- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Cơm sôi"... to lửa
Ai cũng muốn sống vui vẻ với mọi người, nhưng cuộc sống đâu phải lúc nào cũng êm thắm. Việc tranh cãi với những người không đồng quan điểm là điều khó tránh khỏi. Và, một khi đã tranh cãi thì ai cũng nghĩ mình đúng, người khác sai nên câu chuyện rất có thể trở nên căng thẳng, nặng nề...
Ai cũng muốnsống vui vẻ với mọi người, nhưng cuộc sống đâu phải lúc nào cũng êm thắm.Việc tranh cãi với những người không đồng quan điểm là điều khó tránh khỏi.Và, một khi đã tranh cãi thì ai cũng nghĩ mình đúng, người khác sai nên câuchuyện rất có thể trở nên căng thẳng, nặng nề...
Ngaycả những đôi vợ chồng hòa hợp nhất không phải lúc nào cũng đồng ý với nhauvề mọi vấn đề. Sự bất đồng trong cuộc sống lứa đôi là bình thường. Khảo sátcủa Viện Khoa học xã hội cho thấy, hầu hết các đôi vợ chồng ở thành phố cãinhau lặt vặt mỗi tuần vài lần.
Nếu hai người sống với nhaumà không bao giờ tranh cãi về bất cứ chuyện gì thì chưa chắc họ là một đôihạnh phúc mà có thể là do lệ thuộc nhau, quan hệ không bình đẳng, người nọuy hiếp người kia. Vấn đề là tranh cãi như thế nào, và sau trận cãi nhau ấy,“tình hình” gia đình diễn biến ra sao?
Ảnh minh họa |
Chuyệnnọ xọ chuyện kia
AnhQuân, chồng chị Loan, ở Q.Gò Vấp, TP.HCM, trong khi chờ vợ dọn cơm, tranhthủ đem cái quạt điện ra sửa. Chị Loan đang nấu cơm, vợ chồng vừa làm vừanói chuyện vui vẻ. Bỗng chị Loan hỏi: “Hành anh mua về để đâu rồi?”.Anh ngớ người, chợt nhớ là vợ có gọi điện thoại nhờ anh trên đường về ghéqua chợ mua hộ mớ hành nhưng anh quên mất. Anh chống chế cho qua chuyện: “Khôngcó hành cũng chẳng sao!”. Nhưng chị Loan lại nhất định phải có hành: “Anhđể đấy chạy ra chợ mua mớ hành đi! Em dở tay không đi được”. Anh đangbực mình vì vặn quá tay gãy mất cái ốc vít bằng nhựa nên gằn giọng: “Thôiđi, không có hành đã chết à?”.
Chị không chịu thôi, vẫn daidẳng: “Người không được tích sự gì, nhờ một việc cỏn con thế cũng khônglàm được”. Ngừng một lát, chị lại tiếp: “Anh đem cái quạt ra hiệu chongười ta sửa đi! Loay hoay như thế chỉ có lợn lành hóa lợn què”. Bỗngchị giật mình nghe đánh “choang” một tiếng, cái quạt bay vèo ra sân, kèmtheo một tiếng... chửi thề.
Chị sầm mặt lẩm bẩm: “Ănnói vô văn hóa!”. Anh Quân chạy đến chỉ vào vợ: “Đại học mà vô vănhóa thì cái hạng trung cấp như cô xếp vào loại gì hả?”. Chị ăn miếngtrả miếng ngay: “Đại học cũng có năm bảy loại. Có loại đầu toàn bã đậu”.“Bốp”! Sau cái tát của chồng, vợ ôm mặt gào lên. Thế là thành một cuộcchiến thực sự. Chị đùng đùng bế con bỏ về nhà mẹ đẻ. Nửa tháng sau, haingười vẫn chưa làm lành được với nhau.
AnhToàn và chị Hồng (Q.Bình Tân) có một con trai hơn hai tuổi. Trước nay vợchồng anh vẫn chọn loại sữa tốt nhất cho con, nhưng từ khi giá sữa tăng vùnvụt, lại thêm nhiều bài báo nói về thực chất của các loại sữa không như lờiquảng cáo, anh bàn với vợ chọn mua sữa nội cho con, vừa rẻ vừa an toàn.Nhưng, lời mới mở ra, vợ anh đã lớn tiếng: “Anh có thấy con mình lớnnhanh, khỏe mạnh, thông minh không? Không nhờ sữa thì nhờ gì? Giờ đổi loạisữa khác, anh biết chuyện gì sẽ xảy ra không? Nó sẽ rối loạn tiêu hóa, sẽv.v...”.
Anh Toàn chống chế: “Conkhỏe mạnh, thông minh còn là nhờ gien...”. Vợ anh nạt: “Gien, gien...của anh chứ gì? Gien thông minh thế quái nào mà tiền lương không đủ mua sữacho con, phải đòi đổi thứ này thứ kia...”. Đến đây thì máu nóng trongngười anh Toàn đã lên đến tận đầu. Anh kết thúc cuộc cãi cọ bằng cách đứngdậy đá tung chiếc bàn, hậm hực bước ra cửa, phía sau là tiếng khóc rấm rứtcủa vợ.
Cái giá của sự hơnthua
Đãtranh cãi thì chẳng ai không muốn giành phần thắng, nhất là với đàn ông, bởitính hiếu thắng dường như đã được tạo hóa cài đặt trong gien của họ. Với họ,ngôn ngữ không đơn thuần chỉ để giao tiếp mà còn là công cụ để đua tranh. Vìvậy, trong đa số cuộc “nội chiến”, đàn ông thường giành phần thắng cho bằngđược, nếu không thắng được bằng ngôn ngữ, họ sẽ dùng đến sức mạnh cơ bắp.Tiếc là, đôi khi thắng lại đồng nghĩa với… bại. Một hôm ghé nhà người bạn,tôi bấm đến hồi chuông thứ ba mới thấy anh lử khử lừ khừ ra mở cửa. Tôi ngạcnhiên hỏi:
- Cậu ốm à?
- Cũng hơi mệt!
Thấy cảnh nhà cửa bừa bãi, ấmchén mỗi nơi một chiếc, vài mảnh bát vỡ vương vãi trên sàn nhà, tôi biếtngay nhà anh vừa xảy ra chiến tranh nên hỏi thêm:
- Vợ con đâu cả rồi?
- Về bên ngoại đã ba hômnay!
Hóara, sau khi cuộc “nội chiến” kết thúc, bao giờ bên thua cũng tạm rút quânvề “căn cứ địa” là nhà bố mẹ đẻ, còn bên thắng thì... nằm ốm!
Cái giá của chiến thắng nhẹnhất có thể là bữa tối không có cơm; nặng hơn là ra đi-văng ngủ một mình chomuỗi đốt, mai đến cơ quan phờ phạc như quân thất trận. Cũng có khi các bàtrả đũa bằng cách nằm quay mặt vào tường, chồng vừa động đến đã bị hất tayra kêu mệt, mỡ treo cho mèo nhịn. Vì thế, đàn ông nên xác định cãi nhau vớivợ chỉ là “đá giao hữu” chứ không phải “một mất một còn”, phải biết thuatrong danh dự mới là cao thủ, vì sau đó chỉ sợ không đủ sức mà nhận… “bồithường chiến tranh”.
Anh Kiên (Q.3, TP.HCM) đượcbạn bè mệnh danh là “cây lý sự” ở cơ quan. Một khi đã tranh luận với ai làanh không bao giờ chịu thua. Phải thừa nhận anh là người hiểu biết rộng,lại có phương pháp lập luận sắc sảo, phân tích đâu ra đấy nên nhiều lần dồnđược đối phương vào chân tường, phải tâm phục khẩu phục. Nhưng, nếu anh đượcbạn bè nể phục bao nhiêu thì ở nhà, vợ anh lại ngán ngẩm anh bấy nhiêu. Vợchồng tranh cãi, bất kỳ chuyện gì anh cũng giành phần thắng bằng được.
Dù vậy, chị cũng không chịunhận là mình sai mà giận dỗi: “Vâng, em tôi là loại người không ra gì,làm sao so được với anh em nhà anh”. Anh Kiên tức lên, tiếp tục phântích cách nói của vợ là gây mất đoàn kết giữa hai gia đình. Rồi chị cứ nóithêm câu nào lại bị bắt bẻ ngay câu ấy, không cãi lại được.
Thế là chị giận điên lên,lạnh lùng dắt con về thăm mẹ, ăn cơm luôn bên đó. Anh đành đi ăn cơm bụi rồisang nhà người bạn thân chia sẻ nỗi buồn. Anh bạn này chẳng những không chiasẻ mà còn thẳng thừng với anh là không gì dại bằng giành phần thắng với vợ,vì sẽ bị “trả đũa” ngay sau đó. Anh ta còn mách thêm “hai điều”: “Điềumột: vợ bao giờ cũng đúng. Điều hai: nếu vợ sai, xem lại điều một”.
Sứcmạnh của đàn ông
Cónhững cuộc “chiến tranh” trong gia đình mà khi bão táp qua đi, bình tĩnhnghĩ lại, hai người trong cuộc cũng không nhớ nổi mình đã bắt đầu cãi nhauvì chuyện gì. Đặc điểm của phái mạnh là khả năng định hướng tốt hơn, nên đànông phải luôn “cầm chịch” cuộc tranh cãi.
Khi thấy vợ “lạc đề”, nêndừng lại hoặc lái câu chuyện trở về chủ đề ban đầu. Nếu bạn cứ để đối phương“dẫn dắt trận đấu” không biết sẽ đi đến đâu. Khi đàn ông tức quá không làmchủ được hành vi thì từ “đấu tranh chính trị” có thể chuyển sang “quân sự”,đập phá cái gì đó cho bõ tức, hôm sau lại... tiếc.
Trongmột cuộc khảo sát 50 nữ sinh viên sắp ra trường, với câu hỏi: “Đức tính nàocủa người chồng mà phụ nữ thích nhất?” thì có đến 87% thích tính hài hước.Vì vậy, khi tranh cãi với vợ, các ông không nên dùng lý lẽ sắc sảo, nhữngcâu nói gây tổn thương mà nên tranh luận bằng thứ ngôn ngữ có tính hài hước.Đôi khi cũng phải “miệng lưỡi” chút xíu vì đặc điểm muôn thuở của phụ nữ làưa nịnh.
Người phương Tây đánh giá caonhững đàn ông giỏi “nịnh đầm”. Nhiều khi chỉ một câu pha trò là có thể tránhđược cả một cuộc chiến đau đầu. Chẳng hạn, khi vợ bảo nhất thiết phải cóhành mới ngon, tại sao anh Quân không nói: “Vợ anh nấu ăn thì không cần hànhvẫn ngon ngất trời”. Hoặc: “Anh đã cố đi tìm năm cái chợ mà vẫn không ra thứhành ngon nhất, chỉ toàn hành héo, anh sợ đem về em mắng nên không dám mua...”.Vợ cũng biết là chồng nói ngoa, nhưng nghe đến “anh sợ đem về em mắng...”,thì làm sao để giận được?
Theo Trịnh Trung Hòa
PNO
-
Yêu7 giờ trướcKhoảnh khắc đứng trước di ảnh của người cha trong lễ vu quy, cô dâu Trà Vinh khóc đến mức đôi mắt và hai gò má ửng đỏ.
-
Yêu1 ngày trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Yêu1 ngày trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.
-
Yêu1 ngày trướcSau nhiều lần tích cực “bật đèn xanh”, cô gái Thanh Hóa đã nhận được lời tỏ tình chân thành của chàng trai Malaysia.
-
Yêu2 ngày trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
-
Yêu2 ngày trướcNhiều người luôn thấy mình nghèo mà không nhận ra một điều: Hôn nhân có thể giúp họ giàu lên.
-
Yêu2 ngày trướcVới hai cô gái, đám cưới từng là giấc mơ xa vời. Tuy vậy, nhờ tấm lòng bao dung và sự thấu hiểu của mẹ, cả hai đã được khoác áo cô dâu.
-
Yêu2 ngày trướcChúng ta luôn ngưỡng mộ những cuộc tình già, đôi bàn tay nhăn nheo vẫn không rời tay nhau. Rồi tự hỏi: Làm sao để giữ được một tình yêu bền bỉ đến thế?
-
Yêu3 ngày trước"Overthinking" là một hội chứng tâm lý suy nghĩ quá mức và có thể dẫn đến trầm cảm. Đôi khi, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ta cưới một người… overthinking, nhìn đâu cũng ra lo lắng!
-
Yêu3 ngày trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
-
Yêu3 ngày trướcTrong bức thư gửi mẹ chồng cuối chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 411, nàng dâu xúc động chia sẻ tình cảm của mình dành cho mẹ.
-
Yêu3 ngày trướcSau khi nói chuyện, cô gái nhận ra mình và đàng trai có nhiều điểm không phù hợp nên quyết định từ chối, dù chưa ngồi vào ghế nóng của chương trình “Bạn muốn hẹn hò”.
-
Yêu3 ngày trướcVì tờ thực đơn đặc biệt với 14 món ăn được đặt tên độc lạ, chú rể Yên Bái gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười”.
-
Yêu4 ngày trướcBao nhiêu người đàn ông, à không, bao nhiêu người phụ nữ đồng ý với câu nói này của tôi? Bởi tôi biết, đàn ông đồng ý với câu nói này của tôi sẽ không lên tiếng đâu. Sao phải lên tiếng khi điều đó là một hiển nhiên mà họ đã làm mãi rồi! Những người đàn ông thành ý vẫn còn rất đông ngoài kia!