Xây dựng tiêu chí đánh giá tham nhũng ở Việt Nam

Ngày 236, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (OSCAC) đã tổ chức buổi hội thảo quốc tế nhằm tham khảo ý kiến, quan điểm khoa học của các chuyên gia trong và ngoài nước, tiến tới xây dựng, hoàn chỉnh một hệ thống tiêu chí đánh giá tham nhũng và công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.

Ngày 23/6, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ươngvề phòng chống tham nhũng (OSCAC) đã tổ chức buổi hội thảo quốc tế nhằm thamkhảo ý kiến, quan điểm khoa học của các chuyên gia trong và ngoài nước, tiếntới xây dựng, hoàn chỉnh một hệ thống tiêu chí đánh giá tham nhũng và côngtác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.

Hội thảo có sự tham gia của một số tổ chức quốc tế và các cơ quan đại diệnngoại giao nước ngoài tại Việt Nam như Thụy Điển, Đan Mạch…; cơ quan chuyêntrách
Xây dựng tiêu chí đánh giá tham nhũng ở Việt Nam
Ảnh minh họa

phòng chống tham nhũng của Trung Quốc, HànQuốc cùng nhiều nhà nghiên cứu, các cán bộ trực tiếp thực hiện công tácphòng chống tham nhũng tại Việt Nam.

Với chủ đề Tiêu chí đánh giá tham nhũng và công tác phòng chống thamnhũng ở Việt Nam,” hội thảo đã thu hút được nhiều tham luận có giá trị củanhững chuyên gia pháp lý, hành chính công trong nước và quốc tế.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Vũ Tiến Chiến, Chánh Văn phòng OSCAC khẳngđịnh, công tác phòng chống tham nhũng luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam đặcbiệt quan tâm, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo,điều hành.

Ông Chiến cho biết, sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 -Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa X) về “Tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí” và Luậtphòng chống tham nhũng, công tác này đã có nhiều chuyển biến, đạt được kếtquả tích cực trên cả hai mặt phòng và chống. Trên một số lĩnh vực, thamnhũng đã có bước kiềm chế và có xu hướng giảm.

Theo công bố của Tổ chức minh bạch quốc tế, liên tục ba năm từ 2007-2009,thứ tự của Việt Nam trên bảng xếp hạng các nước có chỉ số tham nhũng cao đãđược giảm dần. Như vậy, rõ ràng công tác phòng chống tham nhũng đã có hiệuquả bước đầu, góp phần thiết thực chống suy giảm kinh tế, giữ vững ổn địnhchính trị, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Từ năm 2007 đến nay, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã khởi tố 1.063 vụán có liên quan đến tham nhũng, xét xử 1.070 vụ với 2.506 bị cáo. Nhìnchung, công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án về tham nhũng đã cónhững chuyển biến tiến bộ hơn, có tác dụng răn đe, góp phần quan trọng tạosự chuyển biến tích cực trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Theo quan điểm đề xuất của OSCAC, việc đánh giá tình hình tham nhũng và côngtác phòng chống tham nhũng có thể dựa trên năm tiêu chí kết quả hoàn thiệncủa thể chế phòng chống tham nhũng và kết quả thực hiện các giải pháp phòngngừa và số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý; đánh giá của cáccơ quan, tổ chức, đơn vị và đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền về phòngchống tham nhũng; kết quả điều tra dư luận xã hội và qua báo chí; kết quảthực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, sự ổn định chính trị và trậttự an toàn xã hội và tiêu chí cuối cùng là đánh giá của các tổ chức quốc tế.

Theo đại diện Tổ chức minh bạch quốc tế, để xây dựng các tiêu chí đánh giáquản lý, điều hành và tham nhũng của mỗi quốc gia, cần sử dụng công cụ đolường như: Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI), chỉ số đưa hối lộ; chẩn đoán vềhệ thống liêm chính quốc gia; giám sát, phân tích thực hiện công ước phòngchống tham nhũng.

Tổ chức này quan niệm, tham nhũng là hành vi “lạm dụng công quyền để thu lợicá nhân” và các khảo sát quốc tế là công cụ tin cậy nhất để xếp hạng mức độtham nhũng của mỗi quốc gia.

Chia sẻ kinh nghiệm công tác phòng chống tham nhũng với Việt Nam, đại diệnCục chống tham nhũng Hàn Quốc cho rằng, để kiểm soát có hiệu quả tham nhũngcần phải thực hiện theo một lộ trình với cách tiếp cận có hệ thống và toàndiện mới có thể làm rõ được nguyên nhân của tham nhũng.

Tại Hàn Quốc, Chính phủ nước này tập trung nâng cao hiệu quả các cơ quanthường xảy ra tham nhũng; bãi bỏ các quy định không cần thiết, làm cho quátrình hành chính minh bạch, thiết lập hệ thống kiểm tra và trừng phạt cáchành vi tham nhũng. Hằng năm, cơ quan phòng chống tham nhũng đều đưa ranhững kiến nghị, sáng kiến cho các cơ quan để kiểm soát tham nhũng và đánhgiá các sáng kiến này.

Trao đổi với báo chí tại hội nghị, ông Vũ Tiến Chiến cho rằng, đối tượngtham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn, hành vi tham nhũng tinh vi, phứctạp, do vậy muốn chống tham nhũng phải tiến hành đồng bộ, toàn diện các giảipháp và phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; lấyphòng ngừa là chính, phát hiện, xử lý nghiêm minh hành vi tham nhũng là quantrọng, tạo sự răn đe, phòng ngừa tham nhũng.

Việc đánh giá đúng về tình hình tham nhũng và kết quả công tác này là vấn đềkhó khăn, cần phải có các phương pháp bảo đảm tính khách quan, toàn diện,khoa học; kết hợp nhiều yếu tố trong đánh giá với đầy đủ các mặt phòng ngừa,phát hiện, xử lý và có căn cứ với các tiêu chí đủ sức tin cậy.

TheoQuang Vũ
TTXVN


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.