Câu chuyện đặt tên mới cho hạt Higgs boson

Vấn đề tên gọi của “hạt của Chúa” đang được xới lên. Điều này cũng là dễ hiểu khi tên gọi đó liên quan đến vấn đề ai sẽ là tác giả của phát minh và tiếp theo là chủ nhân của Giải Nobel Vật lý đang cận kề.

 Vấn đề tên gọi của “hạt của Chúa” đang được xới lên. Điều này cũng là dễ hiểu khi tên gọi đó liên quan đến vấn đề ai sẽ là tác giả của phát minh và tiếp theo là chủ nhân của Giải Nobel Vật lý đang cận kề.

Higgs boson, Peter Higgs, Mô hình Chuẩn, Giải Nobel, tên gọi Higgs, CERN, LHC
Giáo sư Peter Higgscảm động trước sự hoan nghênh của cộng đồng khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Châu ÂuCERN, Geneve, Thụy Sỹ.

Trong vài năm gần đây, trong lĩnh vực vật lý hạt cơ bản, hạt boson có tên gọi đầy đủ là Higgs boson đã được dư luận chú ý hơn bao giờ hết.

Đặc biệt, từ ngày 4/7/2012, khi CERN (Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu), có trụ sở ở Geneve, Thụy Sỹ ra tuyên bố rằng trên cỗ máy gia tốc va chạm các hạt Hadron nặng LHC (Large Hadron Collider) đã phát hiện được loại hạt mới có khối lượng và một số đặc trưng lượng tử tương tự hạt Higgs boson do các nhà lý thuyết đề xuất.

Hạt cơ bản này mang tên Higgs từ bao nhiêu năm nay và mặc nhiên được công nhận trong cộng đồng vật lý là vì nó được đưa ra đầu tiên trong lý thuyết Mô hình Chuẩn của nhà vật lý lý thuyết nước Anh Peter Higgs năm 1964.

Dù vậy, ngoài Higgs còn có 5 nhà vật lý lý thuyết độc lập khác nữa cũng từng có công trình nghiên cứu liên quan hạt mới này ở mức độ nông sâu khác nhau.  Đó là các nhà vật lý lý thuyết: Robert Brout và Francois Englert (hai người  Bỉ), Carl Hagen và Gerry Guralnik (hai người Mỹ) và Tom Kibble (người Anh).

Giờ đây, vấn đề tên gọi của “hạt của Chúa” lại được xới lên. Điều này cũng là dễ hiểu khi tên gọi đó liên quan đến vấn đề ai sẽ là tác giả của phát minh và tiếp theo là chủ nhân của Giải Nobel Vật lý đang cận kề.

Đó là Giáo sư người Mỹ Carl Hagen, ông công khai kêu gọi thay đổi, đặt tên mới cho hạt cơ bản lâu nay vẫn gọi là Higgs boson. Lý lẽ của Hagen là cái tên mới đó nên thừa nhận công lao của cả những người khác, chứ không chỉ riêng nhà vật lý người Anh Peter Higgs. “Dù tôi không phải là người kêu gọi đổi tên nó, nhưng tôi vẫn ủng hộ lời kêu gọi như vậy", Hagen nói.

Ông nói với phóng viên BBC News rằng: “Tôi luôn luôn nghĩ tới cái tên gọi không riêng cho một người nào và không loại bỏ sự đóng góp của những người khác tham gia vào công trình nghiên cứu.

”Người ta đã nói về những đóng góp quan trọng được thực hiện bởi Francois Englert, Peter Higgs, Gerald Guralnik, Tom Kibble, Robert Brout và Carl Hagen. Nhưng 5 người (trong số 6 người trên. TM.) đã phát biểu tại cuộc họp báo năm ngoái để công bố việc phát hiện ra một hạt được cho là hạt Higgs, và chỉ khi Giáo sư Higgs phát biểu mới nhận được những tràng vỗ tay lớn từ các nhà nghiên cứu có mặt.

"Peter Higgs đã được đối xử như một ngôi sao nhạc rock còn chúng tôi, năm người còn lại hầu như không được công nhận bởi hầu hết các khán giả. Rõ ràng là Higgs là tên chiếm ưu thế vì thực tế tên của ông đã trở thành gắn liền với các hạt boson".

Về vấn đề này, một phát ngôn viên của CERN đã trao đổi với BBC News rằng: “Không phải đến phòng thí nghiệm để xác định tên của các hạt mới được phát hiện. Các hạt thường được đặt tên cho các nhà lý thuyết tiên đoán chúng, như trường hợp hạt "quark", hoặc cho các nhà thực nghiệm có công phát hiện các hạt chưa được tiên đoán trước, như trường hợp hạt "neutron". Trong mọi trường hợp, tên cuối cùng sẽ đưa vào sử dụng phổ biến và được chấp nhận bởi cộng đồng vật lý hạt…”

Người phát ngôn của CERN nói thêm: “Ở Hội nghị vật lý vào tháng Ba để thảo luận về việc phát hiện ra hạt Higgs, có một số nhà nghiên cứu gợi ý gọi hạt mới nói trên là hạt "giả vô hướng boson".

Liên quan với gợi ý trên, bản thân Giáo sư Carl Hagen đề xuất tên gọi mới (cho hạt boson Higgs) là hạt Meson Mô hình Chuẩn vô hướng (Standard Model Scalar Meson hay viết tắt là SMSM), hoặc là hạt SM “bình phương”.

Có đến sáu nhà lý thuyết liên quan với sự phát triển lý thuyết về hạt Higgs, nên nhiều nhà khoa học nghĩ rằng việc lấy tên tất cả những người này đặt cho hạt đó sẽ là quá dài. Thậm chí từ viết tắt được tạo ra từ tên của tất cả sáu người cũng là điều không thật thanh nhã. Chẳng hạn, đặt tên hạt mới là "BEHGHK" và nó sẽ được phát âm là "Berk"!

Tóm lại, ý kiến đặt tên mới cho “hạt của Chúa” đang còn khá phân tán. Đó là chưa kể chính Peter Higgs cũng từng lên tiếng đề nghị không gọi hạt Higgs boson là “hạt của Chúa” vì nó vô nghĩa và vì bản thân ông là người theo chủ nghĩa vô thần.

Có thể trong bối cảnh trên, Giáo sư Jordan Nash ở trường Imperial College London và là một trong những người đã tham gia thí nghiệm phát hiện và mô tả các hạt tại LHC năm ngoái, đã cho rằng không thực tế để thay đổi tên ở giai đoạn này.

Ngoài việc thay tên gọi mới cho hạt Higgs boson, nhiều người băn khoăn cả về số người được trao Giải Nobel. Điều lệ giải Nobel quy định mỗi giải thưởng chỉ đứng tên ba người, và tất cả họ đều đang sống.

Trong trường hợp đối với phát minh hạt Higgs boson, 1 trong 6 người liên quan là Giáo sư Robert Brout đã qua đời năm 2011, nên còn 5 nhà khoa học cùng phát triển lý thuyết Higgs đang ở độ tuổi 70 và 80.  

Việc chọn 3 người nào, hay loại bỏ 2 người nào, để đáp ứng điều kiện của Ủy ban Nobel cũng là một bài toán khó. Còn Giáo sư Hagen đưa ra ý tưởng khác, gộp tất cả sáu nhà lý thuyết với đông đảo các nhà khoa học và các kỹ sư tham gia phát hiện hạt trong thí nghiệm tại LHC. Ý tưởng này lại càng khó được chấp nhận hơn.

Thật chưa rõ, Ủy ban Giải thưởng Nobel của Hoàng gia Thụy điển sẽ tìm lời giải nào tối ưu nhất nào trong trường hợp công trình khoa học phát minh hạt cơ bản mới, hay còn gọi là hạ nguyên tử mới, nổi đình đám nhất trong 50 năm trở lại đây, không thể không đưa vào danh sách trao giải Nobel của năm 2013 này.

Theo Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.