Trang trí bàn thờ tổ tiên đón Tết

Tại sao lại trang trí bàn thờ tổ tiên khi "Năm hết, Tết đến"?

Trang trí bàn thờđón Tết là cách để con cháu bày tỏ lòng kính trọng và tưởng nhớ đến ông bà tổtiên vì thế người Việt Nam luôn có ý thức dồn vào đó tất cả vẻ đẹp hình thức màkhả năng có được.

Tại sao lại trang trí bàn thờ tổ tiên khi "Năm hết, Tết đến"?

Bàn thờ tổ tiên là nơi dung tụ cốt cách củatừng nhà, song nó cũng là bóng dáng chung của tâm hồn dân tộc, vì thếngười Việt Nam luôn có ý thức dồn vào đó tất cả vẻ đẹp hình thức mà khảnăng có được, nhất là vẻ đẹp tâm linh.
 
Ông Dương, Bắc Ninh, cho rằng: “Mỗigia đình người Việt đều có bàn thờ cho nên vào mỗi dịp cuối năm, việcdọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, và trang trí lại bàn thờ cho hợp với truyềnthống là điều quai trọng. Những việc làm này không phải vì mê tín dịđoan mà tất cả vì lòng người, vì một tâm hướng thiện.”

Cụ Bứu, 76 tuổi ở Văn Quán, Hà Đông cho hay: “Bàn thờ tổ tiên là vẻ đẹp của văn hoá truyền thống, ngườiViệt hiểu sâu sắc rằng có quá khứ mới có hiện tại và tương lai. Nên dọn dẹpbàn thờ tổ tiên vào dịp cuối năm để trong những ngày đầu năm mới gặp nhiềumay mắn, được tổ tiên phù hộ. Lau sạch sẽ bàn thờ, rửa sạch những đồ vậtđược bày trên bàn thờ còn thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên.

Cuối năm, người Việt có tập tục tân trang căn nhà củamình, trong đó việc trang trí bàn thờ theo đúng với truyền thống là việcmà gia đình nào cũng mong muốn với suy nghĩ đầu năm đàng hoàng, no đủthì cả năm sẽ gặp nhiều may mắn.
 
Tuy nhiên, việc trang trí nhà cửa ngày Tết, trang tríbàn thờ tổ tiên phải chú ý đến một số nguyên tắc bất thành văn.Thông thường, bàn thờ được đặtở nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất. Bàn thờ tổ tiên chính là mộtcách thể hiện chữ Hiếu của nhân dân. Không chỉ nhớ về nguồn cội, nhândân ta coi tổ tiên của gia đình chính là các vị thần linh thiêng luôn ởbên cạnh để phù hộ độ trì cho con cháu.

KTS Nguyễn Hải, Sở QH KT Hà Nội, cho biết: “Theo phong thủy, hướng bàn thờ cũng được người Việt rất quantâm. Thông thường hướng theo đạo Phật thì hướng nam là nơi của bát nhã, tứctrí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy dương khí. Cũngcó gia đình đặt bàn thờ hướng tây vì người ta nghĩ hướng này hợp với sự đốiđãi của âm dương, nên yên ổn và phát triển, nghĩa là vị thần được an toạ.”

Làm sạch và bài trí lại bàn thờ tổ tiên là cách để con cháubày tỏ lòng kính trọng và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Những thứ không thểthiếu trên bàn thờ gồm hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng,hương là tinh tú, trục vũ trụ là khúc trầm hương dưới dàn khúc khủyu vươnglên trong bát hương.

Trang trí bàn thờ tổ tiên đón Tết

Trang trí bàn thờ đậm nét truyền thống đón Tết

Cụ Bứu cho hay: “Để trang trí được một bàn thờ tổ tiên đậm nét truyềnthống thì ta cần có bát hương, hương, nến, hoa quả, chén nhỏ để đựngrượu và nước. Như tôi đã nói, trước khi bài trí bàn thờ tổ tiên, ta cầnlau chùi sạch sẽ bàn thờ, rửa sạch đồ vật để trên bàn thờ".
 
"Việc bài trí cần dựa trên nét truyền thống, phong tục xaxưa của người Việt. Mọi gia đình đều đặt bát hương (tượng trưng cho tinhtú) ở vị trí chính giữa và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng(tượng trưng cho trục vũ trụ)."

KTS Nguyễn Hảinhận định: “Thông thường, ở ngay sau bát hương người ta thường đặt mộtchiếc Tam sơn trên đó đặt ba cái đài nhỏ đựng ba chén nước trong. Phía sauTam sơn, thường có một cái đỉnh ba chân, nắp đỉnh được vẽ hình con lân với ýnghĩa sức mạnh bề trên kiểm soát tinh thần con cháu khi đứng trước bàn thờ.Hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặttrời ở bên trái và mặt trăng ở bên phải.”

“Trước bàn thờ, người ta thường thắp 2 ngọn nến tượng trưngcho hai vầng nhật nguyệt, tiếp đó là một nén tâm hương để hướng tới mọi điềutốt lành vì tâm hương có nghĩa là ngũ hương. Hai cây nến (hoặc đèn) tượngtrưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Nhưng cũng có nhiều ngườithắp 3 nén hương nhằm cầu cho một sự việc nào đó được tiến triển vì số 3 lẻdẫn tới chuyển động, biến đổi, phát triển.”KTS Nguyễn Hải cho biết thêm.

Cũng theo KTS Nguyễn Hải: “Trong ngày Tết thì cành đào được cắm trên bàn thờ để trừ matà và mọi xấu xa, màu đỏ của hoa đào chứa một sinh khí lớn lao. Vì thế hoađào thắm được cắm trên bàn thờ là lời cầu nguyện và lời chúc phúc đầu xuân.”

Cụ Vũ Văn Bẩy, Vũ Thư, Thái Bình cho rằng:Mỗigia đình có một cách trang trí riêng, nhiều gia đình còn đặt xen giữađèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả, phía trước bát hương để mộtbát nước trong, coi như nước thiêng. Có gia đình lại cắmvào lọ một cành hoa tre, nhuộm ngũ sắc để cầu phúc".
 
"Ở các vùng miền khác nhau, cách trang trí bàn thờ tổtiên cũng khác nhau, có nơi, trên bàn thờ còn có khảm (gần giống chiếcam nhỏ, bằng gỗ có cánh cửa đựng bài vị tổ tiên) được chạm trổ với tứlinh long, ly, quy, phượng cùng hoa cỏ thiêng... Hoặc, có nơi lại treolên tường phía trên bàn thờ một tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốnthư, chữ thư pháp... để cầu sự no đủ, đồng thời làm sáng, ấm ngôi nhà."

Cụ Bẩy nói: Tếtnào gia đình tôi cũng trang trí thêm hai cây mía dựng hai bên bàn thờ tổtiên bởi việc trang trí cây mía dựng bên bàn thờ có ý là để các cụ chống gậyvề vui với con cháu. Thực ra, từ xưa, cây mía đã là cây linh thiêng gắn vớicâu chuyện tạo thiên lập địa của cư dân hải đảo. Mía được du nhập vào đấtViệt trở thành một thứ trục vũ trụ, gạch nối tầng trên với tầng dưới, để dẫnlinh hồn tổ tiên từ trên trời về với con cháu."

Ngoài ra, trên bàn thờ có thể cắm thêm những cành vàng lángọc tượng trưng cho phú quý. Bạn có thể dễ dàng mua những cành hoa này ởphố Hàng Mã với giá từ 20.000 đồng - 80.000 đồng/cành.

Ở Việt Nam theo tôn giáo nào cũng tôn trọngđạo lý "uống nước nhớ nguồn", người theo Phật giáo thìcó một bàn thờ là thờ ông bà tổ tiên. Trên bàn thờ, người ta trang trímâm trái cây là chủ yếu. Mâm cúng hoa quả, bánh, xôi, thịt, hương, tràđều có mục đích bày tỏ lòng tôn kính tổ tiên và các bậc thánh thần.
 
Bàn thờ tổ tiên luôn cần được thanh tịnh nênđồ tế lễ chỉ có thể là hương, hoa, trà, quả... Những ngày giỗ Tết, concháu muốn cúng cỗ mặn phải chú ý bài trí ở một chiếc bàn phụ phía trướcvà thấp hơn bàn thờ chính.
 
Tết là thời điểm quan trọng trong năm chonên bàn thờ ngày Tết cũng trở nên đặc biệt. Việc trang hoàng bàn thờ tùythuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bàymâm ngũ quả.
 
Theo KTS Nguyễn Hải: “Nội dung mâm cúng thay đổi tùy theo từng nhà và từngvùng của đất nước, thường là ngũ quả. Thông thường ngũ quả gồm 5 loạiquả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng,quýt da cam tượng trưng cho mong ước: phú (giàu có) - quý (sang trọng) -thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).”

CụBẩy cho biết: Mâmngũ quả của miền Bắc thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.Trong đó, nải chuối tượng trưng cho bàn tay che chở; bưởi tròn trịa hứahẹn một năm mới no đủ, may mắn; đào - hồng - quýt đỏ thắm mang lại sự ấmcúng, thành đạt, giàu sang…"

 
"Trong khi đó, mâm ngũ quả của người miền Nam hầu nhưkhông xuất hiện nải chuối vì sợ “chúi đầu, chúi mũi”, vất vả cả năm.Người ta cũng kỵ trái cam vì sợ phải “cam chịu”. Do đó mâm ngũ quả củamiền Nam thường chỉ có mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài. Phía dưới chân đế cònđể thêm trái thơm với ý nghĩa “cầu thơm vừa đủ xài”.”

Theo PLXH



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.