Mỹ sẵn sàng vũ trang cho Philippines trong tranh chấp Biển Đông

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario trong chuyến thăm tới Washington hôm qua bày tỏ hy vọng thuê các thiết bị khí tài để nâng cấp hạm đội già nua của mình, và kêu gọi các đồng minh củng cố mối quan hệ, trong bối cảnh có tranh chấp với Trung Quốc.

Ngoại trưởng MỹHillary Clinton khẳng định nước này sẵn sàng cung cấp khí tài để hiện đại hóaquân đội, ủng hộ Philippines "đối phó với hành động gây hấn" trong bối cảnhtranh chấp đang ngày càng căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông.

Bộ trưởng Ngoạigiao Philippines Albert del Rosario trong chuyến thăm tới Washington hôm qua bàytỏ hy vọng thuê các thiết bị khí tài để nâng cấp hạm đội già nua của mình, vàkêu gọi các đồng minh củng cố mối quan hệ, trong bối cảnh có tranh chấp vớiTrung Quốc.

"Chúng tôi quyếttâm và cam kết hỗ trợ cho việc phòng thủ của Philippines", AFP dẫn lờingoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu trong cuộc họp báo chung, khi được hỏivề danh sách những thứ Mỹ có thể cung cấp cho Philippines.

Bà Clinton chobiết hai quốc gia đang phối hợp để "quyết định xem Philippines cần những thứ gìvà chúng tôi có thể giúp như thế nào là tốt nhất". Bà tiết lộ thêm rằng ông delRosario sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và các quan chức cao cấp củaLầu Năm góc.

Căng thẳng giatăng tại Biển Đông trong thời gian gần đây, sau khi Việt Nam và Philippines tốcáo Trung Quốc ngày càng ngang nhiên trong việc khẳng định cái mà họ cho là chủquyền của Trung Quốc trên Biển Đông - nơi có các tuyên bố chồng lấn về chủ quyềncác quần đảo và vùng nước kế cận.

Tháng 7 năm ngoái,tại Diễn đàn an ninh khu vực, bà Clinton khẳng định rằng Mỹ có lợi ích quốc giatrong việc đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và Mỹ sẵn sàng giúp đỡ để các bêntranh chấp đi đến một giải pháp. Washington thời gian qua liên tục kêu gọi cácbên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

"Chúng tôi lo ngạirằng những diễn biến gần đây" trên Biển Đông "có thể gây hại cho hòa bình và ổnđịnh", bà Clinton nói trước các phóng viên, và yêu cầu "tất cả các bên kiềmchế".

Phát biểu khi đứngbên cạnh Clinton, ông Rosario nói Philippines là một nước nhỏ nhưng "sẵn sànglàm bất cứ điều gì cần thiết để đối phó với hành động khiêu khích ngay trong sânnhà chúng tôi".

Mỹ sẵn sàng vũ trang cho Philippines trong tranh chấp Biển Đông
Chiến hạm hàng đầu của Philippines, Rajah Humabon, từng tham gia Thế chiến II. Ảnh: Inquirer.

Tuầntrước, Manila đã tuyên bố triển khai soái hạm của mình trên Biển Đông -tàu Rajah Humabon. Đây là một trong những con tàu già nua nhất thế giới,từng được hải quân Mỹ sử dụng trong Thế chiến II.

Đầu tuần này, Tổngthống Philippines Benigno Aquino công bố chi 11 tỷ peso, tương đương 252 triệuUSD, để hiện đại hóa hải quân. Trước cuộc gặp với bà Clinton, ông Rosario đã đềcập khả năng thuê trang bị khí tài "để chúng tôi có thể tiếp cận vũ khí mới vànhanh chóng".

"Chúng tôi cần cónhững nguồn lực để đứng lên tự bảo vệ, và tôi cho rằng nếu có thể làm được thế,chúng tôi trở thành một người đồng minh mạnh mẽ hơn bên các bạn", del Rosariophát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế, nơi vừa đứng ra tổ chứcmột hội thảo về an ninh hàng hải ở Biển Đông.

Mỹ và Philippinescó hiệp ước phòng thủ chung ký năm 1951. Ngoại trưởng Philippines cho rằng vănbản đó - có quy định việc phòng thủ chung trong trường hợp có sự tấn công ở khuvực Thái Bình dương - bao gồm cả Biển Đông.

Kể từ khi căngthẳng gia tăng trên Biển Đông, Trung Quốc luôn khẳng định sẽ không dùng vũ lựcmà giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình. Tuy nhiên Bắc Kinh đã yêucầu Mỹ đứng ngoài cuộc tranh chấp.

"Tôi cho rằng cómột số quốc gia đang đùa với lửa", Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Thôi ThiênKhải phát biểu trước một cuộc tham vấn song phương với Mỹ. "Và tôi hy vọng Mỹ sẽkhông bị bỏng vì ngọn lửa này".


Theo ThanhMai
 Vnexpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.