"Ôsin" bất đắc dĩ khi vợ mang bầu

Bên cạnh niềm vui sẽ được làm cha, nhiều ông chồng phải đối mặt với những khó khăn và thử thách trong suốt .

Bên cạnh niềm vui sẽ được làmcha, nhiều ông chồng phải đối mặt với những khó khăn và thử thách trong suốt.

“Ôsin” bất đắc dĩ

Cứ tầm 6 giờ sáng, bà con ấp4, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh lại thấy anh K.. Mặc dù cũng tỏ ra ngại ngùng khi phải ngồi chungvới các chị em phụ nữ lựa từng bó rau, con cá... nhưng xem ra anh K. rất vuivà hạnh phúc khi được làm công việc này. Hỏi ra mới biết vợ anh vừa mới cóthai, sức khỏe yếu phải nằm một chỗ nghỉ dưỡng trong những tháng đầu nên anhphải đảm nhận luôn vai trò của “Ôsin”.

Anh K tâm sự: “Đi chợ xongcòn phải về nấu cơm rồi mới thay đồ đi làm. Tối đến còn phải lo dọn dẹp nhàcửa, giặt đồ và rửa chén. Lương hai vợ chồng không đủ dư dả để thuê ngườigiúp việc nên tôi đành ráng chịu cực chịu khổ một chút, vợ chồng chỉ có lúcnày mới thấy cần nhau”.

"Ôsin" bất đắc dĩ khi vợ mang bầu

Bên cạnh niềm vui sẽ được làm cha, nhiều ông chồng phải đối mặt với những khó khăn và thử thách trong suốt thời gian mang thai của vợ

Không dễ chịu và tự nguyệnnhư anh K., nhiều ông chồng khi bị đẩy vào tình thế phải làm “Ôsin” bất đắcdĩ thường hay than van kể khổ. Anh V., nhân viên kế toán than thở: “Từngày vợ mang thai, mọi việc trong nhà tôi trở nên rối tung. Vừa phải lo chocậu quý tử đi học, tắm rửa và ôn bài, vừa phải lo chăm sóc, đưa đón bàbầu... Nhiều hôm đi làm về trễ mệt đứ đừ, vậy mà phải đối mặt với đống đồ dơcao ngất, tự nhiên thấy tủi thân quá...”.

Đoạn trường ai qua cầu mớihay

Nhiều ông chồng khác nếu maymắn thoát khỏi cảnh “Ôsin” vì nhà có người giúp việc hay vợ có đủ sức khỏeđảm đương công việc nội trợ, thì cũng không tránh được nhiều nỗi khổ tâmkhác. 

Theo các chuyên gia tâm lý,quá trình thay đổi hoóc-môn trong thai kỳ đã khiến các bà bầu có sự biếnchuyển lớn về thể chất và cảm xúc. Họ thường trở nên “dễ vỡ” hơn, yếu đuốihơn và tính tình vì thế cũng trở nên mưa nắng thất thường hơn. Đây cũngchính là một trong những nguyên nhân góp phần làm... khổ các đức lang quân.

Anh S. nhà ở Q.5, TP.HCM kể:“Từ ngày có bầu vợ tôi cứ giận hờn suốt, đi làm về trễ cũng giận, về nhàchưa kịp hỏi thăm cũng giận, nhờ đi mua cái này cái kia mà chưa kịp mua cũnggiận. Thậm chí có bữa đang ngủ, gọi dậy nói thèm ăn hủ tiếu, mua về ăn đượcvài miếng rồi lại không chịu ăn, mình nói lẫy vài câu là quay sang khóc lócgiận dỗi...”.

Bên cạnh việc bị “hành”, saivặt, nhõng nhẽo các kiểu..., nhiều ông chồng còn buộc phải thay đổi thóiquen và sở thích cá nhân khi vợ mang bầu như không được hút thuốc trong nhàvì sợ khói thuốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, không được la cà hàngquán vì sợ lây bệnh, không được tranh cãi nhiều với vợ vì sẽ làm vợ xúcđộng... Thậm chí nhiều ông còn ức chế quá mức vì bị vợ “cấm vận” luôn chuyện“yêu”.

Hẳn nhiên không phải ôngchồng nào cũng dễ dàng để mình bị đẩy vào tình thế khó khăn đó. Với các đốisách như thuê người giúp việc, kêu gọi sự giúp đỡ của gia đình hai bên, hoặclàm... ngơ, một số ông chồng vẫn có thể giải thoát mình ra khỏi “bể khổ”.

Thế nhưng, đối với những ôngchồng có trách nhiệm, thì việc được chia sẻ và gánh vác giúp vợ những việcnặng nhọc, thậm chí hy sinh và chịu đựng căn bệnh “khó ở” của vợ trong giaiđoạn “bầu bí” luôn được xem là chất xúc tác tuyệt vời cho tình cảm vợ chồng.

Thế nên có một sự thật là,trong khi các ông chồng đang phải “gồng” lên từng ngày trong vai trò... thì nhiều bà vợ lạitỏ ra vô cùng sung sướng và hạnh phúc vì được làm... khổ chồng. Một chị đangmang thai đã chia sẻ niềm tự hào với bạn bè: “Chính vào những lúc như thếnày, mình mới thấy yêu chồng nhiều hơn, mới thấy cái tình cái nghĩa vợ chồngđáng quý biết bao”.

Có nên “cấm vận” chồng khi mang thai?

Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Hồng Hoa, giảng viên bộ môn sản BV Phụ sản ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, vẫn có thể duy trì hoạt động quan hệ tình dục khi mang thai. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học, giao hợp có thể làm gia tăng nguy cơ sanh non vì trong tinh dịch có prostaglandin - một chất có trong cơ chế chuyển dạ, tạo nên cơn gò tử cung, gây sanh non. Vì thế các bác sĩ thường khuyến cáo các thai phụ nên tránh giao hợp vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Đặc biệt giao hợp trong các trường hợp có nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (như giang mai, HIV) có khả năng gây viêm màng ối, nguy cơ dẫn tới vỡ ối non, tăng nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và con. Đối với thai phụ có nguy cơ sẩy thai, sanh non, đặc biệt là nhau tiền đạo, cần tránh hoặc không giao hợp.

Theo Kim Oanh
Thanh Niên



Cách làm bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn
Bò xốt tiêu đen là món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hôm nay, VietNamNet sẽ giới thiệu cách làm món thịt bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn.
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.