Mẹ chồng "sửng cồ" với con dâu vì bênh "công chúa cháu"
Thứ hai, 21/01/2013 07:45
Mà cũng từ khi có cô con gái, những mâu thuẫn về cách dạy con, dạy cháu nảy sinh, làm cho mối quan hệ giữa mẹ chồng và Hà bỗng chuyển sang thế đối đầu.
Mà cũng từ khi có cô con gái, những mâu thuẫn về cách dạy con, dạy cháu nảy sinh, làm cho mối quan hệ giữa mẹ chồng và Hà bỗng chuyển sang thế đối đầu.
Nhiều nhà mong mỏi mắt mà không có con trai nối dõi tông đường. Có nhà mẹ chồng lạnh nhạt với nàng dâu, có nhà vợ chồng phải ra tòa li dị cũng chỉ vì chuyện “thằng cu”. Vậy mà nhà Minh thì khác.
Đã mấy đời rồi, nhà anh chỉ đẻ toàn con trai. Ông bà anh đẻ tới 7 người con trai. Đến lượt bố mẹ anh mong có một mụn con gái nhưng cũng chẳng được. Đẻ cố đến anh là thứ 5 rồi mà vẫn là “thằng cu”. Rồi đến 4 anh trai của anh lần lượt lấy vợ, sinh con đẻ cái, mà vẫn cứ “thằng cu nối tiếp thằng cu ra đời”. Mẹ anh mong lắm có một “cái hĩm” cho bà chăm.
Thế nên ngày vợ anh mang bầu, bà mừng lắm. Bà chăm có lẽ còn hơn cả chăm con gái đẻ (nếu có). Rồi bao nhiêu kinh nghiệm dưỡng thai được bà đưa ra áp dụng cho cô con dâu út. Bà còn tỉ mỉ ngồi thêu thùa đan lát váy áo cho “cái hĩm” trong bụng con dâu. Trong khi đó, những đồ bà làm từ hồi bà mang bầu cho đến từng lượt con dâu mang bầu đã có thể làm thành một cửa hàng mini chuyên bán đồ sơ sinh cho bé gái được rồi.
Thế nhưng, từ khi con dâu đi siêu âm, biết được đứa con trong bụng là con trai thì bà buồn hẳn. Bà thôi không đến chăm sóc con dâu nữa. Đến lúc đẻ, bà ghé qua chút rồi về luôn. Mẹ đẻ thì đau ốm, vậy là Hà phải một thân một mình giặt giũ, kiêng khem chẳng được là bao. Cô tủi thân vô cùng. Rồi thằng cu lớn lên, bà cũng chỉ đối xử "cho có" thôi chứ không thân thiết, gần gũi với thằng bé lắm.
Nói chuyện với chồng mới biết, hồi còn nhỏ bà mê chơi búp bê lắm. Bà mong muốn sau này khi hoàn thành nghĩa vụ sinh con trai nối dõi tông đường thì sẽ sinh những cô con gái để chăm chút chúng như bà đã từng cưng nựng búp bê ngày xưa vậy. Ngay chính bản thân Minh – khi được sinh ra là con trai đã là sự thất vọng của bà. Nhìn bạn bè, người thân có con gái để chăm mà bà thèm. Nghe chồng nói thế, Hà cũng thông cảm với mẹ chồng. Hà tìm cách sinh con gái, những mong mang lại cho bà niềm vui lúc tuổi già.
Lần có thai thứ hai, cũng như lần đầu, bà lại sang chăm chút cho nàng dâu. Khi biết Hà đang mang thai “cái hĩm”, bà mừng hơn bắt được vàng. Bà quyết định để ông sang ở với thằng cả, còn bà sang ở hẳn nhà thằng út để chăm con dâu. Mới có tháng thứ 4 nhưng bà bảo con dâu ở hẳn nhà dưỡng thai cho tốt. Việc nhà bà lo cả, con dâu chẳng mấy khi phải động vào việc gì. Giá mà có thấy con dâu phải làm gì trong khi thằng con trai đang vắt chân đọc báo là bà xa xả mắng con trai không biết thương vợ con. Mang thai cô con gái này phải nói Hà sướng hơn bà hoàng. Con bé sinh ra được bà cưng nựng như công chúa, hơn cả thằng cháu đích tôn, hơn cả lũ cháu trai của bà cộng lại.
Lúc đầu, sự cưng chiều của bà dành cho con gái mình làm cho Hà thấy vui, nhưng càng ngày Hà càng cảm thấy phiền phức. Những đồ Hà sắm cho con gái bà thường mang ra xem xét tỉ mẩn: Cái này chất không được tốt, cái kia trông thô quá... Bà sắm cho nó đủ loại váy vóc, mũ nón, làm dáng đủ kiểu. Con bé càng lớn thì Hà càng lo điều đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của nó.
Mới có 5 tuổi mà đồ đạc ai tặng không đẹp là nó bảo “Cái này xấu lắm” rồi trả lại luôn, có lúc làm bố mẹ không biết xử sự làm sao với khách. Ai mà động vào cháu gái bà thì bà không để yên. Mấy đứa cháu trai mà làm cho công chúa của bà khóc thì nặng bà đánh, nhẹ bà mắng cho trận. Kể cả Hà, có muốn dạy con cũng khó. Vậy nên cô con gái được thể càng hư. Đồ của anh nó thích là lấy cho bằng được, không thì nó lăn ra khóc, gọi bà đến. Còn chẳng may bị mẹ mắng thì nó bù lu bù loa gọi bà. Bà không có ở đó thì nó gọi điện cho bà. Chưa đầy nửa tiếng sau bà đã bắt xe ôm đến bênh cháu chằm chặp, chẳng cần biết cháu sai hay đúng.
Mà cũng từ khi có cô con gái, những mâu thuẫn về cách dạy con, làm cho mối quan hệ giữa mẹ chồng và Hà bỗng chuyển sang thế đối đầu. Lúc nào bà cũng nặng nhẹ Hà là không biết thương con, là… “trọng nam khinh nữ”.
Hà bực lắm, lo rằng không dạy con từ thuở bơ vơ thì sau này nó "cong vẹo", đố mà uốn được. Bảo với chồng thì chồng lại… sợ mẹ chẳng dám làm gì.
Con bé ở nhà được chiều chuộng nên đến lớp cũng muốn là vương là tướng. Mấy lần đi họp phụ huynh, Hà đã đau đầu khi biết con bé rất thích bắt nạt bạn bè trong lớp, kể cả mấy bạn nam. Hôm trước, cô giáo lại mời Hà đến trường. Thì ra, đang trong giờ học, con bé giằng quyển truyện với cậu con trai ngồi bên không được nên quay ra đánh. Cô giáo nhìn thấy, yêu cầu cả 2 ra ngoài. Cậu con trai sợ nên ra liền, nhưng con bé thì không chịu ra. Cô giáo xuống cầm tay kéo ra, nó cắn tay cô và bảo: “Ở nhà bố mẹ còn không dám làm gì. Cô có quyền gì mà bắt nạt học sinh!”.
Về đến nhà, bực quá, Hà bắt con bé nằm xuống đánh đòn. Đánh con roi nào, lòng Hà đau như xát muối. Con bé vừa khóc, vừa gào: “Mẹ không phải là mẹ con! Là mẹ mà đánh con như thế à? Chỉ có bà nội là thương con thôi!”. Nghe thấy vậy, Hà khựng tay lại. Đây là đứa con cô đứt ruột đẻ ra sao? Sao nó nỡ lòng nào nói với cô điều đó?
Con bé chạy lên phòng. Nửa tiếng sau đã thấy bà nội đến khóc lóc: “Cháu ơi là cháu! Sao cháu tôi khổ thế này! Chúng nó không biết thương cháu tôi! Anh chị không biết dạy con thì để tôi dạy! Ở đâu lại có mẹ suốt ngày chì chiết, đánh con như thế! Nó là con gái, chị cũng là con gái, chị phải biết chứ! Khổ thân cháu gái tôi!”
Nói rồi bà dắt con bé, mà trước đó nó đã kịp dọn sẵn ba lô quần áo một mạch bước ra khỏi nhà.
Hà như chết lặng. Minh đã đến nói mãi mà con bé không chịu. Rồi đến lượt Hà xuống nước, nó cũng chẳng về. Sắp đến Tết rồi, mà nhà cứ rối như tơ vò. Hơn nữa, Hà lo lắm. Bà nội gần như đã coi đứa cháu gái là độc quyền của bà. Con gái của Hà chắc sẽ chẳng còn coi có một người mẹ trên đời. Thêm nữa, cứ cái tính công chúa đỏng đảnh không coi ai ra gì không biết sau này nó sẽ thành người như thế nào nữa!
Nhiều nhà mong mỏi mắt mà không có con trai nối dõi tông đường. Có nhà mẹ chồng lạnh nhạt với nàng dâu, có nhà vợ chồng phải ra tòa li dị cũng chỉ vì chuyện “thằng cu”. Vậy mà nhà Minh thì khác.
Đã mấy đời rồi, nhà anh chỉ đẻ toàn con trai. Ông bà anh đẻ tới 7 người con trai. Đến lượt bố mẹ anh mong có một mụn con gái nhưng cũng chẳng được. Đẻ cố đến anh là thứ 5 rồi mà vẫn là “thằng cu”. Rồi đến 4 anh trai của anh lần lượt lấy vợ, sinh con đẻ cái, mà vẫn cứ “thằng cu nối tiếp thằng cu ra đời”. Mẹ anh mong lắm có một “cái hĩm” cho bà chăm.
Thế nên ngày vợ anh mang bầu, bà mừng lắm. Bà chăm có lẽ còn hơn cả chăm con gái đẻ (nếu có). Rồi bao nhiêu kinh nghiệm dưỡng thai được bà đưa ra áp dụng cho cô con dâu út. Bà còn tỉ mỉ ngồi thêu thùa đan lát váy áo cho “cái hĩm” trong bụng con dâu. Trong khi đó, những đồ bà làm từ hồi bà mang bầu cho đến từng lượt con dâu mang bầu đã có thể làm thành một cửa hàng mini chuyên bán đồ sơ sinh cho bé gái được rồi.
Thế nhưng, từ khi con dâu đi siêu âm, biết được đứa con trong bụng là con trai thì bà buồn hẳn. Bà thôi không đến chăm sóc con dâu nữa. Đến lúc đẻ, bà ghé qua chút rồi về luôn. Mẹ đẻ thì đau ốm, vậy là Hà phải một thân một mình giặt giũ, kiêng khem chẳng được là bao. Cô tủi thân vô cùng. Rồi thằng cu lớn lên, bà cũng chỉ đối xử "cho có" thôi chứ không thân thiết, gần gũi với thằng bé lắm.
Nói chuyện với chồng mới biết, hồi còn nhỏ bà mê chơi búp bê lắm. Bà mong muốn sau này khi hoàn thành nghĩa vụ sinh con trai nối dõi tông đường thì sẽ sinh những cô con gái để chăm chút chúng như bà đã từng cưng nựng búp bê ngày xưa vậy. Ngay chính bản thân Minh – khi được sinh ra là con trai đã là sự thất vọng của bà. Nhìn bạn bè, người thân có con gái để chăm mà bà thèm. Nghe chồng nói thế, Hà cũng thông cảm với mẹ chồng. Hà tìm cách sinh con gái, những mong mang lại cho bà niềm vui lúc tuổi già.
Ai mà động vào cháu gái bà thì bà không để yên (Ảnh minh họa).
Lần có thai thứ hai, cũng như lần đầu, bà lại sang chăm chút cho nàng dâu. Khi biết Hà đang mang thai “cái hĩm”, bà mừng hơn bắt được vàng. Bà quyết định để ông sang ở với thằng cả, còn bà sang ở hẳn nhà thằng út để chăm con dâu. Mới có tháng thứ 4 nhưng bà bảo con dâu ở hẳn nhà dưỡng thai cho tốt. Việc nhà bà lo cả, con dâu chẳng mấy khi phải động vào việc gì. Giá mà có thấy con dâu phải làm gì trong khi thằng con trai đang vắt chân đọc báo là bà xa xả mắng con trai không biết thương vợ con. Mang thai cô con gái này phải nói Hà sướng hơn bà hoàng. Con bé sinh ra được bà cưng nựng như công chúa, hơn cả thằng cháu đích tôn, hơn cả lũ cháu trai của bà cộng lại.
Lúc đầu, sự cưng chiều của bà dành cho con gái mình làm cho Hà thấy vui, nhưng càng ngày Hà càng cảm thấy phiền phức. Những đồ Hà sắm cho con gái bà thường mang ra xem xét tỉ mẩn: Cái này chất không được tốt, cái kia trông thô quá... Bà sắm cho nó đủ loại váy vóc, mũ nón, làm dáng đủ kiểu. Con bé càng lớn thì Hà càng lo điều đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của nó.
Mới có 5 tuổi mà đồ đạc ai tặng không đẹp là nó bảo “Cái này xấu lắm” rồi trả lại luôn, có lúc làm bố mẹ không biết xử sự làm sao với khách. Ai mà động vào cháu gái bà thì bà không để yên. Mấy đứa cháu trai mà làm cho công chúa của bà khóc thì nặng bà đánh, nhẹ bà mắng cho trận. Kể cả Hà, có muốn dạy con cũng khó. Vậy nên cô con gái được thể càng hư. Đồ của anh nó thích là lấy cho bằng được, không thì nó lăn ra khóc, gọi bà đến. Còn chẳng may bị mẹ mắng thì nó bù lu bù loa gọi bà. Bà không có ở đó thì nó gọi điện cho bà. Chưa đầy nửa tiếng sau bà đã bắt xe ôm đến bênh cháu chằm chặp, chẳng cần biết cháu sai hay đúng.
Mà cũng từ khi có cô con gái, những mâu thuẫn về cách dạy con, làm cho mối quan hệ giữa mẹ chồng và Hà bỗng chuyển sang thế đối đầu. Lúc nào bà cũng nặng nhẹ Hà là không biết thương con, là… “trọng nam khinh nữ”.
Hà bực lắm, lo rằng không dạy con từ thuở bơ vơ thì sau này nó "cong vẹo", đố mà uốn được. Bảo với chồng thì chồng lại… sợ mẹ chẳng dám làm gì.
Con bé ở nhà được chiều chuộng nên đến lớp cũng muốn là vương là tướng. Mấy lần đi họp phụ huynh, Hà đã đau đầu khi biết con bé rất thích bắt nạt bạn bè trong lớp, kể cả mấy bạn nam. Hôm trước, cô giáo lại mời Hà đến trường. Thì ra, đang trong giờ học, con bé giằng quyển truyện với cậu con trai ngồi bên không được nên quay ra đánh. Cô giáo nhìn thấy, yêu cầu cả 2 ra ngoài. Cậu con trai sợ nên ra liền, nhưng con bé thì không chịu ra. Cô giáo xuống cầm tay kéo ra, nó cắn tay cô và bảo: “Ở nhà bố mẹ còn không dám làm gì. Cô có quyền gì mà bắt nạt học sinh!”.
Về đến nhà, bực quá, Hà bắt con bé nằm xuống đánh đòn. Đánh con roi nào, lòng Hà đau như xát muối. Con bé vừa khóc, vừa gào: “Mẹ không phải là mẹ con! Là mẹ mà đánh con như thế à? Chỉ có bà nội là thương con thôi!”. Nghe thấy vậy, Hà khựng tay lại. Đây là đứa con cô đứt ruột đẻ ra sao? Sao nó nỡ lòng nào nói với cô điều đó?
Con bé chạy lên phòng. Nửa tiếng sau đã thấy bà nội đến khóc lóc: “Cháu ơi là cháu! Sao cháu tôi khổ thế này! Chúng nó không biết thương cháu tôi! Anh chị không biết dạy con thì để tôi dạy! Ở đâu lại có mẹ suốt ngày chì chiết, đánh con như thế! Nó là con gái, chị cũng là con gái, chị phải biết chứ! Khổ thân cháu gái tôi!”
Nói rồi bà dắt con bé, mà trước đó nó đã kịp dọn sẵn ba lô quần áo một mạch bước ra khỏi nhà.
Hà như chết lặng. Minh đã đến nói mãi mà con bé không chịu. Rồi đến lượt Hà xuống nước, nó cũng chẳng về. Sắp đến Tết rồi, mà nhà cứ rối như tơ vò. Hơn nữa, Hà lo lắm. Bà nội gần như đã coi đứa cháu gái là độc quyền của bà. Con gái của Hà chắc sẽ chẳng còn coi có một người mẹ trên đời. Thêm nữa, cứ cái tính công chúa đỏng đảnh không coi ai ra gì không biết sau này nó sẽ thành người như thế nào nữa!
Theo TTVN
Bình luận