Phim "Dạ cổ hoài lang": Hoài Linh gây xúc động nhưng chưa hay

Bộ phim mới của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng có thể khiến một bộ phận không nhỏ khán giả rơi lệ nhưng lại là một tác phẩm yếu về ngôn ngữ điện ảnh.

Bộ phim mới của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng có thể khiến một bộ phận không nhỏ khán giả rơi lệ nhưng lại là một tác phẩm yếu về ngôn ngữ điện ảnh.

Được chuyển thể từ vở kịch cùng tên trên sân khấu 5B Võ Văn Tần, Dạ cổ hoài lang là một trong những phim Việt gây chú ý nhất của năm 2017. Phim quay phần lớn ở nước ngoài, quy tụ các nghệ sĩ gạo cội như Hoài Linh, Chí Tài, Thanh Hoàng, Ngọc Hiệp cùng các gương mặt mới như Đình Hiếu, Will 365, Oanh Kiều.

Câu chuyện trên phim điện ảnh giữ lại hầu hết chi tiết trong kịch bản sân khấu, nói về những mâu thuẫn thế hệ trong một gia đình ở nơi đất khách quê người. NSƯT Hoài Linh vào vai ông Tư Lành – người bán ruộng đất, nhà cửa để sang New York (Mỹ) sống cùng con trai và đứa cháu gái. Ở nơi đất khách, ông cùng Năm Triều (Chí Tài) - người bạn từ thuở niên thiếu - tìm về khung cảnh làng quê qua những dòng hồi tưởng.

 Lòng ông vẫn chôn chặt mối tình dành cho người vợ quá cố. Trong khi đó, cô cháu Tammy - người sống ở Mỹ từ nhỏ - ngày càng xung khắc với ông nội về lối sống, tư tưởng.

Bộ phim phân luồng khán giả rõ rệt

Khởi chiếu từ cuối tuần trước, Dạ cổ hoài lang tạo sức hút với nhiều khán giả, đặc biệt là những người sống ở TP HCM – mảnh đất gắn bó với vở kịch gốc. Sau gần một tuần, Dạ cổ hoài lang cho thấy sự phân luồng khán giả rõ rệt.

 Có những người khóc liên tục khi theo dõi câu chuyện của ông Tư Lành nhưng có không ít khán giả thẳng thắn nhận xét đây là một tác phẩm dở. Bỏ qua chuyện so sánh với kịch, bản thân Dạ cổ hoài lang là một tác phẩm đánh vào cảm xúc và dễ lấy nước mắt của đại chúng. Tuy nhiên, bộ phim lại giống như minh họa cho một vở kịch.  

Phim Dạ cổ hoài lang: Hoài Linh gây xúc động nhưng chưa hay - Ảnh 1.

Cảnh Hoài Linh trong phim

Câu chuyện về mâu thuẫn thế hệ của một gia đình xa xứ được mở đầu khá thú vị khi ông Tư lành rời khỏi viện dưỡng lão ngày tuyết lạnh trắng xóa để về nhà nhân ngày giỗ vợ. Mâu thuẫn giữa ông và cô cháu Tammy được xử lý khá hài hước với những tình huống như bắt gặp cháu gái tình tứ với bạn trai ngoại quốc trong phòng khách, cháu gái dọa gọi cảnh sát tới bắt nếu ông nội không chịu thả chú vịt vừa bắt trong công viên…

 Nhưng càng về sau, Dạ cổ hoài lang càng trở nên kịch khi mọi thứ đều gần như chỉ xử lý qua thoại, khiến cách kể của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng ít tính điện ảnh.

Phim sử dụng tới ba dàn diễn viên thể hiện cho ba thời kỳ của nhân vật. Thế nhưng mọi hình ảnh quá khứ đều rời rạc, chỉ như minh họa cho các câu thoại của nhân vật. Thứ khiến nhiều khán giả đại chúng rơi lệ chính là diễn xuất của Hoài Linh, 

Chí Tài cũng như câu chuyện vốn đã quá nổi tiếng trên sân khấu kịch. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tỉnh táo thì Dạ cổ hoài lang không có ngôn ngữ điện ảnh riêng.

Một bộ phim "resort" khác của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng

Đạo diễn Dũng "khùng" được biết đến nhiều qua Nụ hôn thần chết, Giải cứu thần chết, Những nụ hôn rực rỡ, Mỹ nhân kế và gần đây nhất là Siêu nhân X. Những bộ phim của anh thu hút khán giả đại chúng bởi câu chuyện đơn giản, có sự tham gia của nhiều ngôi sao và hình ảnh đẹp "kiểu resort". Dạ cổ hoài lang cũng không nằm ngoài phong cách này.

 Phần hình ảnh của phim được chăm chút, tỉ mẩn về màu sắc, ánh sáng tới mức "như ly như lau". Ngay cả bối cảnh làng quê Việt Nam xưa cũng sạch sẽ quá mức, gây cảm giác giả tạo, giống những hình ảnh quảng cáo hơn là phim điện ảnh.

Phim Dạ cổ hoài lang: Hoài Linh gây xúc động nhưng chưa hay - Ảnh 2.

Phần hình ảnh của phim được chăm chút, tỉ mẩn về màu sắc, ánh sáng.

Những cảnh quay ở Canada với trời tuyết trắng khá đẹp nhưng lặp lại nhiều khuôn hình giống nhau, dễ nhàm chán. Đoạn kết của phim còn lạm dụng flycam, phô diễn cảnh đẹp của làng quê Việt Nam theo phong cách TVC quảng bá du lịch.

Với Dạ cổ hoài lang hay những phim gần đây như Tấm Cám: Chuyện chưa kể, Nắng, có thể thấy phim Việt đang chuyển giao sang một giai đoạn mới. Các câu chuyện đã bắt đầu bớt yếu tố hài nhảm, hướng đến các thông điệp nhân văn, sâu sắc hơn, chỉ có điều là chưa hay. 

Trong thời gian tới, những tác phẩm đi theo dòng phim này như Lô tô, Cha cõng con cũng sẽ lần lượt ra mắt và tiếp tục được người xem "mổ xẻ".

Theo Trí thức trẻ


Hoài Linh

Dạ cổ hoài lang

Phim "Dạ cổ hoài lang


Cảnh phim vô duyên của Thúy Diễm
Vào vai tiểu thư Mỹ Đình nhiệt tình vì bạn, Thúy Diễm gây tranh cãi với hình tượng ồn ào, xốc nổi trong "Trạm cứu hộ trái tim". Bên cạnh đó, cô còn bị đánh giá là kém duyên trong mối quan hệ giữa Nam và bạn gái.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.