Chưa thành danh đã tai tiếng

Soạn giả Viễn Châu kể: “Có nhiều em có chất giọng tốt, nếu rèn luyện sẽ thành đạt như ý muốn. Nhưng tôi ngại quá, cứ năm ba bữa lại điện thoại mời thầy đi nhậu, rồi đặt vấn đề thẳng thắn như cách mua giải thưởng. Nếu không cẩn thận thì giám khảo cũng sẽ mang tai tiếng”.

Thiếu kiên nhẫnrèn luyện trong nghề và nôn nóng muốn sớm nổi tiếng, họ đã tạo ra những bikịch cho mình.

Tìm đến những cuộc thi cacổ như: Chuông vàng vọng cổ, Bông lúa vàng, Giọt nắng phù sa, giải Mộcquán Nguyễn Trọng Quyền, giải ca cổ Út Trà Ôn... cũng là cách để nhữnggiọng ca trẻ tìm kiếm cơ hội một bước thành danh. Nhưng sự đời không đơngiản như họ tưởng.

Muốn thành danh, mua giải thưởng?

Trước đây các nghệ sĩthuộc thế hệ hoàng kim của sân khấu cải lương vào nghề từ cánh gà sânkhấu, từ việc học hỏi các nghệ sĩ đi trước hoặc ít nhiều cũng từ cáccông việc hậu đài, dàn nhạc, nhắc tuồng, vũ công...đi lên, ngày nay cácgiọng ca trẻ chọn con đường tiến thân qua những cuộc thi. Họ xem đó làbước khởi đầu tốt nhất để giới thiệu về mình.

Chưa thành danh đã tai tiếng
Các nghệ sĩ trong vở cải lương Giang sơn mỹ nhân

Nôn nóng trở thành saonên không ít người đã tự đánh mất danh dự của mình. Q.H là một bằngchứng. Cô dự thi hầu hết các cuộc thi ca cổ, đến nỗi ban giám khảo chỉnhìn thấy cô biết cô sẽ ca bài gì. Q.H không tin tưởng vào tài năng củamình, cô muốn đoạt được danh hiệu cao nên tìm cách chạy chọt khiến giámkhảo các cuộc thi muốn tránh tai tiếng phải dè dặt. Nên dù đã qua nhiềucuộc thi mà kết quả vẫn không được như mong muốn.

Soạn giả Viễn Châu kể:“Có nhiều em có chất giọng tốt, nếu rèn luyện sẽ thành đạt như ý muốn.Nhưng tôi ngại quá, cứ năm ba bữa lại điện thoại mời thầy đi nhậu, rồiđặt vấn đề thẳng thắn như cách mua giải thưởng. Nếu không cẩn thận thìgiám khảo cũng sẽ mang tai tiếng”.

Không khác với chiếnthuật của Q.H, M.K đến với cuộc thi Chuông vàng vọng cổ để nhanh chóngđược làm đào chánh. M.K kết thân ngay với một nhạc công, nhờ anh này làmnhà quản lý, lo cho cô mọi thứ liên quan đến việc thi cử. Mối quan hệgiữa M.K và nhạc sĩ này bị rạn nứt khi cô chỉ đoạt giải phụ, trong khisố tiền chi phí đã bỏ ra là hơn 20 triệu đồng. Hai bên cự cãi suýt ẩu đảnhau, vì M.K không có khả năng chi trả, vì tiền giải thưởng cô lãnh chỉ5 triệu đồng. Giờ thì M.K mỗi tháng phải ky cóp tiền để trả nợ cho ngườinhạc sĩ này.

Những giấc mơ xa vời

Chưa thành danh đã tai tiếng

Nhiều bạn trẻ đến vớinghề diễn viên cải lương cứ nghĩ rằng phải làm được album ca nhạc, ca cổmới nhanh chóng được khán giả chú ý và được nhận vào các đoàn chuyênnghiệp. Q.P là một ví dụ điển hình. Anh vay nợ ngân hàng để thực hiệnDVD cải lương, rồi làm live show dù chưa một lần bước lên sân khấu. Đểcó đủ khán giả đến xem trong đêm diễn, Q.P mời một số nghệ sĩ tên tuổi,hậu quả là nghệ sĩ ngôi sao hát xong, khán giả kéo nhau ra về. Sau đêmdiễn, Q.P lỗ gần 200 triệu đồng phải tuyên bố giải nghệ.

P.D có giọng ca tốt, biếtdiễn nhiều loại vai, muốn bước lên dàn đào chánh, cô đã bán xe gắn máy,chấp nhận đi hát bằng xe ôm mỗi đêm, để có tiền làm đĩa. Nhưng khi cáccông đoạn đã hoàn tất thì cô không đủ tiền để in đĩa, buộc lòng in đĩagiá rẻ, chất lượng kém. Đĩa in ra không bán được.

T.K bạo gan hơn khi cầmnhà để có tiền làm DVD. Cô sẵn sàng trả tiền cát sê cao cho các nghệ sĩngôi sao để được diễn đào chánh trong các trích đoạn cải lương Hồ Quảng.Nhưng nghề diễn này không phải học một ngày là có thể diễn được. Sự cómặt của các ngôi sao cũng không cứu được sự ế khách của DVD này. 

Con đường đến với nghềdiễn viên sân khấu cải lương trong giai đoạn khó khăn này của các bạntrẻ càng khó khăn hơn. Nếu thiếu sự kiên nhẫn trong nghề và nôn nóngmuốn sớm nổi tiếng thì chính họ sẽ tạo ra những bi kịch cho họ.

Ý kiến nghệ sĩ NSND Phạm Thị Thành:

Băn khoăn có sống được với nghề
 

Không chỉ ở phía Nam, ở phía Bắc các khoa đào tạo chèo, tuồng, cải lương cũng ngày càng ít dần thí sinh dự thi, hoặc các em thi vào rồi lại phân vân vì không biết sau bao năm miệt mài học tập, liệu có sống được bằng nghề không? Hay lại thả nổi mình trong vô định, không ít trường hợp đã sa ngã, thui chột tài năng, biến chất hư hỏng khi chưa khẳng định được tên tuổi đã có quá nhiều tai tiếng. Theo tôi, vai trò giáo dục của đội ngũ giáo viên và gia đình trong vấn đề này rất quan trọng. Chúng ta nuôi dưỡng một tài năng đã khó, định hướng để tài năng đó phát triển lại khó hơn.

 
Nhà giáo ưu tú Diệu Đức - Trưởng Khoa Kịch hát dân tộc Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM:
Chúng tôi vẫn sát cánh các em
 
Các khoa thi từ học kỳ đến đại học, nhà trường không khuyến khích việc các em phải thuê, mời ngôi sao tham gia. Điều này phản giáo dục và chúng tôi đã nghiêm cấm khi phát hiện các em mời ngôi sao tham gia nhưng chưa thông qua giáo viên chủ nhiệm. Chúng tôi vẫn sát cánh để phân tích cho các em thấy đâu là hiệu quả thiết thực của sự lao động, học tập nghiêm túc, còn muốn mau chóng khẳng định mình bằng những con đường tắt, vay nợ, dính dấp đến những chuyện tiêu cực, thì con đường tiến thân của các em không dài.
 

Ông Phan Quốc Hùng – Giám đốc Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang:

Phải như thép được tôi
 

Ở Nhà hát Trần Hữu Trang, tuyệt đối không có trường hợp các em phải lo lót mới có vai diễn, hoặc móc ngoặc mới có vị trí trong đoàn hát. Nghề diễn viên, nhất là diễn viên sân khấu cải lương, sự lao động và rèn luyện quan trọng lắm, không ai có thể dùng đồng tiền để thăng tiến được. Trong tình hình khó khăn của bộ môn này, sự phấn đấu của các em diễn viên, học viên trẻ ví như thép được nung trong độ lửa cao, càng chịu được sức nóng thì sẽ càng bền bỉ với nghề. Còn những em lười lao động, ngại khó sẽ tự đào thải mà thôi.

 
NSƯT Minh Vương:
Đào tạo tài năng phải từ nhỏ
 
Năm 1964, khi tôi đoạt giải nhất Khôi nguyên Vọng cổ, vinh dự lắm vì lúc đó mình đi thi vô tư, đoạt giải vô tư và phấn đấu một cách vô tư mới có được ngày hôm nay. Những diễn viên trẻ xem thường nghề hát một phần do ý thức các em còn non kém, cần sự định hướng của tập thể nhưng hiện nay nghề hát gặp khó khăn, đoàn hát bị manh mún, mạnh ai nấy làm, khó mà có được sự thống nhất. Nghề hát thiêng liêng lắm! phải được đào tạo từ nhỏ, như chúng tôi, vừa học tiểu học đã song song học ca mới có thời gian đủ chín cho tài năng, đủ đạo đức làm nghề. 

Theo Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.