Vàng và máu: Được mất dưới núi vàng

Sau một tuần trở ra từ các bãi vàng, chúng tôi đặt câu hỏi cho lãnh đạo UBND huyện Phước Sơn: Cấp phép khai thác vàng như hiện nay, được hay mất? Ông Hoàng Hoa Chánh Văn phòng UBND huyện Phước Sơn, trả lời: Được cái ổn định.

Núi lở sông tan, dân sinh đảolộn, chẳng lẽ núi vàng Phước Sơn - nơi được đánh giá là địa phương có trữ lượngvàng lớn nhất Việt Nam chỉ mang lại khổ đau, thiệt thòi? Không! Nhiều người vớbẫm, chỉ có dân bản địa và quan trọng nhất, hạ du sông Vu Gia, Thu Bồn đang gồngmình lãnh hậu quả.

Sau một tuần trở ra từ các bãivàng, chúng tôi đặt câu hỏi cho lãnh đạo UBND huyện Phước Sơn: Cấp phép khaithác vàng như hiện nay, được hay mất? Ông Hoàng Hoa - Chánh Văn phòng UBND huyệnPhước Sơn, trả lời: Được cái ổn định.

Vàng và máu:  Được mất dưới núi vàng
Sông suối tan hoang .

Theo ông Hoa, từ những năm trước,khi chưa được cấp giấy phép khai thác vàng, dân tứ xứ đổ về làm tự do gây nêntình trạng hỗn loạn, từ đó tình hình an ninh trật tự, tệ nạn xã hội như ma túy,mại dâm không thể kiểm soát được. Nay đã cấp giấy phép, doanh nghiệp nào cũng loquản lý địa bàn nên đỡ hơn.

“Tuy nhiên, không thể nói rằngcó được mà không mất. Cái mất có thể ta không nhìn thấy hết, không đo đếm được,đó là ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, đến cuộc sống người dân. Nhưng tôivẫn khẳng định, được nhiều hơn mất” - ông Hoàng Hoa nói.

Ông Chánh văn phòng huyện đã đúngở bề nổi, trên những con số nhìn và thấy được trên báo cáo là, không còn tìnhtrạng đào đãi trái phép, không còn nạn ma túy, mại dâm chém giết tranh giànhlãnh địa trên bãi vàng, và quan trọng nhất, cấp phép cho DN, nhà nước được tiềnthuế.

Năm 2009, các DN khai khoáng, chủyếu là vàng, nộp ngân sách nhà nước gần 2,9 tỷ đồng, trong đó nộp ngân sách địaphương 920 triệu đồng. Chấm hết! Đúng là tình hình bãi vàng giờ đây không còn vôtổ chức như thế kỷ trước, nhưng như chúng tôi đã nói, luật riêng ở những bãivàng Phước Sơn là tất cả dưới tay cai bãi.

Thượng tá Đào Quang - Trưởng CAhuyện Phước Sơn thừa nhận tình hình an ninh trật từ thời gian gần đây ở PhướcSơn đi vào ổn định, kể cả trong lẫn ngoài bãi vàng. Tuy nhiên, theo Thượng táQuang, nỗi lo lớn nhất bây giờ là nạn dùng cyanua trong đào đãi vàng tràn lan.

Vàng và máu:  Được mất dưới núi vàng
Bản làng nguy cơ sạt lở. Ảnh: Nam Cường

Được biết có 15 DN được cấp phépkhai thác vàng ở Phước Sơn, trong đó phân nửa DN được phép sử dụng cyanua nồngđộ cho phép. Tuy nhiên, mới đây, CA huyện phát hiện 2 DN ở làng Hồi (xã PhướcHiệp) sử dụng cyanua gấp 6 lần cho phép, sau đó đổ thẳng ra sông.

Thượng tá Quang cũng cho hay, từđầu năm đến nay CA mai phục bắt hàng chục vụ buôn bán trái phép cyanua với khốilượng lên đến hàng tấn. Ai cũng biết, chất kịch độc này có tác dụng rất lớntrong việc phân loại giữa vàng và quặng, nhưng nếu đổ thẳng ra sông, môi trườngnước, môi sinh và tài nguyên sẽ bị tàn phá nghiêm trọng.

Trên thực tế, sau những gì chúngtôi tận thấy ở các dòng sông, từ Vu Gia đến Thu Bồn hoặc tất cả các nhánh sôngkhác, có thể kết luận, nhiều con sông ở thượng nguồn Quảng Nam đang biến thànhsông chết.

Cấp phép vô tư, khai thác vôtận

Một cán bộ UBND huyện Phước Sơncho hay, hiện người dân đang rất bức xúc trước việc Cty vàng Phước Sơn đã hếtgiấy phép, thăm dò khai thác tại mỏ vàng Đăk Sa (xã Phước Đức) nhưng vẫn chưagia hạn, và con số 4.200 ha đất rừng cấp cho đơn vị này là quá lớn.

Tuy nhiên, ông Hoàng Hoa cho hay,địa phương khó làm gì được, chỉ biết kiến nghị bởi đây là giấy phép do Bộ TNMTcấp. Tuy nhiên, DN này lại kham không nổi, để tình trạng khai thác trái phépdiễn ra tràn lan, rồi sau đó làm đơn xin trả lại 30%.

Trước quyền lợi của địa phương bịảnh hưởng, ông Phạm Thế Quyền - Chủ tịch huyện Phước Sơn đã ký công văn gửi UBNDtỉnh Quảng Nam đề nghị thu hồi 4 ngàn ha. Câu chuyện chưa dừng lại, giấy phépthăm dò của Cty Phước Sơn chỉ có hạn đến 9-1-2010. Nhưng đến nay, trung bình mỗingày xe Cty vẫn chở 250 tấn quặng xuống nấu vàng ở Bồng Miêu (Phú Ninh - TamKỳ).

Vàng và máu:  Được mất dưới núi vàng
Cyanua bắt được ở CA huyện Phước Sơn.

Câu chuyện khai thác vàng và cấpphép khai thác tiếp tục nóng bỏng tại phiên họp lần thứ 24 HĐND tỉnh Quảng Namkhoá 12. Nhiều cử tri đề nghị xem xét thu hồi một phần diện tích đã được cấpphép khai thác cho Cty TNHH vàng Phước Sơn do diện tích đã cấp cho Cty này khiếnnhân dân không còn đất sản xuất.

Trước đây Cty này được Bộ chophép thăm dò vàng gốc khu vực xã Phước Đức và Phước Xuân với diện tích 42km2(4.200ha). Thời gian thăm dò đến hết ngày 9-1-2010 tại giấy phép số 67/GP -BTNMT ngày 10-1-2008. Khi giấy phép thăm dò sắp hết hạn, Cty lập thủ tục xin giahạn. Tuy nhiên, hồ sơ không có cơ sở để gia hạn theo quy định của Luật khoángsản.

Do đó ngày 29-4-2010, Cục địachất và Khoáng sản Việt Nam có công văn số 698/ĐCKS-KS thông báo nội dung việcthăm dò của Cty đã hết hạn, nếu Cty có nhu cầu thuê đất để thăm dò hoặc khaithác khoáng sản thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và Ctyphải bồi thường thiệt hại cho nhân dân theo đúng quy định pháp luật.

UBND tỉnh Quảng Nam kết luận: Cácquyền liên quan đến giấy phép thăm dò của Cty TNHH Phước Sơn đã chấm dứt và Ctyphải di chuyển toàn bộ tài sản của mình ra khỏi khu vực thăm dò, san lấp, hoànthổ trả lại hiện trạng ban đầu.

Cũng theo UBND tỉnh, kết quả phântích môi trường tháng 4-2010 cho thấy riêng đối với hàm lượng chì vượt 1,54 lần.Đối với chất lượng nước mặt tại 15 vị trí ảnh hưởng của việc khai thác vàng tạiĐăk Sa, nhiều vị trí có các thông số vượt so với quy chuẩn như: Sắt, Cadminum,chất rắn lơ lửng ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân địa phương.

Thực tế, hiện nay Cty vàng PhướcSơn vẫn ngày ngày khai phá, chở quặng ra khỏi địa phương. Đại biểu HĐND Trần VănMiên khẳng định khai thác vàng tràn lan hiện nay là do khâu quản lý. Có nhiều vịtrí tại Phước Kim (Phước Sơn) điểm khai thác chỉ cách xã chưa tới 500m nhưng vẫnngang nhiên khai thác vàng trái phép.

“Mỗi một năm có hơn 11 nghìntấn Cyannua được sử dụng khai thác vàng sẽ ảnh hưởng như thế nào? Cty vàng PhướcSơn hết thời gian khai thác thăm dò khi nào mới di dời ra ngoài” - Ông Miênbức xúc.

Ông Dương Chí Công - GĐ Sở TNMTtỉnh cho hay Quảng Nam là một trong những tỉnh có nhiều giấy phép khai tháckhoáng sản nhất cả nước, toàn tỉnh có hơn 100 đơn vị có giấy phép khai tháckhoáng sản, trong đó, đặc biệt là vàng. Tuy nhiên, ông Công cho rằng hiện rấtkhó quản lý nạn khai thác tràn lan, đặc biệt là những đơn vị không phép, dân tựphát chiếm bãi.

Quảng Nam nhiều rừng, lắm tàinguyên, đặc biệt Phước Sơn là núi vàng. Loạt phóng sự chúng tôi tạm khép lại ởđây khi những câu chuyện buồn, những hệ lụy mà vàng mang lại cho người dân, chomôi trường ở đây cũng như vùng hạ du vẫn còn tiếp diễn.

Theo Nam Cường - NguyễnThành
 Tiền phong




Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.