Ích kỷ, ghen tuông: "Hạt sạn" trong hôn nhân

Sự ích kỷ, thói ghen tuông một khi đã len lỏi vào đời sống hôn nhân sẽ chẳng khác nào hạt cát lọt vào chiếc giày bạn đang đi.

Sựích kỷ, thói ghen tuông một khi đã len lỏi vào đời sống hôn nhân sẽ chẳngkhác nào hạt cát lọt vào chiếc giày bạn đang đi.

Khônggì khó chịu bằng việc suốt ngày bạn bị người khác “vạch lá tìm sâu”, kiếm cho ranhững “tội lỗi” của bạn dù nó đã lùi vào dĩ vãng.

Trongđời sống hôn nhân cũng vậy, nếu lúc nào chúng ta cũng nhìn người bạn đời thôngqua lăng kính của những lỗi lầm, thậm chí, ta cố tình đào xới, “bới lông tìm vết”kiếm cớ cho những lỗi lầm tưởng tượng để hả hê với “chiến thắng”: tôi đã “bắtthóp” được anh/cô rồi, đừng hòng chối tội; thì chắc chắn, hạnh phúc sẽ nhanhchóng rời xa mái ấm của bạn. 

Ích kỷ, ghen tuông: "Hạt sạn" trong hôn nhân

Lấyanh Tùng vốn đã qua một đời vợ, chị Thục Quyên (Q. Bình Thạnh, TP.HCM)  luôn ấmức vì anh rất trân trọng người vợ đã khuất. Dẫu anh rất tế nhị, trước khi cướichị về, mọi di vật của vợ trước đều được anh gói ghém cẩn thận cất trong chiếchộp gỗ sồi. Mỗi năm, đến ngày giỗ chị, anh đều hỏi ý kiến chị Quyên. Không muốnbị xem là kẻ hẹp hòi, chị Quyên luôn vui vẻ đứng ra làm cơm giỗ vợ trước củachồng. Nhưng khi thấy anh cùng đứa con gái 4 tuổi đứng lặng trước di ảnh chị ấy,một chút gì như hờn ghen, tức tối lại dội vào lòng chị.

Rồichẳng biết tự khi nào, chị Quyên bắt đầu soi xét quá khứ hôn nhân của chồng. Chịhay hỏi anh: "Ngày xưa anh và chị ấy yêu nhau lắm phải không?"; "Anh rấtphong độ, sao lại lấy người vợ nhỏ xíu như đứa con nít, hèn chi ốm yếu quá,không đủ sức sinh con" (vợ trước của anh Tùng mất khi sinh bé Hồng do bịbăng huyết); "Mẹ bé Hồng hình như vụng lắm phải không, hôm rồi em tìm thấymấy cái vớ sơ sinh, trời ơi, chị ấy đan gì đâu không, xấu không tưởng tượng nổi";"Em nghe nói mẹ bé Hồng không được ba má anh chấp thuận, hai người tự làm đámcưới phải không? Chắc tại chị ấy là gái quê, không được giáo dục tử tế chứ gì?..".

Biết vợ ghen ngược, anh Tùng nhẹnhàng giải thích cho chị hiểu, rằng anh đã có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, nhưnggiờ đây nó đã là quá khứ, anh yêu chị và mong mang đến cho chị một hạnh phúc đủđầy. Anh bảo: “Sao em không tự hỏi, anh yêu em thế nào. Anh cảm ơn em đã ởbên khi cha con anh trống chếnh vì mất mát và em đã lấp đầy khoảng trống ấy. Xinem hãy để linh hồn người đã khuất được bình yên”. Không phải chị Quyên khôngbiết anh yêu mình như thế nào. Là người chu đáo, sống tình cảm, anh Tùng luôn âncần chăm sóc vợ, anh cũng tránh để chị chạnh lòng khi biết anh vẫn giữ một gócnhỏ cho người vợ đã khuất.

Nhưng càng thấy chồng không nhắcđến, chị Quyên lại càng nghi anh nuôi nỗi nhớ thương quay quắt trong lòng và tìmmọi cớ để dằn vặt anh. Bị vợ “hành” khi cứ bắt quá  khứ sống lại, anh Tùng cảmthấy chán nản vô cùng. Mỗi khi nhìn chị Quyên sưng sỉa móc mỉa mình, anh lạicàng thương tiếc người vợ hiền thảo ngày xưa, nhớ vẻ dịu dàng nhẫn nại, nhớ nụcười thật hiền mỗi khi anh đến bên ôm lấy bờ vai gầy của chị.

Đỉnh điểm của mớ bòng bong hờnghen với quá khứ trong lòng chị Quyên là khi chị phát hiện ra chiếc hộp gỗ sồi.Ví cơn giận của chị như giông bão có lẽ chưa đúng lắm, mà phải kèm thêm cả sóngthần! Ngay trong đêm, chị quăng hết quần áo của cha con anh Tùng ra sân. Hét lạccả giọng, chị kể lể rằng mình đã phải chịu bao thiệt thòi khi lấy một người nhưanh.

Chị kết tội anh lấy chị chỉ để cóngười chăm sóc đứa con gái nhỏ chứ chẳng yêu thương gì chị, bằng chứng là anhvẫn giữ những hình ảnh, vật dụng của người vợ đã khuất. Mặc cho bé Hồng sợ rúmngười, chị lấy di ảnh của mẹ bé liệng vào đống đồ đạc ngổn ngang, khiến cô bé òakhóc đến chết lặng. Đến mức này thì anh Tùng không còn đủ kiên nhẫn…

Lặng lẽ thu lại những di vật củangười vợ trước bị chị Quyên quăng tung tóe trên sàn nhà, anh lấy vài bộ quần áocủa con rồi cũng lặng lẽ dắt xe ra cửa, cha con anh về nội tá túc. Cuộc hôn nhânlần hai mà anh đặt bao kỳ vọng về hạnh phúc ấm êm đã tan vỡ chỉ vì người trongcuộc không đủ bao dung, không vượt qua được những ghen tuông nhỏ nhoi.

Sự ích kỷ, thói ghen tuông một khiđã len lỏi vào đời sống hôn nhân sẽ chẳng khác nào hạt cát lọt vào chiếc giàybạn đang đi. Ban đầu nó khiến bạn khó chịu vì cộm, rồi chân bạn sẽ đau vì trầyda. Nếu không lấy hạt cát ấy ra, dần dà, nó có thể lọt vào tận lớp bên trong củagiày, bạn không thể nào lấy ra được. Cuối cùng, cách duy nhất để lấy lại sựthoải mái là bạn quẳng luôn chiếc giày.

Đừng để mái ấm của bạn tan vỡ chỉvì những “hạt cát” nhỏ nhoi của thói ghen tuông hay tật xấu thích “bới lông tìmvết”, chỉ trích người bạn đời, bởi chính bạn cũng sẽ bị hủy hoại vì nó.

Theo Tố Hạnh
PNO




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.