Ba nữ sinh Ấn Độ phát minh thiết bị kiểm tra nước sạch

Ý tưởng tạo ra thiết bị kiểm tra chỉ số an toàn trong nguồn nước của 3 nữ sinh trung học đến từ Bawana ở New Delhi, Ấn Độ

Ý tưởng tạo ra thiết bị kiểm tra chỉ số an toàn trong nguồn nước của 3 nữ sinh trung học đến từ Bawana ở New Delhi, Ấn Độ đã trở thành hiện thực.

Theo India Time, Khushi, Rosy và Rani Kumari (12 tuổi) học cùng lớp. Các em hình thành ý tưởng này từ một câu đố trong cuộc thi ở trường. Cả ba đã cùng nhau thảo luận, nghiên cứu để nó trở thành hiện thực.

Bên cạnh đó, các em cũng được thầy cô hướng dẫn nhiệt tình. Dưới sự kiên trì, chịu khó học hỏi, mô hình đầu tiên của thiết bị kiểm tra nước được hình thành.

Thông qua quy trình kiểm duyệt của Công ty Intel Tech Challenge, mô hình thiết bị kiểm tra chỉ số an toàn trong nước của Khushi, Rosy và Rani Kumar được công nhận.

 Khushi, Rosy và Rani Kumar phát minh thiết bị kiểm tra độ sạch trong nước. Ảnh: India Time.

Khushi, Rosy và Rani Kumar phát minh thiết bị kiểm tra độ sạch trong nước. Ảnh: India Time.

Rosy cho hay: “Thiết bị của chúng em được kết nối với máy tính, hoạt động theo nguyên lý để một đầu lọc vào cốc nước mẫu. Chờ vài phút, thiết bị sẽ đưa ra chỉ số độ sạch của nước như thế nào, có dùng được không. Chúng em thực hiện thử nghiệm trên lớp, được thầy cô và bạn bè đánh giá cao”.

Ba bạn trẻ chia sẻ thêm sau khi thiết bị được công nhận, cha mẹ các em rất vui và tự hào, thầy cô, hàng xóm trong làng cũng vậy. Điều này khiến nhóm cảm thấy phải cố gắng nhiều hơn để không phụ sự tin tưởng của mọi người.

Nhóm nữ sinh cho biết họ vẫn nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra thiết bị có thể đưa ra chính xác các chất ô nhiễm có trong nguồn nước. Hy vọng vào một ngày không xa, người dân quê của ba bạn có thể thoải mái dùng nước sạch.

Thiết bị kiểm tra chỉ số an toàn trong nguồn nước của 3 cô bé tài năng đã đến với một số ngôi làng xa xôi ở Ấn Độ, đảm bảo nước sạch cho nhiều người.

Theo Zing.vn


thiết bị kiểm tra nước sạch


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.