Thuốc chữa ung thư “made in VN" mới thử nghiệm trên chuột

“Tất cả mọi nghiên cứu và thử nghiệm mới chỉ áp dụng trên chuột, chưa thử nghiệm trên người. Do đó, tất cả vẫn đang ở giai đoạn chờ đợi”.

“Tất cả mọi nghiên cứu và thử nghiệm mới chỉ áp dụng trên chuột, chưa thử nghiệm trên người. Do đó, tất cả vẫn đang ở giai đoạn chờ đợi”.

Vừa qua, một nhóm nghiên cứu tại Bộ môn Bào chế - Trường Đại học Dược Hà Nội đã điều chế thành công thuốc chữa ung thư "made in Việt Nam". Điều này đã mở ra cơ hội chữa bệnh an toàn, hiệu quả với chi phí thấp hơn so với thời điểm hiện tại của người mắc ung thư.

Ngày 26/5, phóng viên có dịp trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Đăng Hòa - Hiệu trưởng Trường Đại học Dược.

Thuốc chữa ung thư “made in VN" mới thử nghiệm trên chuột - 1

Nếu thuốc điều trị ung thư "made in VN" được thử nghiệm trên người sẽ giảm gánh nặng cho người bệnh ung thư.

Lãnh đạo Đại học Dược Hà Nội cho biết, đề tài “Nghiên cứu và bào chế thuốc tiêm liposome doxorubicin và amphotericin B” do PGS.TS, Phạm Thị Minh Huệ làm chủ đề tài. Các nhà khoa học phải thực hiện trong 36 tháng và tổng kinh phí hết hơn 4 tỷ đồng.

Theo PGS.TS. Nguyễn Đăng Hòa, sau khi thuốc được bào chế và thử nghiệm thành công trên chuột, nếu áp dụng trên người sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Hiện đề tài đã nộp cho Cục Khoa học Công nghệ Bộ Y tế. Nếu được phê duyệt, Đại học Dược, kết quả dự kiến sẽ triển khai sản xuất thử nghiệm ở quy mô lớn.

Ông Hòa nhấn mạnh: “Tất cả mọi nghiên cứu và thử nghiệm mới chỉ áp dụng trên chuột, chưa thử nghiệm trên người. Do đó, tất cả vẫn đang ở giai đoạn chờ đợi”.

Cũng theo ông Hòa, mặc dù tá dược phải nhập khẩu tương đối đắt nhưng so với sản phẩm đang lưu hành trên thị trường, nhưng loại thuốc này ước tính rẻ hơn ½.

Hơn nữa, hiện nay, bệnh nhân ung thư và nấm hệ thống là bệnh tương đối mạnh. Sản phẩm này nếu được triển khai sẽ mang lại lợi ích về giá và độ an toàn cho người bệnh.

Lãnh đạo Đại học Dược nhấn mạnh, công nghệ bào chế thuốc ung thư còn mới mẻ ở trong nước, việc phát triển đề tài góp phần đào tạo đội ngũ nghiên cứu thêm kiến thức và kỹ năng trong bào chế và đánh giá dạng thuốc mới.

Qua kinh nghiệm nghiên cứu và làm chủ công nghệ bào chế liposome có thể phát triển thêm nhiều sản phẩm hướng đích tương tự với các dược chất độc tính cao.

Theo PGS.TS. Nguyễn Đăng Hòa - Hiệu trưởng Trường Đại học Dược, người mắc bệnh ung thư có thể được điều trị bằng hóa trị, xạ trị. Tác dụng của biện pháp này nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư trong cơ thể. Tuy nhiên, hóa trị hay xạ trị còn có thể tiêu diệt cả những tế bào lành, khỏe mạnh làm cho người bệnh mệt mỏi, suy nhược…

Khắc phục nhược điểm này của thuốc, nhóm nghiên cứu đã nỗ lực điều chế thuốc chữa ung thư hướng đích là liposome doxorubicin và đã thành công trong điều trị trên chuột được gắn tế bào ung thư người. Đây là loại thuốc chỉ diệt khối u ác tính mà không gây tổn hại đến phần lành, giảm thấp nhất độc tính của thuốc đối với cơ thể. Ngoài ra, thuốc hướng đích còn được điều chế điều trị bệnh nấm hệ thống là liposome amphotericin B.

Theo Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.