Tấm phố và Tấm quê

Cổ tích có Lọ lem chứ làm gì có Tấm phố? Bà thấy không vui khi nghe con bé kể về căn phòng màu hồng của nó…

Cổ tích có Lọ lem chứ làm gì có Tấm phố? Bà thấy không vui khi nghe con bé kể về căn phòng màu hồng của nó…

>> Thể lệ cuộc thi viết: "Tôi thay đổi - tôi hạnh phúc"

Tuổi thơ của bà đượm mùi nắng gió ruộng đồng, những cơm bữa trộn khoai sắn. Tiền bán lúa mẹ trả nợ mua hạt giống, phân bón, nộp học phí cho mấy đứa nên sách vở quần áo năm nào cũng đều xin đồ cũ chứ không sướng như mấy đứa bạn ở phố.

Tới lớp 9 bà nghỉ học để phụ kinh tế gia đình. Thấm cái khổ nên bà luôn dạy con cái học cho bằng người bằng ta. Hai đứa con gái học xong ra làm rồi lấy chồng mãi miền Nam xa lắc lơ. Bà bảo ông, sanh con gái ra thương nhiêu, lớn nó cũng bay đi hết, giờ chỉ còn trông thằng Út thôi. Con bé hàng xóm lúc qua phụ bà băm mít, lúc mưa qua cất đồ giùm, nó cũng thật thà nên bà cũng ưng bụng lắm, mà Út thì nó né riết.


Đùng cái Út dẫn bạn gái phố về chơi. Con bé khá xinh nhưng nghe nói từ nhỏ chả phải làm gì, bà nhủ thầm “Rước về chắc có làm công chúa”. Thấy nó lúng túng kéo cái vàu múc nước giếng, tròn mắt nhìn bà nhóm củi lửa trong bếp, cho heo gà ăn, bà lắc đầu ngao ngán. Rảnh thấy con gọi điện nhắn tin riết làm bà cũng bực, trước giờ nó có hỏi mẹ ăn ngủ chưa vậy đâu? Ông cười bảo kệ tụi trẻ chứ bà thì không ưng chút nào. Lúc có hai mẹ con ở nhà bà ngồi tỉ tê với Út. Bà nói con gái vụng việc nhà lấy chỉ khổ con thôi. Nó cười “Con có lấy ô sin đâu mẹ. Cô ấy sẽ thích nghi thôi”. Trời, mày ngây thơ quá, xưa có câu “Giang sơn khó đổi bản tính khó dời”. Mà con bà như bị bỏ bùa, nói hoài không xuôi.

Mấy lần sau nó lại dẫn con bé về chơi, thấy con bé mua cho bà cái bếp ga và bộ nồi ông cười khà khà bảo “Chu đáo. Duyệt”. Bà nghĩ thầm “Rơm củi nồi đất bà cũng nuôi 3 đứa con lớn đó thôi”. Không ghét nhưng với bà tiền chả mua được tình thân…Nhưng rồi bà cũng không ngờ cái lần đó ông đi Nam thăm cháu, bà ốm, thằng Út đang đi công tác xa, chiều thấy con bé bắt xe về. Thấy bà sốt nằm đó nó cuống lên, nó loay hoay vắt khăn đắp trán bà, lôi cái máy tính ra gõ gõ tìm tìm. Bà quay sang nhìn nó bảo “Con đang lên mạng…xem cách nấu cháo”. Trời ạ. Cái con bé này. Nó lúi húi dưới bếp, lát sau bưng tô cháo lên lại còn đùa “Cháo hành thịt bằm đầu bếp Nở đây ạ”, nhìn trán nó lấm tấm mà mắt bà cay sè. Tối đó nó gọi báo nhà xin ở lại bữa trông bà. Sáng sau bớt sốt bà ráng ngồi dậy. Thấy con bé hì hục bê thau cám đổ vào máng lợn, bà khẽ nở nụ cười.


Mỗi mùa xuân qua lại một lần hàng cây trước nhà thay lá. Bà mở lòng mình dang đôi tay đón yêu thương, ngôi nhà nhỏ cũng ấm áp thêm khi có thêm tiếng nói cười của con trẻ. Những tia nắng đang nhảy nhót bên vòm cửa vui đùa. Thay đổi chẳng dễ dàng gì nhưng làm được bà thấy nhẹ nhõm hơn. Đến “công chúa” kia cũng dám thay váy áo lung linh để làm “Cô Tấm” biết nấu cơm, giặt áo và cả nấu cám heo phụ bà đấy thôi. Ông còn đùa “Ôi, may Tấm phố đổi áo thành Tấm quê chứ không ta lại đứng giữa cuộc chiến hoa hồng giữa các Tấm ấy nhỉ!”.

Độc giả gửi bài dự thi tới Tintuconline qua địa chỉ mail:tintuconline@vietnamnet.vn.
Tiêu đề:Tên tác giả + Dự thi “Tôi thay đổi – Tôi hạnh phúc”


Phạm Thị Hiền
* Bài viết tham dự cuộc thi "Tôi thay đổi, tôi hạnh phúc"


Cách làm bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn
Bò xốt tiêu đen là món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hôm nay, VietNamNet sẽ giới thiệu cách làm món thịt bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn.
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.