Chống bạo lực gia đình: Không chỉ tuyên truyền cho đàn ông

"Mình là đàn ông, mình chốngbạo lực gia đình" Thời gian gần đây Slogan của Dự án phóng chống bạo lực giađình này liên tục được phát trên truyền hình.

"Mình là đàn ông, mình chốngbạo lực gia đình" - Thời gian gần đây Slogan của Dự án phóng chống bạo lực giađình này liên tục được phát trên truyền hình. Đây là một tín hiệu tích cực đểgiảm những bi kịch từ gia đình gây nên. Tuy nhiên nếu chỉ có mình đàn ông dươngcao Slogan chống bạo lực thì hiệu quả mới được một nửa. Bởi một phần bạo lực giađình tồn tại chín từ bản thân phụ nữ.

Phụ nữ "giữ" bạo lực gia đình?

Điều này nghe có vẻ hơi vô lýnhưng thực tế đã có nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình lại chính làthủ phạm giúp bạo lực tồn tại hết năm này qua năm khác.

Chị Lê Thị M (BV,HN) đã gần 7 nămnay sống trong cảnh bạo lực mà không hề có một sự phản kháng. Chồng chị, mộtngười đàn ông thuâng nông, nát rượu. Hễ cứ có rượu vào là anh ta tự cho mình"cái quyền" đánh vợ. Một tuần dăm ba trận đòn thâm tím mặt mày, có hôm ra đồnglàm việc, chị M chân thấp chân cao vì trận đòn của chồng đêm qua. Thế nhưngngoài việc chịu đòn ra, chị M không có một phản kháng nào để bảo vệ bản thân.

Chống bạo lực gia đình: Không chỉ tuyên truyền cho đàn ông
(ảnh minh họa)

Khi nghe tôi hỏi tại sao mỗi lầnbị chồng đánh chị lại không đến nhờ gia đình nội, ngoại để can thiệp; hoặc caohơn nữa là nhờ chính quyền vào cuộc. Tôi cũng nói về Luật phòng chống bạo lựcgia đình đã có hiệu lực, bất kỳ hành động ngược đãi, hành hạ vợ của  người chồngnào cũng có thể bị pháp luật nghiêm trị. Tuy nhiên, thái độ của chị M vẫn khôngthay đổi khi nghe thông tin ấy từ tôi. Chị bảo, chồng chị cũng là người hiềnlành, chịu khó làm ăn. Chỉ duy nhất có mỗi cái tội là nát rượu, cứ rượu vào làkhông làm chủ được bản thân, đánh vợ đánh con. Khi tỉnh rượu rồi thì lại ngoanngoãn nghe lời vợ, chịu khó làm ăn đến nơi đến chốn. Vì vậy, dù có bị đánh vàiba trận đòn, chị cũng cam chịu cho yên nhà yên cửa. Giờ mà lại gọi họ hàng vàocan thiệp, rồi thì mâu thuẫn, vợ chồng hết tình hết nghĩa, nhà cửa tan hoang,con cái bơ vơ. Chính vì suy nghĩ ấy nên dù có bị chồng đánh đập chị cũng cốtránh hoặc là chịu trận. Cái lý chịu đựng ấy của chị M đã vô tình biến chị thànhthủ phạm "giữ" cho bạo lực gia đình tồn tại suốt 7 năm trời.

Đó là câu chuyện mà tôi bắt gặp ởmột làng quê thuần nông còn nặng nhiều hủ tục. Người phụ nữ khi đã lấy chồng làchấp nhận mọi sướng khổ để giữ gia đình không đổ vỡ bởi chuyện ly hôn đối vợ họrất khó chấp nhận. Cứ tưởng người phụ nữ nông thôn, ít học nhận thức về phápluật còn kém nên mới có những suy nghĩ nông nổi, biến cuộc đời mình giam hãmtrong vòng quay của bạo lực gia đình. Thế nhưng ngay ở những thành phố lớn, nơingười phụ nữ được học hành, có nhận thức hiểu biết rõ ràng về pháp luật; thậmchí học cũng thuộc cả Luật phòng chống bạo lực gia đình vẫn có cảnh phụ nữ âmthầm lặng lẽ chấp nhận sống chung với đòn roi.

Tại các nhà hỗ trợ, nhà tạm lánhcho các nạn nhân bị bạo lực gia đình, tôi gặp không ít phụ nữ có địa vị, họcthức hẳn hoi. Họ đã từng là nạn nhân của bạo lực nhưng vẫn cố gắng chịu đựng vàsống chung với những lý do riêng. Để rồi cuối cùng, bản thân không chịu nổi mớitìm đến các ngôi nhà tạm lánh.

Chị Trần Vũ Ng nguyên là một cánbộ nhà nước thuộc cấp Bộ đàng hoàng. Những năm tháng còn giữ cương vị, chị đãtrở thành một thủ phạm "bảo vệ" sự hành hạ của chồng đối với bản thân. Chồng chịcũng là một cán bộ lãnh đại hẳn hoi. Tuy nhiên khác hẳn với vẻ đạo mạo, đànghoàng ở cơ quan bao nhiêu thì trong gia đình, chồng chị lại là người cục tínhbấy nhiêu. Hễ không vừa lòng điều gì là sẵn sàng thượng cẳng chân hạ cẳng tayngay đối với vợ. Hai đứa con từ nhỏ cho đến lớn sợ bố một phép. Chị kể có lần cảgia đình về quê chơi, thằng lớn mải mê chơi để bố tìm mãi không được, lại còngây ra hậu quả khiến bố mẹ phải bồi thường cho người ta một số tiền khá lớn.Chồng chị tức giận cầm ngược hai chân con sốc mặt con ngay xuống cái ao trongvườn. Thằng con sợ phát khiếp, mặt cắt không còn giọt máu, khóc không ra tiếngkhiến cả nhà hồn vía lên mây, vậy mà chồng chị vẫn bình thản. Khi thằng bé hoànhồn, anh còn bảo nếu lần sau tái phạm sẽ dùng tiếp hình phạt đó.

Với con là vậy, với chị, anh lạicàng không tiếc tay. Thỉnh thoảng chị đi làm phải đeo kính đen nói dối là đaumắt chứ thực ra là che vết bầm tím do hậu quả từ cái tát của chồng mà chị khôngtránh kịp. Những vết bầm tím ở những nơi được quần áo che hộ cũng không phải làít. Thế nhưng chị không hề hé môi cho một ai biết chuyện mình bị bạo hành. Bởithanh danh, địa vị, chị không thể công khai bản thân bị ngược đãi. Sự bao che ấyvô tình khiến cho việc ngược đãi vợ của chồng chị tồn tại trong một thời giandài. Và sự việc chỉ được vỡ tung ra khi chị bị chồng đánh đến nỗi phải cấp cứu.Sau trận đòn thập tử nhất sinh ấy, chị tìm đến nhà hỗ trợ mông muốn được cách lychồng một thời gian để xem xét có tồn tại tiếp cuộc hôn nhân nhuốm đầy bạo lựcnữa hay không?

Đàn ông chống, phụ nữ phảibiết cách tự "cởi trói"

Đàn ông là thủ phạm chủ yếu gâyra bạo lực gia đình. Điều này không còn phải bàn cãi. Thế nhưng bên cạnh việctuyên truyền, ngăn chặn và xử phạt đối với đàn ông thì việc tuyên truyền cho chịem cũng rất cần. Bởi một khi nạn nhân không chịu thừa nhận và công khai thì việcchồng cũng như xử phạt sẽ rất khó khăn.

Một tổ trưởng tổ dân phố cho biếtở tổ của bà có nhiều trường hợp hội viên bị bạo hành. Việc bạo hành này có rấtnhiều người chứng kiến thế nhưng người vợ bị bạo hành kia lại không hề lêntiếng. Nhiều lần chứng kiến cảnh chị bị chồng đánh đập rất thương tâm, bà và mộtsố người khác muốn vào can thiệp, lên tiếng phản đối hành động của anh chồng kiathì bị chính người vợ đó ngăn cản. Trước mặt mọi người anh chồng tuyên bố đó làchuyện nội bộ gia đình, không cần ai can thiệp vào; còn người vợ thì không thừanhận việc mình bị bạo hành mà chỉ bảo đó là do lỗi của mình nên đáng bị chồngtrừng phạt. Vậy là dù cơ quan chức năng có muốn giúp đỡ nhưng nạn nhân từ chốithì cũng đành bó tay.

Bên cạnh đó có không ít trườnghợp phụ nữ hiểu rõ hành động bạo hành vợ con của chồng là vi phạm pháp luật nêncàng không dám công khai. Bởi theo họ nếu công khai, chồng bị đưa ra truy tố thìhạnh phúc gia đình sẽ đổ vỡ. Một khi pháp luật trừng trị chồng cũng đồng nghĩavới việc họ phải đối mặt với khó khăn như: ăn nói thế nào với nhà chồng, con cáisẽ nghĩ gì khi mẹ tố cáo bỏ tù bố... Chính những trở ngại về mặt tâm lý đó đãkhiến cho nhièu phụ nữ bị bạo hành không thể tự "cởi trói" cho bản thân và vôtình trở thành thủ phạm gián tiếp làm gia tăng nạn bạo lực gia đình.

Theo Hạ Thi
Chống bạo lực gia đình: Không chỉ tuyên truyền cho đàn ông



Cách làm bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn
Bò xốt tiêu đen là món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hôm nay, VietNamNet sẽ giới thiệu cách làm món thịt bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn.
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.