Công nghệ sẽ hủy diệt loài người?

Trong lịch sử hàng ngàn năm tồn tại, loài người đã vượt qua nhiều mối họa tồn vong như thiên tai, dịch bệnh, nạn đói...

Trong lịch sử hàng ngàn năm tồn tại, loài người đã vượt qua nhiều mối họa tồn vong như thiên tai, dịch bệnh, nạn đói... nhờ sự may mắn và trí thông minh bậc nhất trong các loài đang cư trú trên Trái đất. Song giới khoa học cảnh báo, rất có thể con người sẽ bị diệt vong bởi chính sự thông minh vượt trội của mình.

con người, hủy diệt, nguy cơ, tồn vong, công nghệ, sinh học, hóa học,
Liệu loài người có thể bị diệt vong bởi chính những công nghệ tự tạo?

Một đội ngũ các nhà khoa học, toán học và triết học tại Viện Tương lai Nhân loại thuộc Đại học Oxford đang nghiên cứu những mối nguy hiểm lớn nhất với con người dưới tác động của khoa học công nghệ. Giám đốc Viện, tiến sĩ Nick Bostrom, cho rằng nguy cơ hiện tại là rất lớn. Nếu chúng ta hành động sai, đây có thể sẽ là thế kỉ cuối cùng của loài người.

Theo tiến sĩ Bostrom, trong vòng một thế kỉ tới, khả năng xảy ra một va chạm thiên thạch hay núi lửa phun trào dẫn đến sự diệt vong của loài người là cực kì thấp. Một cuộc chiến tranh hạt nhân nếu xảy ra có thể gây hậu quả nặng nề, nhưng sẽ có đủ người sống sót để duy trì nòi giống. Kể cả số thương vong khủng khiếp mà con người tự gây ra trong hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ trước cũng không hề làm giảm dân số nhân loại.

Như vậy, chúng ta còn phải lo lắng về mối nguy nào nữa?

Tiến sĩ Bostrom tin rằng, con người đã tiến đến một kỉ nguyên công nghệ mới kéo theo những mối nguy hại diệt vong chưa từng trải qua trong quá khứ. Sự vượt trội của công nghệ, giống như một vũ khí nguy hiểm trong tay một đứa bé, đã vượt quá khả năng kiểm soát của chúng ta.

con người, hủy diệt, nguy cơ, tồn vong, công nghệ, sinh học, hóa học,
Công nghệ hóa sinh chứa đựng nhiều rủi ro khó kiểm soát.

Các cuộc thí nghiệm trong các lĩnh vực sinh hóa tổng hợp, công nghệ nano và trí tuệ nhân tạo do con người thực hiện đang trở nên ngày một khó kiểm soát.

Ngành sinh hóa tổng hợp (sự kết hợp nghiên cứu giữa sinh học và kĩ thuật) hứa hẹn nhiều lợi ích về y học. Tuy nhiên, tiến sĩ Bostrom lo ngại về những hậu quả khó lường của việc vượt quá ranh giới trong nghiên cứu.

Cũng vậy, công nghệ nano (nghiên cứu ở quy mô siêu nhỏ phân tử và nguyên tử) cũng có khả năng hủy diệt cao nếu được sử dụng cho mục đích chiến tranh. Chính phủ các nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và hạn chế sự lạm dụng đối với công nghệ này.

Ngoài ra còn có nhiều lo ngại về sự tương tác của trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống. Loại “trí khôn” do máy tính điều khiển có thể là công cụ lợi hại trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế và điều hành, nhưng lại hoàn toàn “vô cảm” trước những thiệt hại mà chúng không được lập trình để đối phó.

Tiến sĩ Seán O'Heigeartaigh, nhà di truyền học ở Viện Tương lai Nhân loại, lại lo ngại dưới góc độ khác. Ông nêu mối liên hệ giữa các thuật toán sử dụng cho các giao dịch trên thị trường chứng khoán do máy tính điều khiển. Các chuỗi phép tính có thể gây ra tác động tàn phá trực tiếp tới nền kinh tế thật và con người bằng xương bằng thịt. Các hệ thống này có thể “thao túng thế giới thực”, ông O'Heigeartaigh nói.

Trong lĩnh vực sinh học, những tính toán sai lầm trong các thí nghiệm biến đổi gen hay tái cấu trúc gen dù không được tiến hành với mục đích xấu, sẽ luôn có rủi ro không lường trước được.

Công việc nghiên cứu của Viện Tương lai Nhân loại là một phần của xu hướng nghiên cứu về những vấn đề lớn đặt ra đối với con người. Đại học Cambridge (Anh) cũng đang có dự án khảo sát những mối nguy tương tự.

Lord Rees, cựu chủ tịch hiệp hội khoa học Hoàng gia Anh, rất ủng hộ ý tưởng xây dựng một trung tâm nghiên cứu hiểm họa diệt vong đối với con người. Ông Rees cho rằng chúng ta đang lo lắng về những nguy hiểm trước mắt như an toàn thực phẩm hay an toàn hàng không nhưng lại ít nhận ra những mối nguy hiểm lớn hơn. “Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, mối nguy hại lớn nhất lại bắt nguồn từ chính con người”, ông nhận định.

Theo Tin tức



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.