Nhiều lầm tưởng khi cúng lễ hóa vàng

Phần lớn cán bộ công chức, người làm công ăn lương, người buôn bán, dịch vụ... đều làm cỗ cúng hóa vàng tiễn tổ tiên từ mồng 3 đến mồng 5 Tết, chủ yếu là vào ngày mồng 3 Tết để còn dư thời gian thì được đi chơi và nghỉ ngơi đi làm trở lại.

Phần lớn cán bộ công chức, người làm công ăn lương, người buôn bán, dịch vụ... đều làm cỗ cúng hóa vàng tiễn tổ tiên từ mồng 3 đến mồng 5 Tết, chủ yếu là vào ngày mồng 3 Tết để còn dư thời gian thì được đi chơi và nghỉ ngơi đi làm trở lại.

Theo dân gian, hoa quả dịp Tết bày biện trên ban thờ vẫn để nguyên, nếu có hoa quả mới mua thêm thì dâng lên cúng dường, chứ không nhất thiết phải hạ hết vật phẩm cũ để bày vật phẩm mới lên.

Nhiều người lầm tưởng khi cúng hóa vàng là hạ lễ vật cúng dường ngày Tết, rồi thay mới hết. Như thế chưa hẳn là đúng, mà theo dân gian là phải để nguyên vật phẩm Tết trên ban thờ mới gọi là lễ hóa vàng.

Ảnh minh họa

Theo cuốn "Hương nhang cổ truyền Bồ Đề Tâm", mâm cỗ hóa vàng mới gồm: Hương, hoa tươi, quả tươi, trà, trầu cau (thường là 1 – 3 quả cau còn cuống với một lá trầu), đèn, nến, rượu, vàng mã…

Mâm cỗ hóa vàng tùy nhà mà làm cỗ chay, hoặc cỗ mặn nhưng bày biện đầy đặn, trang nghiêm và sạch sẽ.

Gần hết 1 tuần hương thì bắt đầu hóa vàng tiền mã. Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau. Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới. Rồi lần lượt hóa hết chỗ vàng mã đã bày mấy ngày Tết.

Cuối cùng lễ 3 vái, xin gia tiên phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, bình an rồi xin phép hạ lễ cho con cháu thụ lộc, và chia vật phẩm (chia lộc) cho con cháu.

Theo các nhà sư thì trong Phật giáo không đốt vàng mã vào bất cứ dịp nào, cũng không dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Nhưng việc này cần có thời gian để người dân có thể hiểu và từ bỏ thói quen này.

Bài khấn lễ hóa vàng (tạ năm mới)

Hiện có nhiều bái khấn cổ truyền lưu truyền trong dân gian Việt Nam, bài khấn sau trong cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam, do Thượng tọa Thích Thanh Duệ thẩm định và chỉnh lý:

Nam mô a di đà phật

Nam mô A di đà phật

Nam mô A di đà phật

-Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư phật mười phương.

-Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

-Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch, Tôn thần.

-Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, nội ngoại tiên linh.

Tín chủ chúng con là…

Ngụ tại ...

Hôm nay là ngày mồng..... tháng Giêng năm....

Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa, nước quả, kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu, dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã  qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ thôn thần, rước tiễn tiên linh, trở về âm giới.

Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc, cúi xin chứng giám.

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Theo GĐXH



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.