Xét tuyển NV2 Đại học, Cao đẳng: Nhiều ngành dễ đậu

Tại Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, nhiều năm nay nhóm ngành kỹ thuật công nghệ luôn khó tuyển sinh hơn so với các ngành kinh tế

Theo thống kê sơ bộ từ các trường, trong hàng ngàn hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2,hồ sơ đăng ký vào nhóm ngành kinh tế đang chiếm đa số. Trong khi đó, rất nhiềungành khác có cơ hội trúng tuyển cao lại vắng thí sinh.

Kinh tế hiện là nhóm ngành được nhiều cơ sở tuyển sinh đào tạo nhất với chỉ tiêuxét tuyển NV2 khá lớn. Đây cũng là ngành có nhiều mức điểm sàn xét tuyển khácnhau. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia tuyển sinh, sẽ nhiều rủi ronếu thí sinh nộp hồ sơ NV2 vào nhóm ngành này.

Căng thẳng nhóm ngành kinh tế

Ông Nguyễn Anh Sơn, giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM,cho biết: “Sau hai ngày, chúng tôi đã nhận được hơn 5.000 hồ sơ NV2 từ các thísinh đến nộp trực tiếp nhưng phần lớn hồ sơ đăng ký vào nhóm ngành kinh tế. Vìvậy, dự kiến điểm trúng tuyển NV2 của nhóm ngành này sẽ cao hơn nhiều so với cácngành khác”.

Xét tuyển NV2 Đại học, Cao đẳng: Nhiều ngành dễ đậu 
Phụ huynh và thí sinh đến nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 tại Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM sáng 27-8. Trường này có nhiều ngành liên tục không tuyển đủ thí sinh. Ảnh: Như Hùng (Tuổi Trẻ).

Trong khi đó, theoThS Trịnh Minh Huyền - phó hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, trong số gần2.000 hồ sơ NV2 trường này vừa nhận được đa số đăng ký vào các ngành khối kinhtế. “Có nhiều thí sinh đạt 14 điểm khối A, có khả năng trúng tuyển vào một sốngành học bậc ĐH của trường nhưng lại nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành tài chính ởbậc CĐ” - bà Huyền cho biết.

Trường ĐH Văn Lang đã nhận khoảng 700 hồ sơ NV2 chủ yếu nộp vào ngành kinh tế,trong đó ngành tài chính - tín dụng có nhiều hồ sơ nhất.

ThS Võ Văn Tuấn, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn Lang, dự báo điểm trúngtuyển NV2 vào trường của nhóm ngành kinh tế khả năng sẽ cao hơn điểm sàn, nhấtlà ngành tài chính và quản trị kinh doanh điểm trúng tuyển cao hơn cả. Còn tạiTrường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, hai ngành kế toán và quản trị kinh doanhcũng chiếm phần lớn trong số khoảng 500 hồ sơ NV2 trường đã nhận.

Nhiều ngành vắng thí sinh

Ngược lại, nhiều ngành được các trường tập trung đầu tư và được đánh giá là dễkiếm việc làm sau khi tốt nghiệp lại không được thí sinh chọn. Điển hình nhưngành kỹ thuật - nhiệt lạnh. Hiện nay khu vực phía Nam không có nhiều trường đàotạo ngành này ở bậc ĐH, thế nhưng các trường vẫn không dễ dàng tuyển thí sinhvào ngành này.

Tại Trường ĐH VănLang, ngành kỹ thuật - nhiệt lạnh nhiều năm nay luôn là ngành khó tuyển nhất.Chỉ tiêu ngành này của trường năm 2008 là 100 nhưng tuyển được 30; năm 2009: 50,tuyển được 21, và năm nay chỉ tiêu 50 nhưng chỉ mới có hai hồ sơ đăng ký NV1 vàongành.

ThS Võ Văn Tuấn cho biết: “Đây là ngành có học phí thấp nhất của trường vàđược đầu tư nhiều trang thiết bị thực hành. Nhà trường còn cam kết giải quyếtviệc làm 100% cho sinh viên tốt nghiệp ngành này. Vậy mà vẫn khó tuyển. Thật sựchúng tôi đang cố gắng gồng để khỏi phải giải thể ngành này”.

Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM những năm qua đã đầu tư xây dựng hai phòng thínghiệm ngành công nghệ sau thu hoạch trị giá trên 500 triệu đồng. Nhưng ngànhnày vẫn luôn là ngành khó tuyển nhất của trường. Năm 2009 chỉ có 17 hồ sơ đăngký vào ngành này.

ThS Nguyễn Thị Mai Bình, trưởng phòng đào tạo nhà trường, cho biết: “Đây là mộtngành đang có nhu cầu rất lớn, do nước ta là nước nông nghiệp, sản phẩm sản xuấtra cần phải có chế độ bảo quản và chế biến để nâng cao giá trị và thời gian bảoquản của nông hải sản thực phẩm... Hằng năm nhà trường đều nhận được khoảng 50yêu cầu tuyển dụng từ các công ty về nhân lực cho ngành này nhưng vẫn không đápứng đủ”.

Nên chọn ngành nào?

Theo PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, nhómngành cơ khí, công nghệ nhiệt lạnh nhiều năm nay là những ngành khó tuyển nhất ởtrường này. “Ở nhóm ngành cơ khí có những năm sau khi tuyển NV2 vẫn chưa đủchỉ tiêu, trong khi cơ hội việc làm của ngành này rất cao” - TS Hùng nói.Năm nay thí sinh thi ĐH khối A đạt 13,5 điểm sẽ có khả năng trúng tuyển rất caovào các ngành này.

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM năm nay có 17 ngành xét tuyển NV2 với hơn 500chỉ tiêu. Theo TS Nguyễn Tiến Dũng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹthuật TP.HCM, các ngành kỹ thuật công nghiệp, cơ tin kỹ thuật, thiết kế máy, kỹthuật nhiệt lạnh... là những ngành nhiều cơ hội trúng tuyển. Đặc biệt, nhữngngành sư phạm kỹ thuật dự kiến điểm trúng tuyển NV2 chỉ cao hơn điểm sàn xéttuyển 0,5 điểm.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng có khá nhiều ngành bậc ĐH còn nhiều chỉ tiêu NV2 như:quan hệ lao động, xã hội học, kỹ thuật điện - điện tử, xây dựng cầu đường, toán- tin... Trong đó quan hệ lao động là ngành mới tuyển năm 2009, Trường ĐH TônĐức Thắng là trường duy nhất có đào tạo ngành này. Đây là ngành học rất gần vớingành quản trị kinh doanh nên sinh viên có thể học thêm một số học phần để đượccấp thêm bằng cử nhân thứ hai về quản trị kinh doanh.

Khó tuyển ngành kỹ thuật

Tại Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, nhiều năm nay nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ luôn khó tuyển sinh hơn so với các ngành kinh tế.

Từ năm 2007 đến nay, những ngành này đều xét tuyển thêm NV2, NV3 và điểm chuẩn cũng bằng điểm sàn. Dù mang tên là trường kỹ thuật nhưng số sinh viên trúng tuyển nhập học các ngành kỹ thuật - công nghệ lại không nhiều (mỗi ngành chỉ 2-3 lớp, 40-50 sinh viên/lớp).

Theo thống kê của trường, sinh viên các ngành kỹ thuật - công nghệ khi ra trường có việc làm ngay (đúng với chuyên môn) với tỉ lệ trên 90%, nhiều doanh nghiệp còn đặt hàng các sinh viên giỏi.


Theo Trần Huỳnh
Tuổi Trẻ



 



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.