Triết lý Tết

Tết là một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc ta. So với các ngày lễ trong năm thì lễ Tết Nguyên đán là quan trọng hơn cả, nó nhằm tổng kết một năm lao động cật lực và vạch ra phương hướng, kế hoạch cho năm tới. Vì vậy, trong những ngày này, mọi công việc làm ăn, sản xuất phải tạm gác lại để chuẩn bị đón Tết.

Tết là một nét sinh hoạt vănhóa truyền thống của dân tộc ta. So với các ngày lễ trong năm thì lễ TếtNguyên đán là quan trọng hơn cả, nó nhằm tổng kết một năm lao động cật lựcvà vạch ra phương hướng, kế hoạch cho năm tới. Vì vậy, trong những ngày này,mọi công việc làm ăn, sản xuất phải tạm gác lại để chuẩn bị đón Tết.

Tết Nguyên đán thực chất làlễ đầu năm mới. “Nguyên” là “đầu tiên”, còn “Đán” là “buổi sớm”, “Nguyên đán”là buổi sớm đầu tiên của tháng đầu tiên của năm mới. Vì vậy, ngày Tết đượcxem là ngày quan trọng nhất trong năm, và trong đó quan trọng nhất là ngàymồng một, được tính kể từ thời khắc giao thừa đã qua.

Triết lý Tết

Thực chất, kể từ ngày đưa ôngTáo về trời - ngày 23 tháng chạp đã được dân gian xem là Tết rồi, cho nênngười ta mới gọi ngày 23 tháng chạp là ngày 23 Tết. Gọi như vậy cũng có lý,khởi sự đầu tiên cho việc cúng kiến trong gia đình để đón chào năm mới làcúng ông Táo.

Ông Táo được xem là vị thầntại gia, vị thần bếp núc - bản nguyên của nhà từ khi có lửa trong lịch sửloài người, cũng là thời điểm xác minh sự tiến hóa của loài người. Ngoài ra,trong tâm thức dân gian, ông Táo còn được xem là vị thần trông coi mọi việccủa gia chủ. Mọi điều tốt xấu của gia chủ làm trong năm đều được ông Táo ghilại cẩn thận trong sổ sách để cuối năm lên báo cáo với Ngọc Hoàng.

Theo đó, ai làm việc tốt sẽđược Ngọc Hoàng ban phước lành, bằng ngược lại ai làm điều ác sẽ bị NgọcHoàng trị tội. Vì lẽ đó mà, ngày 23 Tết được gọi là ngày đưa ông Táo về trời.Người ta mua bánh trái để cúng tiễn ông, mua cá chép, hoặc ngựa bằng giấycúng ông để ông cưỡi lên trời.

Và cũng từ ngày 23 Tết trở đi,mọi công việc đồng áng, làm ăn buôn bán cũng tạm dừng. Ngày xưa, từ các tỉnh,huyện, thị trấn cũng phải đóng cửa nghỉ kể từ ngày này, chốn công đường cũngđược niêm phong không xét xử gì hết, do đó nhà tù cũng không tiếp nhận tùnhân mới.

Có thể nói, đặc trưng văn hóađiển hình nhất của Tết Nguyên đán là nếp sống cộng đồng. Từ ngày 23 thángchạp là ngày cúng Táo Quân mà dân gian quen gọi là đưa ông Táo về trời,người người nô nức đi chợ Tết và chợ Tết có thể coi là thước đo sự ấm no củamọi người, mọi nhà trong năm.

Thức cúng ông Táo rất đơngiản, gồm: trà, rượu, gạo, muối, bánh, trái cây… nhà nào khấm khá hơn thìcúng thêm một con gà. Cúng xong, người ta rải gạo, muối ra xung quanh, cầuchúc những lời tốt lành cho năm mới. Lễ cúng đưa ông Táo về trời là một hànhvi tượng trưng cho sự hướng tới đạo đức, hướng tới điều phúc trong năm.

Đêm 30 Tết - đêm giao thừa(tháng thiếu là 29) là thời khắc thiêng liêng nhất, là sự bàn giao của đất -trời, sự bàn giao của các vị hành khiển năm cũ cho các vị hành khiển nămmới.

Đúng 12 giờ đêm, người ta bàythức cúng ra cúng trời đất, tạ ơn đất trời. “Tống cựu nghinh tân”, tống đinhững gì xui xẻo trong năm cũ, đón nhận những điều tốt đẹp cho năm mới.Không khí đêm giao thừa vừa tĩnh lặng vừa rộn ràng, vừa êm đềm, vừa sôi động,tạo cho con người những cảm giác vui tươi, tràn ngập niềm hân hoan đón mừngnăm mới.

Từ phút giao thừa, sự sốnghồi sinh tới ngày 7 được coi là hoàn toàn hồi phục. Mồng bảy Tết là ngàykhai hạ, hạ nêu coi như kết thúc Tết. Người ta làm lễ “khai ấn” các công thựquan lại và triều đình. Mọi sinh hoạt đời thường được xem là tiếp tục…

Sáng mồng một, mọi người đềudậy sớm, người lớn thì lo sửa soạn đồ cúng, trẻ con thì nôn nao được mặc đồmới và chờ tiền “lì-xì” nên chúng cũng dậy sớm theo. Thức cúng ngày Tết có:trà, mứt, bánh, kẹo, thịt, cá… đặc biệt là ở bàn thờ tổ tiên không thể thiếumâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả có năm loại, thểhiện quan niệm theo triết lý phương Đông, nghĩa là năm yếu tố cấu tạo thànhvũ trụ: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, còn gọi là Ngũ Hành. Mâm ngũ quả trong Namthường có: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài mà theo quan niệm dân gian là:cầu sung vừa đủ xài. Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc xuân càngquý, dâng lộc trời cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu xuân thật làmột tục lệ đẹp, đầy nét nhân văn.

Ngày Tết Nguyên đán, ngoài sựcúng lễ gia tiên là hệ trọng nhất, người trong nhà còn có cái lễ mừng tuổicho nhau nữa. Người nhỏ tuổi mừng tuổi ông bà, chúc mừng thêm tuổi và chúcmọi sự tốt lành; còn người lớn tuổi thì mừng lại bằng cách “lì-xì” cho concháu và cũng chúc mọi điều tốt.

Ngày mồng hai hay mồng baTết, bà con quen thuộc thường đến thăm nhau, mừng tuổi, chúc tụng năm mới ankhang thịnh vượng. Điều này làm thắt chặt thêm tính cộng đồng có từ xa xưa.Đi chợ Tết không chỉ để mua bán, vui chơi mà còn tìm đến “tọa độ tình cảm”của cộng đồng, du xuân không những là dịp để thưởng ngoạn và hòa đồng vàocái xuân thiên nhiên mà còn mở rộng tình cảm cộng đồng và mở lối cho tìnhcảm lứa đôi.

Ngày nay, đất nước đang trênđường đổi mới, do đó có một số phong tục, tập quán cũng phải thay đổi chophù hợp với sự tiến bộ của xã hội. Có một số tập tục trong ngày Tết xưakhông còn phù hợp với xã hội hiện nay đã bị loại bỏ.

Nhưng dù thế nào đi nữa, ngàyTết Nguyên đán vẫn là ngày Tết lớn nhất trong năm, mang tính nhân văn vôcùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn của một nét đặc trưng bản sắc văn hóaViệt Nam. Và Tết Nguyên đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con ngườivới thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làngtrong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đờisống tâm linh.

Theo Kiều Trang
Triết lý Tết



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.