- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bắt ghen: Liệu có cần thiết?
Hành vi của ngoại tình thường là lén lút. Dù biết việc tìm kiếm chứng cứ khá khó khăn, mất nhiều thời gian, công sức, tiền của... nhưng không ít người vẫn quyết truy tìm và thu thập bằng chứng khi phát hiện chồng hoặc vợ mình có biểu hiện ngoại tình.
Hành vi của ngoạitình thường là lén lút. Dù biết việc tìm kiếm chứng cứ khá khó khăn,mất nhiều thời gian, công sức, tiền của... nhưng không ít người vẫnquyết truy tìm và thu thập bằng chứng khi phát hiện chồng hoặc vợmình có biểu hiện ngoại tình.
Việc làm này có cầnthiết không, có giúp ích gì cho các bên trong việc giữ gìn hạnh phúchoặc để giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình không?
Ngàn lẻ một lý dobắt ghen
Chị Y. (ở Q.7), cóchồng là giám đốc một doanh nghiệp. Chị phát hiện chồng mình ngoạitình nhiều năm nhưng không có bằng chứng cụ thể. Công việc của chồngchị là thường xuyên đi đến các công trình xây dựng trong và ngoàithành phố nên rất ít khi ở nhà. Những lúc vợ chồng bên nhau, chị Y.nghi ngờ dò hỏi thì chồng chị cứ chối phăng, còn thách thức: “Côcó bằng chứng gì không, không có thì đừng nói nữa!”. Để bụng câunói ấy, chị quyết tìm bằng chứng.
Ảnh minh họa |
Hằng ngày, chị thuêxe ôm, bịt mặt kín mít, lân la đến các công trường, chỗ ăn, chỗ nghỉcủa chồng để tìm kiếm bằng chứng ngoại tình. Sau một tháng bỏ bê giađình, con cái tìm kiếm tại TP.HCM không có kết quả gì, chị thuê thámtử tư bám theo chồng chị đi các tỉnh. Sau một thời gian hợp đồng vớimột đơn vị thực hiện dịch vụ “cung cấp thông tin”, cuối cùng chị cótrong tay bằng chứng chồng mình đang chung sống như vợ chồng với mộtcô gái ở tỉnh L.A.
Có bằng chứng, chị Y.tiến hành “vạch mặt” chồng. Nói chuyện ở nhà “êm dịu” chồng vẫnchối, chị đến công trường, văn phòng công ty; đến nơi ở của cô gáimà chồng mình ngoại tình “quậy” tưng bừng. Xấu hổ, chồng chị “ngửabài”: “Đúng, tôi đã ngoại tình đấy, nhưng nguyên nhân có phần lỗicủa cô. Cô làm như vậy là quá đáng, là bôi tro trét trấu vào tôi.Giờ nếu chấp nhận tôi hai vợ thì tiếp tục chung sống, nếu không thìly hôn”.
Chị không thể chấpnhận cảnh chồng chung, nhưng vẫn cứ thách thức, nên chồng chị đã đưađơn xin ly hôn. Dù hụt hẫng và tức giận, nhưng chị cho rằng chồngmình có lỗi, mình đã có bằng chứng nên tòa án (TA) không thể giảiquyết cho ly hôn một cách dễ dàng. Nghĩ vậy, chị tiếp tục tìm kiếmthêm chứng cứ để sau này cung cấp cho tòa.
Cuối cùng, TA vẫnquyết định cho người chồng được ly hôn với nhận định: “Tìnhtrạng mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng, các bên có hành vi xúc phạm đếndanh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau; bà Y. không đồng ý ly hônnhưng khi vợ chồng có mâu thuẫn, bà không có biện pháp nào để vunđắp, hàn gắn mà chỉ lo bắt ghen, đánh ghen, tìm kiếm bằng chứngngoại tình của chồng v.v...”.
Chị M.L. ở Q.BìnhThạnh cũng là nạn nhân của việc ngoại tình, mà theo chị thì chồngmình đã “hết thuốc chữa”. Không ghen tuông, không làm lớn chuyện, màứng xử theo cách “lạt mềm buộc chặt” nhưng chị vẫn thất bại trongviệc kéo chồng về với mình. Hiện tình cảm vợ chồng đã cạn, không thểnào chung sống được nữa, chị quyết định ly hôn nhưng lại chưa tiếnhành ngay mà còn muốn dành thời gian để truy tìm bằng chứng ngoạitình của chồng.
Khi luật sư hỏi tìnhcảm vợ chồng không còn thì tìm kiếm bằng chứng chồng ngoại tình đểlàm gì, chị nói: “Tôi muốn việc ly hôn phải có lý do chính đáng,đó là do chồng tôi ngoại tình, không chung thủy. Nếu ra tòa khaichung chung mà không có bằng chứng cụ thể thì anh ấy sẽ cãi và TAcũng không chấp nhận. Mặt khác, bằng chứng ngoại tình còn để TA bảovệ việc phân chia tài sản cho tôi khi ly hôn, vì tôi nghe nói bênnào có lỗi dẫn đến việc ly hôn thì tùy mức độ sẽ không được chiatài sản hoặc chia tài sản ít hơn so với người kia(!?)”.
Anh H. nhà ở Q.5, thìmang nỗi niềm khác. Anh đã 40 tuổi, cưới vợ trẻ hơn mình 17 tuổi vàhiện đã có một đứa con chung bốn tuổi. Cuộc sống vợ chồng phát sinhnhiều chuyện lục đục, mâu thuẫn, cãi vã nhau, nguyên nhân chỉ vì anhnghi ngờ vợ có nhân tình bên ngoài. Sau khi kết hôn, anh nối nghiệpgia đình chỉ ở nhà buôn bán, vợ anh làm cho một công ty du lịch.
“Gái một con”, lạimới vừa qua tuổi đôi mươi nên vợ anh có khá nhiều người đeo đuổi.Mâu thuẫn vợ chồng ngày càng trầm trọng khi anh bắt được nhiều tinnhắn hẹn hò, yêu đương... lưu trong máy của vợ. Anh đã cho ngườitheo dõi để có thể “bắt tận tay” việc ngoại tình của vợ mình. Khichuyên viên tư vấn hỏi việc “bắt tận tay” để làm gì, anh bảo: “Thật ra, tôi cũng không thiết tha níu kéo, hàn gắn nếu cô ấy cốtình phản bội tôi để theo trai. Tôi muốn có bằng chứng ngoại tình đểxin tòa án giải quyết cho tôi được quyền nuôi con. Tôi nghĩ, ngườiđàn bà đã lập gia đình mà có hành vi ngoại tình là hư đốn, thiếu đạođức, không đủ tư cách để nuôi dạy và chăm sóc con. Mặt khác, contrai tôi là cháu đích tôn của gia đình, nên bằng mọi cách tôi phải“giữ” được cháu”.
Tình và lý
Có cần thiết phải thuê người để theo dõi chồng/vợ mình? |
Ngày nay, không ít vụly hôn là do một bên ngoại tình, nhưng Luật Hôn nhân và gia đìnhkhông có quy định nào về vấn đề này mà chỉ quy định căn cứ cho lyhôn như sau: “TA xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạngtrầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhânkhông đạt được thì TA quyết định cho ly hôn”. Theo đó, nếu quahồ sơ đơn xin ly hôn, qua trình bày tại tòa, nếu nhận thấy có căn cứđể cho ly hôn thì TA sẽ chấp nhận yêu cầu xin ly hôn, ngược lại nếukhông có đủ căn cứ ly hôn, TA sẽ không chấp nhận, tức “bác” yêu cầuxin ly hôn.
Việc ngoại tình, nếucó, thì cũng chỉ thêm cơ sở để TA nhận định tình trạng vợ chồng trầmtrọng hoặc nhận định đời sống chung không thể kéo dài (theo hướngdẫn tại mục 8, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP, ngày 23/12/2000 củaHội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao), chứ không phải là căncứ pháp lý duy nhất để tòa quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhậnyêu cầu xin ly hôn của đương sự.
Như vậy, trong trườnghợp muốn ly hôn, không nhất thiết phải có bằng chứng về việc ngoạitình và bằng chứng ngoại tình, nếu có, cũng không phải là căn cứpháp lý để TA “bác” đơn của người kia. Mặt khác, về đường lối vàquan điểm xét xử, TA cũng không căn cứ vào yếu tố lỗi cũng như địnhkiến về lỗi của các bên khi ly hôn. Vì thế, việc các bên cố công tìmkiếm yếu tố lỗi hoặc đổ lỗi cho nhau… cũng không có tác dụng hoặc ýnghĩa gì khi tòa giải quyết việc ly hôn, mà chỉ làm tổn thương thêmcho nhau.
Về việc nuôi con saukhi ly hôn, luật chỉ quy định: “Nếu vợ, chồng không thỏa thuậnđược thì TA quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứvào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lênthì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới batuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không cóthỏa thuận khác”.
Như vậy, căn cứ quantrọng nhất mà pháp luật quy định để TA quyết định giao con cho mộtbên nuôi là căn cứ và quyền lợi về mọi mặt của con. Nghĩa là ở vớiai mà con được nuôi dạy, chăm sóc trong điều kiện tốt nhất để có thểphát triển hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, đạo đức…, TA sẽ giao chongười đó nuôi. Điều kiện để được xem xét ở đây là về mọi mặt, như:nhà ở, thu nhập, công việc làm, kinh nghiệm nuôi con, môi trườngsống, thời gian trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con.
Giả sử người cha hoặcmẹ có hành vi ngoại tình nhưng vẫn yêu thương, quan tâm, chăm sóc vàcó trách nhiệm với con, thì trên thực tế cũng không ảnh hưởng gì đếnquyền được nuôi con. Rõ ràng, việc tìm kiếm bằng chứng về ngoại tìnhtrong trường hợp này cũng sẽ không có ý nghĩa gì.
Trong trường hợp cótranh chấp về chia tài sản chung khi ly hôn, TA sẽ quyết định theonguyên tắc: “Chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên,tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập,duy trì, phát triển tài sản…”. Luật Hôn nhân và gia đình hiệnhành không có một điều khoản nào quy định một bên ngoại tình hoặc cólỗi dẫn đến ly hôn thì không được chia hoặc được chia tài sản ít hơnso với người kia. Trong các quy định về xử phạt hành chính hoặc xửlý hình sự về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng cũngkhông quy định biện pháp chế tài bổ sung như là: tước, tịch thu,hoặc hạn chế trong việc chia tài sản của người có hành vi vi phạm.
Do vậy, có thể nói,dù một bên có hành vi ngoại tình, với lỗi nghiêm trọng đi chăng nữa,họ vẫn được chia tài sản chung theo quy định của pháp luật, việc tìmkiếm bằng chứng về ngoại tình trong trường hợp này là hoàn toànkhông cần thiết.
Theo LS HuỳnhMinh Vũ
PNO
-
Yêu7 giờ trướcKhoảnh khắc đứng trước di ảnh của người cha trong lễ vu quy, cô dâu Trà Vinh khóc đến mức đôi mắt và hai gò má ửng đỏ.
-
Yêu1 ngày trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Yêu1 ngày trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.
-
Yêu1 ngày trướcSau nhiều lần tích cực “bật đèn xanh”, cô gái Thanh Hóa đã nhận được lời tỏ tình chân thành của chàng trai Malaysia.
-
Yêu2 ngày trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
-
Yêu2 ngày trướcNhiều người luôn thấy mình nghèo mà không nhận ra một điều: Hôn nhân có thể giúp họ giàu lên.
-
Yêu2 ngày trướcVới hai cô gái, đám cưới từng là giấc mơ xa vời. Tuy vậy, nhờ tấm lòng bao dung và sự thấu hiểu của mẹ, cả hai đã được khoác áo cô dâu.
-
Yêu2 ngày trướcChúng ta luôn ngưỡng mộ những cuộc tình già, đôi bàn tay nhăn nheo vẫn không rời tay nhau. Rồi tự hỏi: Làm sao để giữ được một tình yêu bền bỉ đến thế?
-
Yêu3 ngày trước"Overthinking" là một hội chứng tâm lý suy nghĩ quá mức và có thể dẫn đến trầm cảm. Đôi khi, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ta cưới một người… overthinking, nhìn đâu cũng ra lo lắng!
-
Yêu3 ngày trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
-
Yêu3 ngày trướcTrong bức thư gửi mẹ chồng cuối chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 411, nàng dâu xúc động chia sẻ tình cảm của mình dành cho mẹ.
-
Yêu3 ngày trướcSau khi nói chuyện, cô gái nhận ra mình và đàng trai có nhiều điểm không phù hợp nên quyết định từ chối, dù chưa ngồi vào ghế nóng của chương trình “Bạn muốn hẹn hò”.
-
Yêu3 ngày trướcVì tờ thực đơn đặc biệt với 14 món ăn được đặt tên độc lạ, chú rể Yên Bái gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười”.
-
Yêu4 ngày trướcBao nhiêu người đàn ông, à không, bao nhiêu người phụ nữ đồng ý với câu nói này của tôi? Bởi tôi biết, đàn ông đồng ý với câu nói này của tôi sẽ không lên tiếng đâu. Sao phải lên tiếng khi điều đó là một hiển nhiên mà họ đã làm mãi rồi! Những người đàn ông thành ý vẫn còn rất đông ngoài kia!