Thượng nghị sỹ Mỹ Jim Webb: Kiên quyết và rõ ràng hơn về Biển Đông

Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ, đã khách quan thể hiện lập trường của mình về Biển Đông bằng nhiều hình thức.

Thượng nghị sĩ Jim Webb,Chủ tịch tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ, đã kháchquan thể hiện lập trường của mình về Biển Đông bằng nhiều hình thức.

Ông Jim Webb đã soạnchung một dự thảo nghị quyết với Thượng nghị sỹ James Inhofe để trìnhlên Thượng viện Mỹ yêu cầu Chính phủ Mỹ có lập trường cứng rắn và côngbằng hơn về vấn đề Biển Đông.

Thượng nghị sỹ Mỹ Jim Webb: Kiên quyết và rõ ràng hơn về Biển Đông
Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb.
 

 Dự thảo ngày 13/06/2011mang nội dung "Lên án Trung Quốc dùng vũ lực" trong tranh chấp biển đảovới các nước láng giềng và khẳng định quân lực Mỹ sẽ "ứng xử một cáchkiên quyết và bảo vệ quyền tự do giao thông hàng hải". TG&VN xin lượcdịch bản dự thảo này của Nhóm TNS Mỹ.

Kêu gọi biện pháp đa phươnghòa bình cho vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển Đông Nam Á.

Xét sự kiện ngày 9/6/2011, 3tàu của Trung Quốc, gồm một tàu cá và 2 tàu hải giám chạy vào và phá hỏngcáp của tàu thăm dò Viking2 của Việt Nam.

Xét việc sử dụng sức mạnh đótrong khu vực 200 hải lý của Việt Nam, một vùng biển được Việt Nam tuyên bốlà khu đặc quyền kinh tế.

Ngày 26/5/2011, một tàu hảigiám từ Trung Quốc đã cắt cáp của một tàu khai thác khác của Việt Nam, tàuBình Minh, tại Biển Đông gần vịnh Cam Ranh;

Vào tháng 03/2011, Chính phủPhillipines cho biết các tàu tuần tra từ Trung Quốc đã cố tình đâm vào mộttrong những tàu giám sát của họ.

Xét việc những sự kiện đó xảyra trong vùng biển Đông đang bị tranh chấp, bao gồm cả quần đảo Trường sa Sacó 21 hòn đảo và san hô, 50 vùng đất san hô chìm và 28 rặng đá ngầm trảitrên diện tích 340 nghìn dặm vuông, và quần đảo Hoàng Sa, một nhóm đảo nhỏhơn được đặt tại vùng phía Nam của đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Trung Quốc, Việt Nam,Philipines, Đài Loan, Malaysia và Brunei đều tranh cãi về chủ quyền ở cácđảo Trường Sa, trong đó Trung Quốc và Việt Nam còn có tranh chấp cả ở quầnđảo Hoàng Sa.

Chính phủ Trung Quốc tuyên bốchủ quyền ở hầu hết vùng diện tích 648 nghìn dặm vuông ở Biển Đông, nhiềuhơn bất cứ một quốc gia nào trong vụ tranh chấp lãnh thổ này

Năm 2002, Hiệp hội các quốcgia Đông Nam Á và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử các bên ở BiểnĐông.

Tuyên bố được cam kết bởi tấtcả các bên có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ để "khẳng định lại sự tôntrọng và cam kết vì sự tự do hàng hải và hàng không ở khu vực Biển Đông theocác quy tắc đã được thừa nhận rộng rãi của luật quốc tế" và "giải quyết lạivấn đề tranh chấp lãnh thổ cũng như quyền lực pháp lý bằng các biện pháp hòabình, không viện tới sự đe dọa hay sử dụng vũ lực".

Tại Biển Đông có các đườngvận tải thương mại biển và nhiều điểm giao với Ấn Độ Dương và Thái BìnhDương.

Mặc dù không thuộc các bêntranh chấp nhưng Mỹ có lợi ích quốc gia về kinh tế và an ninh trong việc đảmbảo rằng không có bên nào sử dụng sức mạnh đơn phương để đòi chủ quyền lãnhhải ở Đông Á.

Xét việc hồi tháng 9/2010,Chính phủ Trung Quốc cũng khôn khéo gợi nên một cuộc tranh cãi trong vùngbiển ở đảo Senkaku, lãnh thổ trong vùng quản lý của Nhật Bản ở Biển Đông.

Những hành động của Chính phủTrung Quốc ở Biển Đông cũng ảnh hưởng tới việc di chuyển của các tàu quân sựcũng như hàng hải đi qua khu vực hải phận và không phận quốc tế, bao gồm cảvụ đụng độ máy bay chiến đấu của Trung Quốc và một máy bay giám sát của Mỹnăm 2001, vụ quấy nhiễu tàu USNS hoàn hảo hồi tháng 3/2009, vụ va chạm củatàu ngầm Trung Quốc với cáp ngầm của chiến hạm John McCain hồi tháng 6/2009.

Ngày 23/7/2010, Ngoại trưởngHillary Clinton đã chỉ ra tại Diễn đàn khu vực Đông Nam Á rằng "nước Mỹ,giống như các quốc gia khác, cũng có quyền lợi quốc gia về tự do hàng hải,có quyền tự do bình luận hàng hải và tôn trọng luật quốc tế ở Biển Đông".

Ngoại trưởng Clinton đã bàytỏ sự ủng hộ của Mỹ đối với tuyên bố của ASEAN và Trung Quốc năm 2002 về Bộquy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC), và cho rằng "Mỹ đã ủng hộ quátrình ngoại giao đa phương của tất cả các bên trong việc giải quyết cáctranh chấp lãnh thổ không do ép buộc".

Ngày 11/10/2010, Bộ trưởngquốc phòng Robert Gates đã chỉ ra tại cuộc gặp gỡ các bộ trưởng quốc phòngAsean "vị trí của Mỹ trong vấn đề an ninh hàng hải là rõ ràng: chúng tôi cólợi ích về tự do hàng hải, trong việc phát triển kinh tế và thương mại khôngthể bị cản trở, và vẫn tôn trọng luật quốc tế".

Ông Gates cũng chỉ ra: "Mỹluôn sử dụng có hiệu quả quyền lợi của mình và hỗ trợ quyền lợi cho cả nhữngbên di chuyển qua, hoạt động tại các vùng biển quốc tế".

Tại Shangri_La ở Singapore,ông Gates cho rằng "An ninh hàng hải tồn tại như một vấn đề đặc biệt quantrọng trong vùng, với những vấn đề về tuyên bố chủ quyền và sử dụng đốitrọng hàng hải để thể hiện những thách thức đang diễn ra đối với sự ổn địnhvà thịnh vượng của khu vực".


Theo Thành Châu
Thế giới &Việt Nam


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.