Biến cố khi cho con bú

Cùng tìm hiểu một số biến cố có thể xảy ra khi cho con bú và cách xử trí.

Cho con bú tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu không đúng cách, bạn có thể rơi vào các trường hợp sau.

Hai vú căng tức, tắc sữa

Là do mẹ nhiều sữa, trẻ bú không hết mà không hút bỏ sữa dư, cho trẻ bú muộn sau khi sinh... Khi đó, vú thường đau, căng, núm vú có thể đỏ, sữa không chảy, đôi khi mẹ còn sốt nhẹ. Để sữa chảy tốt, bạn nên massage vú, dùng tay nặn (tránh nặn đầu vú vì dễ gây đau, nẻ...).

Xử trí: Đề phòng trường hợp này, bạn nên cho trẻ bú sữa non sớm sau khi sinh, khi hai vú chưa căng tức. Một số trường hợp trẻ sinh non, thiếu cân... chưa bú được, hãy nặn bỏ phần sữa thừa. Nếu sốt hoặc đau vú, bạn không nên dùng các loại thuốc giảm đau, giảm sốt vì có thể gây mất sữa.

Áp-xe vú

Xảy ra khi sữa ứ đọng lâu ngày khiến tuyến sữa dễ nhiễm trùng. Bạn có thể phát hiện sữa tắt bằng các dấu hiệu: vú xuất hiện khối u mềm, đôi khi có vết đỏ trên các u.

Ban đầu, khi sữa mới ứ đọng, bạn không cảm thấy đau. Tuy nhiên, khi nhiễm trùng rồi hình thành áp-xe, khối u trở nên căng tức, đau dữ dội, các vết đỏ lan tỏa. Sờ vào khối u thấy nóng, mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi và sốt.

Sự lưu thông kém của sữa trong toàn bộ vú hay một phần vú có thể do trẻ bú kém hay sức ép của quần áo... gây tình trạng áp-xe vú. Ngoài ra, mẹ bị stress hay làm việc quá sức, không cho con bú thường xuyên, chấn thương vú... cũng là nguyên nhân dẫn đến áp-xe vú.

Xử trí: Khi bị áp-xe, trẻ không bú được, bạn nên dùng tay hay máy vắt sữa để tránh các tuyến sữa khác hình thành áp-xe. Để giảm đau, bạn có thể dùng khăn ấm, thấm nước đã chườm lạnh. Tuy nhiên, bạn cần đến cơ sở y tế khám xem có làm mủ hay không để có biện pháp xử trí kịp thời.

Phòng ngừa: Mặc trang phục rộng rãi, kiểm tra vú thường xuyên. Nếu thấy khối u, đó là do ứ sữa, bạn nên xoa và nặn hết sữa.

Đầu vú ngắn hay tụt vào trong

Thường gặp ở những người sinh con đầu lòng. Lúc đầu trẻ rất dễ bỏ bú. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng cho trẻ bú thường xuyên, sau một thời gian đầu, đầu vú sẽ dài ra. Để trẻ không đói, sau mỗi lần bú, bạn nên vắt cho trẻ uống thêm. Đề phòng trường hợp này, trong tháng cuối trước khi sinh, bạn nên xoa và kéo dài đầu vú ra.

Theo



Cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà
Súp gà ngô là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Nguyên liệu và cách nấu súp gà ngô cũng không quá phức tạp. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà nhé.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.