Con cái: "Hoa trái" của tương lai

"Trẻ cậy cha, già cậy con", đó là phương ngôn của người Việt đã có từ xa xưa. Đúng vậy, các cặp vợ chồng ngay từ khi còn trẻ đã xác định rằng, nếu không có con cái đỡ đần về sau thì tuổi già sẽ khổ và cô quạnh đến nhường nào.

"Trẻ cậy cha, già cậy con", đó là phương ngôncủa người Việt đã có từ xa xưa. Đúng vậy, các cặp vợ - chồng ngay từ khi còn trẻđã xác định rằng, nếu không có con cái đỡ đần về sau thì tuổi già sẽ khổ và côquạnh đến nhường nào.

Mà chẳng cần đợi đến lúc tuổi cao sức yếu,ngay vài tháng sau ngày cưới thôi áp lực của nhà chồng đã đè nặng lên nàng dâumới. Qua một năm, rồi hai năm ư, lời ra tiếng vào bắt đầu nổi lên như xát muối:"Hình như cô dâu điếc mất rồi, vô sinh, không có khả năng đẻ con". Từ đókhông khí gia đình bắt đầu nặng chịch. Những trang bất hạnh mở ra, cảnh "đáthúng đụng nia" xẩy ra xoành xoạch. Có không ít bà mẹ chồng còn tính nước sớmtìm cô dâu mới cho con trai để còn được bế cháu, cũng là nâng niu hạt giống sinhsôi nảy nở của tổ tông.

Con cái: "Hoa trái" của tương lai

Con cái là tương lai của cha mẹ. Tuổi trẻ là tương lai của dân tộc

Không chỉ ở các nước châu Á có truyền thốngnặng nề về nói dỗi tông đường mới coi đường con cháu làm trọng, mà ngay ở cácnước Âu - Mỹ xa xôi, các cặp vợ chồng không sinh con thì đều gặp phải nhữngkhủng hoảng nghiêm trọng. Chính thế mà có những dịch vụ mang thai mướn, thuê ấptrứng, nuôi tinh trùng... để cứu vãn những cặp vợ chồng khó đẻ hay mắc chứng vôsinh ở cấp độ nào đó.

Chưa hết, những cặp vợ chồng vô sinh còn phảicứu vãn sự căng thẳng trong quan hệ cũng như đòi quyền bản năng được làm cha -làm mẹ, cũng như xây dựng một gia đình ý nghĩa, nên đã xách va-li đi khắp cácchâu lục để tìm cho mình một đứa con nuôi. Có con nuôi ư? Cũng thiên khó vạnnan, nào đi về đăng ký, xem mặt, rồi chọn lựa... khổ sở kém gì mang nặng đẻ đau,đó là chưa kể những đứa con nuôi lớn lên thường đem lại đau khổ "cò ăn cò lớn còdò lên cây", dẫu vậy người ta vẫn đi tìm bằng được để có con nuôi.

Rủi ro, bất hạnh ư, họ bất kể hết, có con nuôicòn hơn không có. Điều đó chứng tỏ con cái quan trọng đến thế nào. Con cái khôngchỉ là sự trợ giúp cho tuổi già của cha mẹ, mà những đứa trẻ còn đóng vai trò lànhịp cầu yêu thương, những mối nối quan trọng của hạnh phúc gia đình. Trẻ con lànhững tiếng cười đùa nhí nhảnh, những lời bi bô, những biểu hiện của mầm đờiđang trỗi dậy làm cho cuộc sống gia đình thêm ý nghĩa và làm trẻ hóa không khícủa cuộc sống.

Con cái quan trọng lắm. Bởi cặp uyên ương dùcó trẻ đẹp đến đâu, nhưng dường như chỉ có con cái xuất hiện mới chính là điềukiện tiên quyết để người ta giữ được ngọn lửa yêu thương, và không có điều tiênquyết đó thì tình thắm duyên nồng đến mấy rồi cũng có ngày phôi pha.

Có thể nói, chưa bao giờ vấn đề con cái lại hệtrọng như ngày nay. Trẻ em đang trở thành hạt giống trực tiếp của tương lai thếgiới ngày mai. Nhưng trẻ em cũng đang trở thành nạn nhân thương tâm nhất củanhững đường dây buôn người, lạm dụng tình dục, mại dâm, khai thác lao động trẻem, rồi không ít nơi trẻ em còn phải vác những khẩu tiểu liên tự động hành quânxông thẳng vào trận tuyến. Trên đường phố, trẻ em bị biến thành những đội quânphạm tội, buôn bán vận chuyển ma túy, cũng như bị ép buộc phải làm bất kể việcgì cho dù là tội lỗi nhất... Đó là hồi chuông cảnh báo của nhiều hội nghị đaquốc gia, cũng như Liên hiệp quốc.

Ở châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng, vấn đềtrẻ em ngày càng trở nên đáng quan tâm. Trước hết, đó là nạn siêu âm thai nhi đểtriệt bỏ thai nhi gái, dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng,sau đó là các tệ nạn ma túy, cờ bạc, rượi chè, bạo lực học đường diễn ra liêntục không kiêng dè cả những học sinh nữ xưa nay vẫn được coi là dịu dàng yểuđiệu...

Nhìn sang Trung Quốc, theo những nguồn tinchính thức thì thấy: Con cái được coi như công chúa và hoàng tử, bởi vì nhà nàocũng chỉ sinh một con nên chúng được cưng chiều từ tấm bé. Rồi từ đó, bố mẹ đặtlên vai con cái rất nhiều kỳ vọng, nào cho đi học võ, học đàn, học ngoại ngữ,học tài chính... những tưởng sẽ đào tạo đứa con duy nhất thành siêu sao. Thế lànhững đứa trẻ học hành quá tải, phá bĩnh, ngang bướng, thậm chí hư hỏng vì chánngấy sự quá tải: chúng chầy bửa, phá bĩnh để phản ứng lại những kỳ vọng vô tậncủa cha mẹ. Rồi nạn trẻ con mang kính cận như những nhà bác học luống tuổi. Rồinạn tội phạm vị thành niên...

Ở Việt Nam, phải nói các bậc cha mẹ cũng phảigánh vác những vấn nạn tương tự. Giờ đây, nhiều bậc cha mẹ tâm sự, con cái cắpsách từ nhà đến trường phải trải qua biết bao cám dỗ muốn mua chuộc và đánh quỵnhững tâm hồn trẻ thơ.

Trước hết là nạn chơi game đang lây lan nhưnạn ma túy trên toàn thế giới. Những đứa trẻ tìm mọi cách có tiền để lao vào cácquán internet, rồi chìm sâu vào các trò chơi ảo, nào phi ngựa đi tìm công chúa,nào lái máy bay, siêu tốc phòng tên lửa như mưa, nào cầm những khẩu súng tự độngto tướng nhả đạn pằng pằng... Trí não trẻ thơ còn đang non bấy dễ dàng chìmnghỉm giữa nhưng trò chơi mở ra nhiều mê lộ đó.

Có những đứa chơi thâu đêm suốt sáng, thậm chíquên ăn uống ngã quỵ trên bàn vi tính, có những đứa ngất xỉu do thần kinh căngthẳng quá lâu... Và có đến 50% trẻ mắc chứng cận thị, vì suốt ngày dán mắt vàomàn hình, hết ti vi rồi đến máy tính, rồi game.

Rồi còn những chương trình độc hại hơn như sexngười lớn, trẻ con... những đứa trẻ mới đầu là sự tò mò, sau đó chúng bị kéotuột đi theo tiếng gọi đến sớm của bản năng, làm cho sức sống của chúng bị thuichột. Rồi chúng tìm cách lân la, gần gũi các bạn khác giới, yêu đương sớm, kếtquả bỏ bê học hành, tâm hồn không theo đuỏi trau dồi những gì cao thượng mà chỉchăm chắm tìm kiếm sự tò mò, thóc mách, và thèm muốn của bản năng. Rút cục chúngtrở thành những đứa trẻ chưa kịp lớn đã già. Học hành bê trễ, tay nghề kém cỏi,vì thế thiếu tự tin và bản lĩnh... Lao ra cuộc sống bươn chải theo lối khôn khéocứ nhìn cái gì khó thì lẩn tránh, cái gì dễ dàng thì bấu víu... như vậy thật khómà trưởng thành.

Con cái là tương lai của cha mẹ. Tuổi trẻ làtương lai của dân tộc. Chính vì thế, quốc gia nào cũng chú trọng việc giáo dụcđào tạo, làm sao để chuẩn bị cho tương lai những công dân năng lực nhất, trưởngthành nhất.

Năng lực của trẻ con cũng như học trò chính là nhiệt kế biểu thị vềmột tương lai của gia đình và xã hội có tươi sáng hay không. Rất nhiều quốc giacòn lo ngại trước từng chỉ số cũng như cách sống của giới trẻ, vì đó chính lànhững dự báo sớm cho ngày mai.

Gia đình nào cũng muốn có con ngoan, học giỏi,bởi lẽ, con cái không chỉ là chỗ dựa mà còn là vinh quang của gia đình. Nhưngchỉ sơ sơ hai điều thôi: Thứ nhất, con cái sa vào chơi game, thần kinh căngthẳng, gây stress hoặc suy giảm khả năng sáng tạo (chúng ta nên nhớ, gia đìnhcủa Bill Gates, vua máy tính, nhưng ông ta chỉ cho con dùng máy vi tính khôngquả nửa giờ mỗi ngày). Máy vi tính có thể rất hiện đại nhưng không thể giúp conngười suy nghĩ, trái lại, nếu quá lạm dụng nó đặc biệt là mê mải với các tròchơi, nó sẽ làm suy nhược hệ thần kinh của con người.

Thứ hai, băng lậu, lạm dụng tình dục trẻ con,lối sống buông thả có thể nuốt chửng những đứa trẻ trước khi trưởng thành làtrai thanh gái lịch. Còn vô vàn các tệ nạn khác như rượu chè, cờ bạc, hútchích... Muốn con cái vượt qua những cửa ải, thách thức, cám dỗ đó, thì các bậccha mẹ nên hướng dẫn, lúc thì gương mẫu như người thầy, lúc tâm tình nhưbạn bè,lúc khuyên bảo như anh chị...

Rồi con cái cũng phải được hướng đạo theonhững nguyên lý tốt đẹp của con người. Cả bố mẹ và con cái đều sẽ tham gia vàoquá trình đào tạo một công dân tương lai. Làm sao để cả nhà hạnh phúc và xã hộicũng sẽ được hưởng một mùa bội thu khi có "tế bào" thực sự khỏe mạnh.

Theo Nguyễn Hoàng Đức
Con cái: "Hoa trái" của tương lai



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.