Bài học yêu thương qua chuyên đề của một trường khiếm thị

Khi các em cất tiếng hát, dường như mọi khoảng cách, khiếm khuyết bên ngoài tan biến hết.

Khi các em cất tiếng hát, dường như mọi khoảng cách, khiếm khuyết bên ngoài tan biến hết.

Vừa qua, trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu có tổ chức chuyên đề "Học sinh thủ đô thực hiện nếp sống văn minh thanh lịch 2016 - 2017". Đây là ngôi trường học theo mô hình hòa nhập gồm cả học sinh khiếm thị và sáng mắt. Lần đầu bước đến ngôi trường ấy, cảm giác của tôi không hề khác với những ngôi trường bình thường, thậm chí không khí còn hơn hẳn bởi tiếng cười đùa ngập tràn và rực rỡ những sắc màu, long lanh những ánh mắt trẻ thơ.

Với các học sinh khiếm thị nơi đây, các em đang cho những người bình thường thấy những cố gắng, nỗ lực đáng khâm phục đến dường nào. Dù đôi mắt không còn nhìn thấy ánh sáng, nhưng các em vẫn có thể học tập và sinh hoạt như những người bình thường, như thể bản thân không hề có khiếm khuyết. Và mỗi khi có dịp tham gia các hoạt động, niềm tin ấy được thể hiện qua từng nét mặt, nốt nhạc, từng giọng ca với những tiết mục văn nghệ đặc sắc.
 

Các em học sinh trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu nhảy flashmob bài "Việt Nam Ơi".

 

Tốp ca bài 'Lời chào của em'.
 

Trong tiết mục "Lời chào của em' này, điều đặc biệt hơn cả chính là sự góp mặt của cả các em học sinh khiếm thị. Đung đưa nhảy theo nhịp điệu, ngân nga hát vang lời ca "đi đến nơi nào lời chào đi trước... lời chào của em là cơn gió mát, mang theo tiếng hát mỗi sớm từng ngày...". Khi các em cất tiếng hát, dường như mọi khoảng cách, khiếm khuyết bên ngoài tan biến hết.

Tiết mục tốp ca "Lời chào của em" kết hợp giữa các học sinh khiếm thị và sáng mắt.

 

Cuộc thi Rung chuông vàng với sự tham gia của 80 học sinh trong trường.
 

Nhà trường còn tổ chức thêm cuộc thi Rung Chuông Vàng nhằm tạo ra sân chơi và cũng là dịp để các em học sinh có thể thể hiện tài năng, kiến thức của bản thân. Mà mục tiêu chính là giúp các học sinh ngoài việc ứng xử văn minh, lịch s với bạn bè, thầy cô là cách chia sẻ, yêu thương với những những người thiếu may mắn.

 

Tiểu phẩm 'Vẻ đẹp là sự sẻ chia'.

Tiểu phẩm ngắn mang tên "Vẻ đẹp là sự sẻ chia" đề cập đến tình trạng một số cá nhân coi thường, khinh rẻ những con người mang khiếm khuyết không đáng có. Tiểu phẩm thể hiện rõ cách hành xử đúng đắn nhằm làm gương cho các em học sinh nhìn vào, cảm nhận và dần hình thành những thói quen hành xử tốt đẹp.

Thông qua chuyên đề lần này, chuyên đề với điểm chính "văn minh - thanh lịch", Sở giáo dục và đào tạo, nhà trường muốn thể hiện rõ, nhấn mạnh cho các em học sinh trong toàn trường về cách hành xử giữa con người với con người.

Trình diễn áo dài 'Xinh tươi Nguyễn Đình Chiểu'.

Điểm nhấn của chương trình lần này có thể kể đến chính là tiết mục trình diễn áo dài với tên "Xinh tươi Nguyễn Đình Chiểu" của các thầy cô giáo và các em học sinh trong trường, và tất nhiên không thể thiếu những em học sinh khiếm thị.

Đối với những em học sinh khiếm khuyết về mắt, khả năng di chuyển bị hạn chế, nhất là sẽ gặp những khó khăn khi di chuyển chỗ đông người. Các thầy cô giáo trong trường đã rất tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, chăm sóc giúp các em đó có phần thi tốt nhất, đáng nhớ nhất.

Một số hình ảnh trong màn trình diễn áo dài "Xinh tươi Nguyễn Đình Chiểu" vừa qua.

Một bức ảnh thế hiện quá rõ sự quan tâm, yêu thương vô bờ bến của cá thầy cô giáo trong trường đối với những em học sinh mang khiếm khuyết.

Những hoàn cảnh đặc biệt, ngôi trường đặc biệt... ngôi trường tràn ngập tiếng cười và tình yêu thương.

Theo VietNamNet


Bài học yêu thương

trẻ khiếm thị

cách chăm sóc trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.