Khổ vì chồng “mồm ngang mép dọc”

Trước khi cưới, chị gái của Yến khen: "Chồng em nói nhiều, tha hồ vui cửa, vui nhà. Chẳng bù cho anh nhà chị, cứ lầm lỳ suốt ngày, chán lắm". Nhưng khi sống chung một thời gian, Yến chỉ ao ước, chồng ít lời cho đỡ… nhức đầu.

Trước khi cưới, chị gái của Yếnkhen: "Chồng em nói nhiều, tha hồ vui cửa, vui nhà. Chẳng bù cho anh nhà chị,cứ lầm lỳ suốt ngày, chán lắm". Nhưng khi sống chung một thời gian, Yến chỉao ước, chồng ít lời cho đỡ… nhức đầu.

Ai mới tiếp xúc với chồng Yến đềukhen anh xởi lởi, dễ gần vì hay nói. Tuy nhiên, chỉ có người làm vợ như Yến mớithấm cảnh bực bội vì chồng nói dai, có khi một chuyện cứ nói đi nói lại, chuyệnnọ xọ chuyện kia rồi như “lên lớp” cho vợ.

Đi ăn hàng cùng vợ, nếu gọi món là anh liên tục hỏi, nào là: “Tôm hấp có tươikhông? Có được giảm giá không? Ngoài tôm hấp, còn món gì với tôm không?” “Rượuvang, rồi đến:  ở đây có đảm bảo không? Của Pháp thật không? Rượu dởm thìđổi lại nhé? Còn những loại vang nào nữa? Loại nào ngon? Loại nào đắt nhất, rẻnhất? Loại nào người ta hay uống nhất?”… khiến vợ phát ngượng, còn ngườiphục vụ thì toát mồ hôi.

Khổ vì chồng “mồm ngang mép dọc”

Nhiều người vợ muốn trị “bệnh” nói dai cho chồng nhưng rất khó tìm phương pháp hiệu quả

Nếu Yến có nhăn mặt, nhắc: “Sao anh hỏi lắm thế? Người ta còn bận bàn khác nữa” thì chồng tuôn ra mộttràng dài hoặc xị mặt ra dỗi.

Thủy (Thanh Xuân, Hà Nội) cóchồng “mồm ngang mép dọc”, nhất là khi ăn. Không bữa nào, anh không xăm soi sơsuất để phàn nàn với vợ. Nào là: “Khoai tây xào chưa chín. Xào thế này để đaubụng à”, lại đến “Canh cá nấu gì mà chua thế? Lại tanh nữa. Suốt ngày lênmạng mà không học được cách nấu nướng ngon miệng?”… Sau đó, anh so món này,món nọ của vợ với nhà hàng, rồi chê bai, tay nghề của vợ quá kém, may lấy đượcchồng, nếu không thì ế.

Mệt mỏi vì tan giờ làm là sấpngửa chạy về cơm nước tinh tươm mà chồng còn chê, Thủy dỗi bảo: “Em chỉ cóthế. Anh không thích thì cứ ra nhà hàng”. Có lúc, chồng im lặng, tự nguyệnđổi đề tài. Nhưng cũng có khi, anh sửng cổ, bảo vợ “dốt” còn bảo thủ. Thế là vợchồng cãi nhau.

Ngọc (Hoàn Kiếm, Hà Nội) hồi xưa,đã bỏ một anh vì anh này cái gì cũng tốt, mỗi tội lắm điều. Nhưng “tránh vỏ dưa,gặp vỏ dừa” vì người chồng hiện tại của Ngọc không những nói nhiều mà còn “nóiphét” rất giỏi. Đi đâu, anh cũng khoe không tiếc tiền cho vợ sinh con ở bệnhviện tư của nước ngoài, mất cả nghìn USD. Trong khi đó, thực chất, Ngọc sinh conở viện C.

Lần về quê, thấy bà chị họ bênnhà vợ mắc chứng viêm đại tràng mãn mà không có tiền đi khám, anh mạnh mồm bảo:“Hôm nào rảnh, anh chị cứ lên. Em có cậu bạn thân làm Trưởng khoa ở viện 108,tiền nong không thành vấn đề”. Sau đó, anh “bô lô ba la” rằng đã từng đưamột người chú bên nhà mình đi chữa đại tràng, giờ chú ấy khỏe ra sao… Rồi anh“lái” sang chuyện tình bạn “cao cả” giữa anh và người bạn kia. Hai người từnghọc chung phổ thông thế nào, thân thiết với nhau ra sau, đã từng tư vấn cho bạncách tìm người yêu thế nào, giúp bạn tìm thuê nhà ra sao… khiến cả nhà “trònmắt” lắng nghe. Ngọc còn được cả họ bên nhà mình khen tốt phúc, lấy được chồngtử tế, đảm đang lại có lòng nhân hậu.

Ai ngờ, một bữa, anh chị họ lênchơi, Ngọc báo chồng về sớm hoặc liên hệ với anh bạn ở viện thì chồng… “lặn mấttăm”. Một lúc sau, anh mới gọi điện lại, cười “hì hì”: “Em ơi, thằng đó đi họctiến sỹ bên Úc rồi, chẳng biết bao giờ về” khiến Ngọc chỉ còn biết than trời.Đến giờ, mỗi lần về quê, Ngọc vẫn còn xấu hổ với họ hàng nhưng chồng thì vẫn vuivẻ “buôn” như không.

"Sống chung với lũ"

Nói nhiều – nói ít dường như làbản tính của mỗi người, rất khó để thay đổi. Nếu bắt một người đang “phát đài”liên tục phải im lặng thì họ dễ bị ức chế tâm lý, sinh cáu bẳn; cũng có khi họlại “đấu tranh” để được nói và cứ tiếp tục nói. Nói nhiều (dù là người vợ haychồng) thì cũng đều khiến đối phương mệt mỏi và bực dọc vì cái gì nhiều quá cũngkhông tốt.

Ngoài ra, cái tật nói nhiều ở đànông thường đi kèm với chê bai, áp đặt cho vợ hoặc thích “lên lớp”, yêu cầu vợphải thế nọ, thế kia… Cũng có khi đó là những anh chồng lúc nào cũng “nổ” nhưbắp rang bơ, khiến vợ nhiều phen rơi vào cảnh ngượng ngùng với người xung quanh.

Đáng sợ hơn cả là những anh nóinhiều kiểu chê bai, dè bỉu; nói nhiều thành “nói phét” và nói nhiều trong lúcnóng giận vì khi nóng nảy, lời nói ra thường khó kiểm soát và khiến người bạnđời bị tổn thương.

Nhiều người vợ muốn trị “bệnh”nói dai cho chồng nhưng rất khó tìm phương pháp hiệu quả. Như đã nói, nếu đó làtính cách riêng thì rất khó để thay đổi, nếu như không muốn nói là bất biến.Nhưng nếu chồng nói điều gì đó không hài lòng, người vợ cần góp ý rằng: “Anh nóithế là chưa đúng”, “Anh nói thế khiến em buồn”… và chia sẻ với chồng để anh ấybiết nói cho dễ nghe hơn.

Nếu quát nạt: “Thôi, anh im đi” hoặc “Anh nói nhiều hơn đàn bà” thì chỉ khiếnchồng tự ái mà bệnh vẫn tái phát. Tốt nhất, cái gì tiếp chuyện được với chồngthì lắng nghe; nếu không, có thể hướng chồng sang chủ đề khác, thú vị hơn.

Theo  Ngọc Bình
Khổ vì chồng “mồm ngang mép dọc”



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.