Nghiệp đời phải gánh

>>

Đứng ra lập gánhhát cho thỏa lòng “tự do sáng tạo”. Rồi dù có huy hoàng hay lúc lụi tàn, họ vẫnlà những ông bà bầu cháy bỏng lòng yêu nghề.

>>

Nổi tiếng trong giớilàm bầu vì được xem là người đầu tiên đứng ra tổ chức chương trình đại nhạc hộinăm 1956, bầu Duy Ngọc đã có thâm niên 60 năm làm bầu. Đến nay, ông đã 75 tuổi,vẫn miệt mài “trả nợ tổ nghiệp đến thác mới thôi” – ông nói trong niềm xúc độngkhi tâm sự về cái nghề mà ông đã đeo đuổi.

Thăng trầm dâu bể


Bầu Duy Ngọc kể: “Tôi làm bầu từ năm NSƯT Kim Cương mới 19 tuổi, chị và chị ThẩmThúy Hằng, anh La Thoại Tân, anh Xuân Phát... là những nghệ sĩ hát sô đầu tiêndo tôi tổ chức tại sân khấu Đại thế giới. Đời làm bầu thăng trầm dâu bể, có ngàytôi tổ chức diễn 3 suất, không có thời gian đếm tiền nói gì đến chuyện ăn. Hễlàm bầu là mắc bệnh “thừa thắng xông lên”.

Nghiệp đời phải gánh
Bầu Duy Ngọc (trái) và bầu Hương Loan đến thăm bầu Quới tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2009


Thế giới này cũng lắm niềm vui, hễ không tổ chức sô diễn thì thấy nhớ đến naolòng”. Ông là người tổ chức các sô diễn có mời nhiều ngôi sao ca nhạc, cải lươngnhưng bán vé với giá thấp để người dân có thu nhập thấp ở các vùng sâu có thểgiải trí.


Tương tự, bầu Minh Quân vốn là kép cải lương với nghệ danh Tài Bửu Tân, ông hátcùng thời với nghệ sĩ Thanh Kim Huệ, khi thân hình phát phì ông chuyển sang nghềlàm bầu. Chính ông đã thuê rạp Hưng Đạo tối thứ hai hằng tuần để tổ chức chươngtrình đại nhạc hội: Nghệ sĩ cải lương ca tân nhạc.


Những sô diễn này thời gian đầu đem về doanh thu cao, từ vài trăm triệu đồng lênđến tiền tỉ. Giá vé ông bán cũng rất mềm nên sô diễn nào cũng đông khán giả.Hiện nay, dù liên tục thua lỗ nhưng hai ông vẫn miệt mài làm nghề. Không tổ chứcdiễn ở rạp, cả hai ông chuyển sang tổ chức ở sân bãi với chủ trương “thua lỗ thìxin nghệ sĩ, ca sĩ bớt thù lao” – bầu Duy Ngọc tâm sự.


Con cái cứ van cầu hai ông nghỉ ngơi để hưởng tuổi già nhưng bầu Duy Ngọc vàMinh Quân vẫn tổ chức sô “chứ ở nhà nằm không, buồn lắm” – bầu Minh Quân nói. Đểtính đường dài, ông nhiều lần tổ chức thi tuyển ca sĩ để đào tạo ngôi sao nhưngrồi vẫn không đạt được kết quả như mong muốn.


Không sống cho riêng mình


Điểm lại danh sách gần 100 bầu gánh có số phận truân chuyên, gian khổ, có thểnói bầu Năm Công (đoàn Kinh Đô) là một trong số ít những ông bầu có lương tâm vàhết lòng vì nghiệp sân khấu.

Ông có công đào tạo nhiều nghệ sĩ trẻ nhưng khi tài năng ca diễn của họ mới tiếntriển sau vài tuồng thì bắt đầu gặp nạn “mua đào, bán kép” khiến đoàn ông lâmvào cảnh dở sống, dở chết.

Suất hát phải trả vé vì đào, kép cứ trốn ông mà đi. Họ đi không phải vì ông sốngthiếu tình nghĩa mà vì cơ hội được mời về các gánh “đại bang”, còn ông thì quánghèo làm sao có tiền ký hợp đồng dài hạn với họ. Ông sống không cho bản thânmình, đói thì ăn khoai lang, nhường cơm cho hậu đài, nhân viên dàn cảnh.

Ngủ không mắc mùng, áo quần rách rưới. Thế mà ông vui vì biết từ gánh Kinh Đôcủa mình nhiều anh kép, cô đào đã trở thành nghệ sĩ sáng giá. Cho dù họ quên ơnông, ông cũng vui vì cái nghiệp ông phải mang. Cuối đời, ông về chùa Nghệ sĩ làmcông quả, sống an nhàn bên những ngôi mộ nghệ sĩ một thời là đồng nghiệp ông yêuquý.


Bà bầu Ngọc Đáng (gánh Ngọc Kiều) một thời cùng với chồng gầy dựng sự nghiệp. Bàthương yêu diễn viên trong đoàn như những người thân. Ai đau ốm, gặp nạn, bà cưumang không toan tính. Có lần bà phải đi bán máu để có tiền lo thuốc cho chồng vìlúc gặp nạn, gánh hát tan, anh em nghệ sĩ mỗi người mỗi nơi.

Chồng bà – nghệ sĩ Hoàng Kinh - đã mất trong nghèo khổ. Bản thân bà giờ đangsống trong Khu Dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM. Vẫn với cá tính không sống cho mình,ngay cả trong hoàn cảnh như ngày nay nên miếng ngon, vật hiếm, bà vẫn dành chotập thể.


Bầu Quỳ (gánh Nguyệt Yến), bầu Tào Hơn (gánh Bích Sơn – Ngọc An), bầu Thanh Tao(gánh Thanh Tao)... cũng sống tương tự như vậy.

Họ làm bầu nhưng không lấy mục đích làm giàu mà hành sự, trái lại đem tấm lòngthương yêu những con người trong đoàn hát. Về chiều, họ đều sống trong Khu Dưỡnglão Nghệ sĩ TPHCM, có người đã về cõi vĩnh hằng nhưng nhắc đến họ, giới nghệ sĩai cũng yêu kính.

Làm thân nghệ sĩ chớ mê làm bầu

“Hầu hết các nghệ sĩ khi vướng vào nghiệp làm bầu đều không phát huy nghề nghiệp”. Đó là khẳng định của NSƯT Vũ Linh.

Anh kể: “Tôi lập gánh hát Lâm Đồng, hoạt động được 3 năm, thu được mấy trăm lượng vàng chỉ với mấy vở diễn từ Đà Lạt trở ra miền Trung.

Nhưng phải nói đầu óc không thể thông minh hơn khi trước mỗi suất diễn, những con số lời lỗ cứ nhảy múa trong đầu. Cuối cùng phải bàn giao gánh hát lại cho người khác, yên thân làm nghề diễn viên”.

Có những đào kép như đệ nhất danh ca Út Trà Ôn (gánh Thống Nhất), sầu nữ Út Bạch Lan (gánh Út Bạch Lan - Thành Được, sau này lập gánh Lan Được), đệ nhất đào thương Thanh Hương (gánh Thanh Hương – Hùng Minh), đệ nhất danh ca hơi dài Minh Cảnh (gánh Minh Cảnh), Khôi nguyên vọng cổ Minh Vương (gánh Minh Vương – Việt Nam), Kiều Mai Lý (gánh Tây Giang – Kiều Mai Lý), Minh Phụng (gánh Minh Phụng – Kiều Tiên), Phước Trọng (đoàn Thúy Nga), Diệp Tùng (gánh Minh Bằng), Kiều Hoa – Hoài Nhơn (gánh Sao Ngàn Phương)... đứng ra lập gánh hát cho thỏa lòng “tự do sáng tạo” nhưng rồi gánh hát cũng chỉ bừng sáng giai đoạn đầu, sau đó tắt lịm do thiếu kế hoạch phát triển.

Theo Nghiệp đời phải gánh



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.