảng 2 tuần qua, cónhiều loại thuốc nội tăng giá, cá biệt là sản phẩm Nga Phụ Khang do Côngty Dược phẩm Á - Âu phân phối. “Trước đây, cửa hàng bán lẻ Nga PhụKhang  với giá 115.000 đồng/hộp, nay phải nhập với giá 165.000 đồng/hộp”- chị Hiền cho biết.

Tương tự, tạiTPHCM, thông tin từ một số nhà thuốc trên đường Hai Bà Trưng (quận 1),khu chợ bán sỉ thuốc ở quận 10 cũng cho biết nhiều hãng dược trong vàngoài nước đã điều chỉnh giá một số mặt hàng từ đầu tháng 7 với mức tăngtrung bình từ 10%-12%, tập trung là các loại kháng sinh, thuốc hạ sốt vàvitamin các loại.

Cụ thể, Amoxicilin 500 mg từ 52.000 đồng lên 55.000đồng/hộp; Pharcoter từ 118.000 đồng lên 120.000 đồng/lọ; vitamin  B1tiêm có giá từ 44.000 đồng tăng lên 47.000 đồng/hộp; B12 từ 52.000 đồngtăng lên 57.000 đồng/hộp; Cevit từ 115.000 đồng lên 118.000 đồng/hộp...Trước tình hình này, nhiều cửa hàng phân phối  thuốc sỉ đề nghị nhà cungcấp tạm hoãn tăng giá một số loại thuốc hoặc có chính sách khuyến mãithích hợp để các nhà bán lẻ an tâm về lợi nhuận nhưng chưa thấy hồi âm.

Theo khảo sáttừ ngày 20-6 đến 20-7 của Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh dược VN, đã cónhiều mặt hàng dược tăng giá. Cụ thể, nhiều mặt hàng thuốc nội tăng giátừ 2% - 20% như vitamin B, 3B, thuốc trị viêm đường hô hấp Pharcoter,Cevit, nhiệt miệng PV, thuốc nhỏ mắt Osla, Neomydexa... Thuốc ngoại nhậpcũng tăng với tỉ lệ trung bình 4,9%, như kháng sinh Amoxicilin, Eganin,Loperamide, Anben... Trong 70 doanh nghiệp dược được khảo sát có 17 cơsở tăng giá một số mặt hàng. Tại Hà Nội, có 27 lượt mặt hàng tăng giá,mức tăng trung bình là 4,8%. Tại TPHCM, khảo sát 1.000 mặt hàng tân dượccho thấy một số mặt hàng tăng giá khoảng 5%...

Khó bình ổn

Theo nhiềuchủ nhà thuốc, các hãng dược tăng giá gần đây là do đang vào mùa dịchbệnh.

Ngoài ra, mộttrong những nguyên nhân khiến giá thuốc tăng là do VN đang phụ thuộc quánhiều vào nguồn thuốc ngoại với giá đắt hơn rất nhiều lần so với sảnphẩm thuốc nội có cùng tác dụng. Theo Bộ Y tế, hiện cả nước có 178 doanhnghiệp sản xuất thuốc, cung cấp khoảng 50% lượng thuốc tiêu thụ trong cảnước. Thế nhưng, chỉ có 5 doanh nghiệp sản xuất hóa dược cung cấp chocác doanh nghiệp sản xuất thuốc. Đến nay, VN mới chủ động được 9% nguồnnguyên liệu hóa dược cung cấp cho sản xuất thuốc, hơn 90% còn lại phảinhập khẩu. 

Theo Cục Quảnlý dược, hiện cơ quan này đang triển khai các giải pháp đồng bộ để ổnđịnh thị trường dược phẩm như thí điểm quản lý giá thuốc theo thặng sốđối với thuốc do ngân sách Nhà nước, quỹ BHYT chi trả; sửa đổi lại quyđịnh về tổ chức và hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo hướng giảm tỉlệ thặng số bán lẻ tối đa cho phép... Nói là nói vậy, nhưng thực tế chưathấy động thái cụ thể nào từ cơ quan đầu ngành này, trong khi giá thuốcvẫn đang tiếp tục tăng lên, người bệnh chịu thiệt.

Theo cácchuyên gia, với thực tế quản lý lệ thuộc nguồn nguyên liệu dược như hiệnnay thì còn lâu giá thuốc tại VN mới có thể bình ổn. Theo ông Đỗ HữuHào, Thứ trưởng Bộ Công Thương, vitamin C là loại thuốc được dùng phổbiến nhưng hiện nay, cả nước chưa có nhà máy nào sản xuất sản phẩm này.Vì thế, mỗi năm, VN phải nhập khẩu khoảng 700 tấn vitamin C. “Một khichúng ta còn phụ thuộc quá lớn vào nguồn thuốc ngoại, vào nguồn nguyênliệu hóa dược nhập khẩu thì còn lâu mới bình ổn thị trường dược phẩmtrong nước được” - bà Vũ Thị Thuận, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phầnTraphaco, thẳng thắn.

Thuốc kém chất lượng chiếm 3% thị trường

heo Cục Quản lý dược VN, thuốc không đạt chất lượng hiện chiếm khoảng 3% và thuốc giả khoảng 0,1% trong tổng số thuốc đang lưu hành trên thị trường. Trong số 105 loại thuốc kém chất lượng bị thu hồi năm 2009, đã phát hiện 34 mẫu tân dược là kháng sinh, 14 loại mẫu là thuốc tiêu hóa với các chỉ tiêu không đạt chất lượng, hàm lượng, độ ẩm, độ hòa tan và độ rã. Cơ quan chức năng cũng phát hiện 30 mẫu đông dược, thuốc từ dược liệu với các vi phạm về chất lượng ở các chỉ tiêu độ ẩm và độ nhiễm khuẩn.
 
Cũng theo Cục Quản lý dược, thuốc nhập khẩu vi phạm chất lượng phần lớn có nguồn gốc từ Ấn Độ (chiếm 37/105 loại thuốc bị thu hồi).
 

 TheoNgọc Dung-Nguyễn Thạnh
Người lao động




Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.