Tài xế taxi đã khai nhận, lời nào cho cô hiệu trưởng?

Thông tin từ cơ quan điều tra công an Hà Nội cho biết, tài xế lái taxi đã thừa nhận va vào cháu bé, trên xe có cô hiệu trưởng.

Thông tin từ cơ quan điều tra công an Hà Nội cho biết, tài xế lái taxi đã thừa nhận va vào cháu bé, trên xe có cô hiệu trưởng.

Tai xe taxi da khai nhan, loi nao cho co hieu truong?


Thông tin trên Tuổi trẻ cho biết: “Theo kết luận ban đầu, tài xế khai nhận với cơ quan công an khi xe đi vào đến sân trường đã va phải một học sinh, đó chính là em Trần Chí Kiên.

Công an Hà Nội đã có kết luận ban đầu về vụ việc liên quan tới học sinh bị tai nạn gãy xương đùi tại Trường tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội. Chiều 20-2, kết luận này đã được thông báo cho UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Theo kết luận ban đầu, cơ quan công an xác định tài xế taxi chở bà Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và bà Hiệu phó Nguyễn Thị Hương về trường sáng 1-12-2016. Tài xế này khai nhận với cơ quan công an khi xe đi vào đến sân trường đã va phải một học sinh, chính là em Trần Chí Kiên”.

Đó là một sự thật mà chúng ta chờ đợi suốt nhiều tháng nay kể từ sau tai nạn trên sân trường làm gãy chân học trò lớp 2 trường tiểu học Nam Trung Yên. Một sự thật mà để có được nó, gia đình cháu bé đã trải qua không biết bao nhiêu nước mắt khi đi đòi lại sự thật cho con mình.

Để có được sự thật này, các cơ quan báo chí đã vào cuộc, dư luận đã bất bình khiến cô Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc không thể “một tay che cả bầu trời”. Một vụ việc mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải 3 lần nhắc Chủ tịch UBND TP Hà Nội làm rõ, vụ việc ấy không hề đơn giản.

Đọc những dòng kết luận từ lời khai của người lái taxi, tôi thương bé Chí Kiên đến trào nước mắt. Ngoài vết thương trên cơ thể mà em phải chịu đựng suốt bao ngày qua, còn là vết thương trong tâm hồn đứa trẻ. Em bé đã nói đúng về tai nạn của mình, thế mà cô hiệu trưởng, hiệu phó và một số thầy cô giáo khác trong trường, đã kêu oan, đã gửi tâm thư đòi phủ nhận và lấy lại danh dự cho những kẻ dối trá.

Thưa cô hiệu trưởng, cô còn lời nào để nói với công luận? Sau khi cô năm lần bảy lượt cung cấp những “sự thật” dối lừa, đẩy tội cho người khác để chứng minh em học trò lớp 2 chơi và tự ngã trên sân trường, sau khi cô phát phiếu điều tra khảo sát để chạy tội, sau khi cô kêu oan, cô đòi được bảo vệ danh dự nhà giáo, giờ thì cô sẽ nói gì?

Suốt mấy tháng qua, cô không một lời hối lỗi về sai lầm của mình, cô phủ nhận lời nói thật của một đứa trẻ, cô không cần đếm xỉa đến sự phẫn nộ của dư luận. Ai cũng tự hỏi, tại sao trước một sự việc đơn giản, có thể xử lý một cách hợp tình hợp lý để mọi người mở lòng cảm thông, mà cô lại hành xử trái với đạo đức và lương tâm như vậy? Tư cách nào để cô cứ mãi ngồi ở cái ghế hiệu trưởng nhà trường?

Chúng ta không thể buông xuôi đầu hàng trước cái xấu. Chúng ta không thể dạy trẻ em nói dối ngay từ khi chúng còn ngây thơ ngày 2 buổi cắp sách đến trường. Bởi như thế, tương lai của chúng ta có còn gì để mà hy vọng nữa?

Kết luận cuối cùng và hình thức xử lý cô hiệu trưởng, hiệu phó trường tiểu học Nam Trung Yên rồi sẽ có trong thời gian ngắn trước mắt. Nhưng điều công luận cần không chỉ là 1 quyết định cách chức mà là lời xin lỗi của 2 vị từng được trọng vọng vì cái chức danh thiêng liêng “người thầy” này.

Hãy xin lỗi sự thật, bởi sự thật cho dù thế nào, cuối cùng vẫn là sự thật. Đó cũng là công lý ở đời mà ai cũng mong chờ, khao khát.

Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.