Những cô gái "thờ phụng" người yêu

"Gái có công thì chồng chẳng phụ", "Lạt mềm buộc chặt", "Yêu trước tiên là phải biết cho đi"... Áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách mù quáng, nhiều cô gái đã tự biến mình thành những "nữ tư tế" của ngôi đền Tình yêu: chăm sóc, phục vụ người tình hết lòng mà chẳng nhận lại được điều gì.

"Gái có công thì chồng chẳng phụ", "Lạtmềm buộc chặt", "Yêu  trước tiên là phải biết cho đi"... Áp dụng những kinhnghiệm ấy một cách mù quáng, nhiều cô gái đã tự biến mình thành những "nữ tư tế"của ngôi đền Tình yêu: chăm sóc, phục vụ người tình hết lòng mà chẳng nhận lạiđược điều gì.

Những nữ tư tế của tình yêu

Bạnbè thường gọi Nhi là Nữ tư tế của tình yêu. Cái biệt danh ấy bắt nguồn từ cách thờphụng người yêu và tình yêu của Nhi. 19 tuổi, vừa bước chân vào ngưỡng cửa đạihọc, Nhi phải lòng một chàng tên Duy, từ tỉnh lên thành phố học. Tiếng là contrai tỉnh, nhưng Duy thuộc hàng "công tử Bạc Liêu", xài tiền như nước, bồ bịchlăng nhăng nổi tiếng; trong khi Nhi là con gái một gia đình nhà giáo, sống nềnếp, ngoan hiền.

Những cô gái "thờ phụng" người yêu

Ảnh minh họa

Duychiếm được trái tim trong sáng của Nhi khá dễ dàng, đến mức chàng trai tỉnh cũngbất ngờ vì "cuộc thử sức với gái Sài Gòn" hóa ra chẳng có gì là khó khăn. Chínhvì thế, chỉ sau một tuần hẹn hò và hôn được Nhi là anh chàng đã thấy... chán.Anh ta chán cái vẻ hiền thục, nhẫn nhịn và "dễ bảo" của Nhi. Chỉ có một điều làmDuy thấy thuận lợi là căn phòng trọ khang trang và đầy đủ tiện nghi của anh tagiờ đây tự dưng có người dọn dẹp, lau chùi, thậm chí cắm hoa mỗi ngày một cáchrất cần mẫn.

Chuyện Duy chán Nhi ai cũng thấy,bởi anh ta đối xử với Nhi hết sức trịch thượng, kẻ cả. Trong phòng trọ, Duy xảrác, đồ đạc quăng bừa bãi. Chỉ cần một hôm Nhi không ghé dọn là nó đã thành một...bãi rác. Có lần Nhi trách yêu Duy: "Anh bừa bãi quá", Duy bảo ngay: "Anhbừa em mới có cớ đến dọn dẹp chứ. Nhiệm vụ mỗi ngày của em mà". Nhi im lặngdù lòng chẳng vui gì.

Điềutệ nhất là Duy chẳng bao giờ thừa nhận tình yêu của hai người với bất kỳ ai. Ngaytrong trường, Duy vẫn cứ tán tỉnh hết cô này đến cô khác. Bạn bè bức xúc, hỏiNhi sao vậy, cô trả lời: "Đàn ông là vậy, mình hy sinh, mình chăm sóc hếtlòng, “Lạt mềm buộc chặt” ràng buộc anh ấy như thế, tự anh ấy sẽ  thấy chẳng aihơn mình mà quay về". Tâm niệm trong đầu như thế nên Nhi chấp nhận mọi thiệtthòi, kể cả chuyện phá thai hết lần này đến lần khác, chỉ đề "không làm trái lờianh ấy, để anh ấy được nhẹ nhàng, thanh thản". Chỉ hết năm thứ hai đại học, côtrở nên ốm o gầy mòn, trong khi Duy nhơn nhơn hưởng thụ sự chăm sóc hết lòng củangười yêu mà không có một lời hứa hẹn nào.

Không đến nỗi bất hạnh như Nhi,Minh Trang, một cô giáo mẫu giáo xinh xắn, ngoan hiền, cuối cùng cũng lấy đượcngười mình yêu vào năm thứ hai của tình yêu, khi cái thai trong bụng cô đã bốntháng, bác sĩ bảo không thể bỏ được nữa. Lấy chồng trong tư thế bị buộc tội là "épchồng", Trang tự biến mình thành một người phục vụ, một quản gia, một vú em...của gia đình vô điều kiện.

Là phóng viên của một tờ báo lớn,tiền bạc, tiếng tăm đều có đủ, Quang - chồng Trang không hẳn đã chọn Trang làm vợ,chi vì không phải là kẻ vô lương tâm, nên anh ta chấp nhận gánh  trách nhiệm màmình đã gây ra cho một cô gái "con nhà lành". Tuy nhiên, cuộc hôn nhân không baogiờ làm anh ta hài lòng. Trong mắt Quang, Trang là một cô gái kém cỏi, nhạt nhẽovà "hiền quá hóa ngu". 

Do tính chất công việc, mỗi ngàyanh tiếp xúc với bao phụ nữ cá tính, thông minh, sắc sảo. Họ làm Quang ngày càngcó cảm giác chán ngán vợ. Tâm sự với bạn bè, không ít lần Quang nói: "Nhiềungười bảo mình may mắn, lấy được cô vợ hiền, coi mình như ông vua, bảo gì nghenấy mà đâu biết cái hiền đó giờ như gông đeo vào cổ mình. Mình cũng chẳng biếtmình đang hạnh phúc hay bất hạnh nữa, chỉ  biết cuộc sống như thế... chán quá". 

Sựhy sinh... vô giá

Bốnnăm sau khi tốt nghiệp đại học, Nhi đã trải qua thêm hai cuộc tình nữa nhưngcũng chẳng. Bạn bè thân cho rằng: “ Nó hy sinh quá nhiều, tận tụy quá nhiều,nên riết rồi mấy người yêu nó giống như ăn no, ăn thừa, chả ai còn thấy điều gìquý giá nữa”. Chỉ có Nhi là vẫn khăng khăng với niềm tự hào của riêng mình:“Trên đời này có mấy ai biết yêu như mình. Yêu là phải hy sinh bản thân mìnhcho người yêu. Rồi mình sẽ tìm ra người biết hiểu và trân trọng tình yêu củamình”.

Còn Trang, dù hiều chồng coithường mình nhưng cô vẫn lý luận đơn giản: "Với mình anh ấy có cảm giác làmột ông hoàng thì chẳng bao giờ anh ấy dám bỏ mình đề ra đi", dù không ít lần bịchồng tỏ thái độ coi thường một cách công khai, cô cũng không khỏi có cảm giáctủi thân. Cho đến một lần, khi cô nằm bệnh một chỗ suốt một ngày trời, chồngcũng không hỏi han, không nấu cho cái gì ăn, còn đi nhậu đến khuya mới về, cômới nhận ra một điều: "Hình như chưa bao giờ anh ấy nghĩ đến chuyện cho mình mộtniềm vui nào đó, dù rất nhỏ nhoi. Những gì mình làm cho anh ấy, cho gia đình, đãbị anh ấy cho là nghĩa vụ của mình.

Thậm chí, hình như đó cònnhưsự ban ơn của anh ấy cho mình. Có lẽ mình chỉ còn giá trị đối với anh ấy khicòn làm lụng, chăm sóc, lo lắng cho anh ấy. Một thứ giá trị chẳng khác gì củangười làm công không lương. Nói đúng ra là cũng có một thứ được coi như lương làđược ở gần và được tiếng là vợ anh ấy. Cái thứ giá trị ấy sẽ biến mất ngaykhi mình hết khả năng chu toàn mọi việc"

Quả thật trong tình yêu cầncó sự hy sinh và cái giá của nó là không thể tính toán được. Tuy nhiên điềuđó không có nghĩa là biến sự hy sinh của mình thành vô giá trị như các "nữtư tế" của tình yêu kể trên. Cho đi và nhận lại trong ý nghĩa tinh thần củatình yêu bao giờ cũng phải ngang bằng nhau thì mỗi người mới tìm thấy hạnhphúc thật sự. Đó cũng là bài học mà nhiều phụ nữ phải biết rút ra cho mình:Hãy yêu hết mình, nhưng đừng quên đi bản thân mình. Nếu bạn cho rằng mình vôgiá trị trong tình yêu thì liệu người ta có còn nhớ đến bạn nữa hay không?

Theo Song Văn
Những cô gái "thờ phụng" người yêu



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.