Màng trinh giả mùa cưới: Đừng lấy máu đỏ lừa chồng!

Cứ mùa cưới, màng trinh giả lại “lên ngôi” bởi nhu cầu bùng nổ. Các chuyên gia tâm lý, xã hội học, sản phụ khoa nói gì về điều này?

Cứ mùa cưới, màng trinh giả lại “lên ngôi” bởi nhu cầu bùng nổ. Các chuyên gia tâm lý, xã hội học, sản phụ khoa nói gì về điều này?

Dù lý do gì cũng là lừa dối

Đó là quan điểm của chuyên gia tâm lý, xã hội học Trịnh Hòa Bình. Ông đặt ra nhiều giả thiết, tình huống cho thực tế cứ mùa cưới, màng trinh giả lại đắt hàng.

“Thời đại bây giờ, không ít những cặp đôi yêu nhau, tìm hiểu nhau, xác định đi đến hôn nhân là đã “tòm tem” trước rồi.

Nếu cô gái (đã mất cái ngàn vàng) tìm mọi cách để “giữ mình” cho đến tân hôn mới dùng màng trinh giả để lừa chồng, dù có nói là để giữ gìn hạnh phúc, tình yêu đi chăng nữa, đó vẫn là lừa dối. Lừa dối một cách chủ động.

Bởi có chủ động thì cô gái đó mới chờ đến một cái lịch “gần gũi” cố định, cụ thể để dùng màng trinh giả mà “ đặt bẫy đưa người vào tròng” chứ! Nếu đột ngột gần nhau thì làm sao biết mà dùng màng trinh giả được!”, ông nói.

Ông Trịnh Hòa Bình cho rằng, giải pháp tình thế dùng màng trinh giả để qua mắt chồng chỉ là một cách “bụng bảo dạ”, ngụy biện, chống chế cho sự lừa dối của các cô gái mà thôi.

Điều đó chứng tỏ cô gái đó không tự tin về bản thân mình, vào tình yêu và hạnh phúc mà các bên mang lại cho nhau.
 
Dùng màng trinh giả dù lý do gì đi nữa cũng là lừa dối
 
“Nếu tự tin, tôi nghĩ các cô gái nên thật lòng chia sẻ. Bởi mất “zin” đâu phải khẳng định quá khứ của cô gái đó ăn chơi, trác táng! Mà còn có thể do thể thao, va chạm về thể lực, vận động… Cứ giấu mãi, đến khi vỡ lở, hậu quả còn ghê gớm hơn.

Hoặc, cũng có trường hợp, người đàn ông “biết tỏng” bạn gái/vợ mình không còn “zin” nhưng vẫn “ngậm hột thị” để xem phản ứng ra sao.

Nếu cô gái đó dùng màng trinh giả để đánh lừa chồng, thì cảm giác người chồng bị phản bội, bị lừa dối “một cách có hệ thống, toan tính” là điều khó tránh khỏi”, nhà tâm lý học Trịnh Hòa Bình phân tích.

Theo ông Trịnh Hòa Bình, suy cho cùng, các cô gái mua màng trinh giả cũng là để cho đối phương hãnh diện vì cảm giác “lần đầu tiên”, chủ sở hữu mà thôi!

Bản chất đàn ông là ích kỷ, ai cũng muốn là người đầu tiên của mọi cô gái, nhưng lại không chấp nhận vợ mình đã qua tay người khác, hoặc mất zin dù lý do gì.

“Không thể loại trừ một bộ phận chị em bị áp lực vô hình bởi định kiến phải “hoàn tân” đề phòng chồng/bạn trai nghi ngờ, nên phải tìm cách để “hợp lý hóa” lần đầu tiên. Nhưng màng trinh đó đâu có quyết định hạnh phúc bền vững, lâu dài đâu!”, ông Trịnh Hòa Bình nói.

Sự lừa dối phá hỏng mọi thứ

“Nếu may mắn dùng được sản phẩm an toàn về chất lượng, việc dùng màng trinh giả để chứng tỏ vẫn còn trinh tiết đôi khi cũng phản tác dụng”, BS Lê Thị Kim Dung – Trưởng khoa Phụ sản – Trung tâm Y tế lao động Thái Hà (Hà Nội) nói.
 
Bà giải thích, nếu là lần đầu quan hệ, việc ra máu chỉ là một dấu hiệu nhỏ. Không ít cô gái chưa từng quan hệ tình dục nhưng không ra máu trong lần đầu vì màng trinh đàn hồi tốt hoặc quá mỏng manh, đã bị rách do các hoạt động khác.

Trừ khi nam giới trong tình trạng “tranh tối tranh sáng”, ngà say, khó tỉnh táo mới khó nhận ra màu đỏ của máu trinh tiết thật – giả như thế nào.

Nhưng sự thật thì nam giới có kinh nghiệm sẽ không xác nhận trinh tiết bằng màu đỏ của máu, mà bằng độ co khít của âm đạo và phản ứng từ cơ thể bạn đời.

Khi chị em sử dụng màng trinh giả để qua mắt chồng/bạn trai, tâm lý luôn luôn căng thẳng vì phải tìm cách làm sao cho chiếc màng trinh đó vào đúng vị trí, không rơi ra ngoài. Khi màng trinh vào đúng vị trí rồi thì họ lo sợ liệu chồng có phát hiện ra không. “Đừng lấy màu đỏ ra lừa chồng!”, BS Lê Thị Kim Dung nói.

Từ góc độ của một người phụ nữ đã có gia đình, BS Dung cho rằng, việc thiếu trung thực của người vợ có thể khiến tình cảm vợ chồng sứt mẻ.

“Thay vì chăm chăm vấn đề trinh tiết trong quá khứ, hãy sống xứng đáng với nhau trong hiện tại và tương lai. Đó là bằng chứng tốt nhất về đạo đức của mỗi con người”, BS Dung chia sẻ.

Theo GĐXH



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.