Các quốc gia châu Á đón Tết Nguyên đán như thế nào?

Cùng với Việt Nam, nhiều quốc gia châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,... đều có ngày Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những cách chào năm mới Âm lịch khác nhau.

Cùng với Việt Nam, nhiều quốc gia châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,... đều có ngày Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những cách chào năm mới Âm lịch khác nhau.

Nhật Bản

Khác với các quốc gia châu Á khác, Nhật Bản đón Tết theo Dương lịch. Tuy nhiên, người Nhật vẫn giữ nguyên truyền thống như Tết Âm lịch. Tết tại Nhật Bản kéo dài 3 ngày, từ 1 – 3/1 Dương lịch. Đây là dịp gia đình quây quần, thắt chặt tình yêu thương, đồng thời là dịp nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả.


Vào ngày Tết, các gia đình người Nhật thường treo cây nêu hoặc đặt cành thông vào trong ống tre tươi. Ngoài cửa dán bùa như một cách chống lại tà ma năm cũ.


Sáng ngày đầu năm mới, người Nhật thường sẽ dậy sớm đón bình minh lên và cùng nhau ăn món bánh dày Ozoni truyền thống. Sau đó là lì xì, chơi trò chơi dân gian, đi chùa…


Một phong tục đặc biệt của người Nhật là viết thiệp cảm ơn. Những ai nhận được thiệp chúc mừng trước Tết thì sẽ viết thiệp cảm ơn và gửi vào sau ngày mồng 1 đầu năm.

Trung Quốc

Cũng giống Việt Nam, Tết Nguyên đán là ngày lễ quan trọng nhất với người dân Trung Quốc. Tết cổ truyền Trung Quốc kéo dài những 15 ngày với nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong đó, 3 ngày đầu năm là quan trọng nhất.


Ngày mồng một Tết được chính thức tính từ sau giây phút Giao thừa. Đây là ngày cung nghênh các vị thần năm mới. Người Trung Quốc thường kiêng sát sinh, tránh đốt lửa vào dùng dao vào ngày này. Thức ăn ngày đầu năm được chế biến từ hôm trước để tránh động bếp.


Ngày mồng hai là ngày xuất hành. Đây là ngày nhiều người Trung Quốc ra ngoài đi thăm bạn bè, người thân. Những cô gái lấy chồng cũng sẽ về thăm bố mẹ đẻ.


Ngày mồng 3 là ngày đi chùa. Mọi người sẽ đi chùa vãn cảnh, cầu xin những điều tốt đẹp trong năm mới. Ngoài ra, trong năm mới, vẫn có rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, thường có tiếng động lớn để xua đuổi tà mà, chào đón năm mới.

Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, lễ Seollal, tức Tết Âm lịch, là ngày lễ lớn nhất trong năm. Theo quan niệm từ ngày xưa, đây là thời điểm xua tan những tà ma, xui xẻo của năm cũ để chào đón những điều tốt đẹp năm mới đến.


Vào ngày Tết, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống có tên gọi là Hanbok. Gia đình quây quần bên nhau cùng thực hiện những nghi lễ truyền thống.


Charye là nghi lễ đầu tiên được thực hiện tại bàn thờ gia tiên trong nhà. Chủ nhà sẽ bày thật nhiều món ăn, sau đó từng thành viên trong nhà phải đến trước bàn thờ cúi lạy để bày tỏ sự tôn kính với tiên tổ trong nhà.


Những người trẻ sau đó sẽ thực hiện lễ Sebae. Trong đó, người nhỏ tuổi sẽ bái lạy, chúc thọ người lớn tuổi trong nhà và nhận lại Sebaedon, còn gọi là tiền mừng tuổi với mong muốn chúc con cháu năm mới mạnh khỏe, thành công. Người Hàn Quốc thường tỏ chức Tết trong 3 ngày với nhiều hoạt động ca hát, vui chơi.

Singapore

Khác với nhiều nước, ngày Tết tại Singapore không mang ý nghĩa trừ tà ma. Người Singapore coi Tết là thời điểm để tha thứ, quên đi thù hận, mong muốn hòa bình, thân ái cho tất cả mọi người.


Cá là món ăn không thể thiếu trong những dịp tất niên. Ăn cá vào đầu năm theo quan niệm sẽ mang lại may mắn.


Người trao lì xì đầu năm tại Singapore là người đã lập gia đình. Họ mừng tuổi cho cả người già, người trẻ. Bên cạnh bao lì xì, quýt cũng là đồ vật không thể thiếu ngày đầu năm với ý nghĩa mang lại may mắn. Tất cả đều phải được tặng theo đôi.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.