- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Xả lũ, thuỷ điện Đa Nhim bồi thường?
Ngày 811, Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng gửi đơn kiến nghị đề nghị Công ty thủy điện Đa Nhim Hàm Thuận Đa Mi hỗ trợ người dân bị thiệt hại hoa màu do hồ thủy điện Đa Nhim gây ra trong đợt xả lũ mới đây.
Ngày 8-11, HộiNông dân tỉnh Lâm Đồng gửi đơn kiến nghị đề nghị Công ty thủy điện Đa Nhim - HàmThuận - Đa Mi hỗ trợ người dân bị thiệt hại hoa màu do hồ thủy điện Đa Nhim gâyra trong đợt xả lũ mới đây.
Đơn đã gửi đến UBNDtỉnh và đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng.
Xung quanh yêu cầunày, các bên liên quan và luật sư đưa ra lý giải của mình. Xin giới thiệu cùngbạn đọc.
Ông Trần Duy Việt- chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng - cho biết:
- Việc xả lũ của hồĐa Nhim gây thiệt hại hoa màu của nông dân vùng hạ lưu thuộc hai huyện ĐơnDương, Đức Trọng vừa qua gây bức xúc cho người dân. Đồng ý rằng trong trường hợpbất khả kháng phải xả lũ để bảo vệ đập thủy điện, nhưng hồ Đa Nhim mới xả trên500m3/giây đã làm thiệt hại 640ha hoa màu và 188ha lúa gần đến kỳ thuhoạch, ước tính thiệt hại 23 tỉ đồng.
Nếu trường hợp xảvới lưu lượng cao hơn thì sẽ ra sao? Đó là chưa kể mùa khô, hồ thủy điện Đa Nhimtích nước phát điện khiến hạ lưu trở thành con sông chết, người dân không cónước sản xuất.
Nước ngập lút vườn chanh dây của bà con nông dân xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng sáng 2-11 - Ảnh: N.H |
Tình trạngtrên xảy ra từ nhiều năm nay sao bây giờ mới lên tiếng, thưa ông?
- Theo tôi đượcbiết, cách đây gần 20 năm công ty có bồi thường ít nhiều cho người dân bị thiệthại do thủy điện xả lũ gây ra. Nhưng từ đó đến nay năm nào nông dân cũng bịthiệt hại hoa màu mà không được công ty ngó ngàng đến. Hội Nông dân đại diệnquyền lợi cho nông dân thấy cần phải lên tiếng.
Bản thân hội cũngchưa đủ “lực” để đòi quyền lợi cho dân nên phải phối hợp với các ngành như nôngnghiệp, tư pháp, hội luật gia... trong tỉnh cùng ngồi lại tìm kiếm hướng xử lýmột thực tế bất hợp lý diễn ra lâu nay là thủy điện xả lũ thì cứ xả, người dânthiệt hại thì ráng chịu.
Cơ sở nào để hội đòi thủy điệnphải chia sẻ những rủi ro với người dân từ quá trình xả lũ?
- Đó là thực tế.Mỗi khi hồ thủy điện Đa Nhim xả lũ là dân bị thiệt hại, cụ thể như đợt xả lũ vừaqua. Trước mắt, hội mới chỉ đặt ra vấn đề kiến nghị tỉnh và các ngành chức năngđề nghị công ty xem xét hỗ trợ cho dân, ít ra cũng để khôi phục sản xuất.
Về lâu dài phải cócơ chế chia sẻ rủi ro với người dân mỗi khi bị thiệt hại do xả lũ thủy điện. Quađó phải tìm kiếm giải pháp nào đó để hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng thiệthại nêu trên. Hội Nông dân sẽ đeo bám vấn đề này tới cùng để tìm kiếm giải phápcó lợi nhất cho dân.
Về lâudài, theo ông, phải làm gì trước việc xả lũ của thủy điện hiện nay?
- Tôi được biết hồthủy điện Đa Nhim có dung tích phòng lũ thấp, chỉ 15 triệu m3 nước,không có hồ dự trữ cắt lũ, điều tiết lũ và không có cửa xả đáy. Điều này dẫn tớihệ lụy mùa khô hạ lưu không có nước tưới, còn mùa mưa phải xả lũ để bảo đảm antoàn cho đập dẫn tới gây thiệt hại cho dân.
Nhưng không vì thếmà cứ để tình trạng này lặp lại hằng năm, vì như thế làm sao người dân chịu nổi.Cần phải có biện pháp cụ thể hạn chế thiệt hại, chẳng hạn khơi dòng chảy, xây bờkè hay khuyến cáo người dân trong quá trình sản xuất.
Trong thời giantới, trên địa bàn Lâm Đồng không chỉ có hồ Đa Nhim mà còn nhiều công trình thủyđiện khác, nếu không xử lý triệt để sẽ gây hậu quả khó lường đối với nông dânvùng hạ lưu. Người dân đã “hi sinh” ruộng vườn, nhà cửa mà họ sống bao đời, kểcả mồ mả ông bà để nhường đất xây dựng thủy điện nên khi đầu tư công trình cũngphải tính lợi cho dân.
Vì vậy, tôi đề nghịcác cấp, đối với các công trình thủy điện mới cần chú ý việc đảm bảo quyền lợicho dân sống ở hạ lưu, đó là mùa khô vẫn có nước tưới, mùa mưa khi xả lũ khônggây thiệt hại đến đời sống nông dân.
Hồ Khải Nhiên(Tuổi Trẻ)
Theo TS - Luật SưPhan Trung Hoài:Có cơ sở pháp lý để đòi bồi thường
Có thể nói trongtrường hợp hai huyện Đức Trọng và Đơn Dương người dân đã bị thiệt hại “kép”,thiệt hại chồng lên thiệt hại, nên Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng đặt vấn đề yêu cầuđòi ngành điện bồi thường không phải là không có căn cứ.
Trong vụ việc trên,tôi cho rằng hoàn toàn có cơ sở pháp lý cho việc đặt vấn đề xem xét trách nhiệmvà yêu cầu đòi bồi thường.
Trước hết, việc xácđịnh trách nhiệm được căn cứ vào điểm (e) điều 23 Luật tài nguyên nước quy địnhnghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước phải thực hiện nghĩa vụtài chính; bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong khai thác, sử dụng tàinguyên nước theo quy định của pháp luật.
Về xử phạt vi phạmhành chính, cần dựa vào nghị định số 04 ngày 15-1-2010 của Chính phủ quy địnhcác hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phụchậu quả, thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòngchống lụt bão. Trong đó quy định xử phạt từ 20-40 triệu đồng đối với hành vi vậnhành hồ chứa thủy lợi, thủy điện trái quy trình vận hành được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền phê duyệt hoặc không thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm còn phải chịu hình thức buộc khôi phụcmột phần hoặc toàn bộ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra.
Theo quy định tạiđiều 19 nghị định 112, tổ chức, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, lợidụng chức vụ, quyền hạn, bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật vềquản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồchứa; phá hoại, gây mất an toàn hồ chứa hoặc có hành vi vi phạm kháctheo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm màbị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của phápluật.
Trong trường hợpnày, việc yêu cầu và xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngđược căn cứ vào các quy định tại chương XXI Bộ luật dân sự năm 2005.
Chi Mai (TuổiTrẻ)
Đại diệnCông ty Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi:
“Chúng tôi xảlũ đúng quy trình”
Ông Nguyễn TrọngOánh, giám đốc Công ty thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, cho biết:
- Chúng tôi xinkhẳng định rằng toàn bộ quá trình xả lũ của hồ Đa Nhim luôn thực hiện theo đúngquy trình và quy định của pháp luật. Chúng tôi luôn có thông báo trước khi thựchiện xả lũ. Mặt khác, trước mỗi mùa mưa lũ đều thực hiện động thái kiểm tra,nhắc nhở bà con nông dân phía hạ du không được lấn chiếm dòng thoát lũ và nhanhchóng thu hoạch hoa màu.
Năm 1964, côngtrình thủy điện Đa Nhim đã đi vào hoạt động. Thời điểm này lưu lượng xả lũ củacông trình có thể đạt ở mức cao nhất là trên 3.000m3/giây, nhưng do lúc bấy giờdân cư thưa thớt, dòng suối thoát lũ thông thoáng nên không có tình trạng ngậplụt phía hạ du. Còn trong mấy ngày qua chúng tôi mới xả lũ với lưu lượng rấtthấp, chỉ 500m3/giây. Như vậy không thể nói do đơn vị thực hiện xả lũ gây nênngập úng, thiệt hại hoa màu cho nông dân.
Thực tế, những diệntích hoa màu bị ngập vừa qua hầu hết là do người dân lấn chiếm dòng suối Đa Nhimđể canh tác. Việc lấn chiếm này chúng tôi đã liên tục có văn bản đề nghị UBNDtỉnh Lâm Đồng giải tỏa tất cả nhà cửa cũng như các công trình xây dựng kiên cốtrên dòng chảy suối Đa Nhim. Việc này UBND huyện Đơn Dương đã từng cưỡng chế mộtsố trường hợp, nhưng do chưa làm quyết liệt nên việc lấn chiếm hành lang thoátlũ trên sông Đa Nhim vẫn tái diễn.
Sau đó qua nhiềulần làm việc, chính quyền địa phương nơi đây có đề nghị cứ để bà con canh tác,miễn sao đến trước mùa mưa lũ bà con thu hoạch là được và người dân cũng đãthống nhất như thế. Vậy nhưng bây giờ người dân mặc nhiên xem đây là đất sảnxuất của họ.
Chúng tôi xin khẳngđịnh lũ lụt không phải do chúng tôi xả lũ gây ra mà là do tự nhiên, bởi thực tếlưu lượng do hồ Đa Nhim xả ra chỉ chiếm một phần nhỏ so với mức lũ đã có trênnội đồng ở phía hạ du mà thôi, vì trước đó khu vực này có lượng mưa rất lớn.
Quang Sáng (TuổiTrẻ)
|
Theo Tuổi Trẻ
-
Thời sự1 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự1 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự1 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự3 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự3 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự4 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự4 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự4 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự6 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự6 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự6 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự6 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.