Chuyện đi tiêu ở bé sơ sinh

Chất thải đầu tiên của bé thường có màu đen, xanh lục đen, giống như nhựa đường và rất dính.

Chất thải đầu tiên

Lần đầu đi tiêu, chất thải phần lớn là meconium. Meconium - chất cấu thành từ nước ối, tế bào chết bị tích tụ trong đường ruột, do thời gian còn nằm trong bụng mẹ, hệ tiêu hóa của bé bắt đầu hoạt động bằng cách nuốt nước ối.

Các bé bắt đầu đào thải meconium trong vòng 12h sau sinh. Nếu trong 24h mà meconium chưa được đẩy ra ngoài, nó có thể bị tắc trong ruột.

Ảnh minh họa

Đi tiêu trong tháng đầu tiên

Mỗi lần meconium được đào thải, màu phân sẽ có sự thay đổi. Nếu bé bú mẹ hoàn toàn, phân sẽ có màu như nước tương và lỏng. Nếu bú bình, phân có màu nâu vàng nhạt và mềm. Một số người mẹ chia sẻ, phân của nhóm bé bú mẹ hoàn toàn không có mùi hôi, nó có mùi riêng.

Tần suất đi tiêu ở nhóm bé bú mẹ và bú bình

Nhóm bé bú mẹ hoàn toàn thường đi tiêu khá nhiều. Trong những tuần đầu tiên, bé có thể đi tiêu ngay sau mỗi cữ bú. Cha mẹ không nên lo lắng về vấn đề này.

Phân lỏng và có màu vàng nhạt là dấu hiệu bình thường ở nhóm bé bú mẹ. Khá nhiều người mẹ nhầm tình trạng này với tiêu chảy ở bé.

Nhóm bé bú bình không đi tiêu nhiều bằng nhóm bé bú mẹ. Trong vài tuần lễ đầu, nhóm bé bú bình có thể đi tiêu 4-5 lần mỗi ngày.

Khi bé giảm đi tiêu

Khoảng 1 tháng tuổi, tần suất đi tiêu ở bé giảm dần. Ngay cả nhóm bé bú mẹ có thể vài ngày (thậm chí một tuần) không đi tiêu – điều này cũng không có gì đáng lo. Nhóm bé bú mẹ hoàn toàn hầu như không bị táo bón. Nếu trên một tuần bé không thể đi tiêu, bé bị đau khi “đi” hoặc những trục trặc khác, bạn nên đưa bé đi khám.

Nhóm bé bú bình cũng giảm tần suất đi tiêu sau tháng đầu tiên. Tuy nhiên, sữa công thức có khả năng khiến bé bị “táo” hơn sữa mẹ. Các bé bú bình có thể “đi” một lần mỗi ngày; phân thường mềm. Nếu bé khó khăn khi “đi”, không thể “đi” trong nhiều ngày thì có thể bé đang bị “táo”. Với nhóm bé bú bình, 2-3 ngày mà bé không đi tiêu một lần thì có khả năng bé bị táo bón.

Bé quấy khóc khi đi tiêu

Bé quấy khóc khi đi tiêu là dấu hiệu không đáng lo. Phần lớn các bé đều cáu kỉnh, quấy khóc, mặt đỏ lên khi đi tiêu. Tuy nhiên, nếu bé quấy khóc, gồng người lên để “đi” mà không có chút phân nào thì có thể bé đang bị “táo”.

Phân màu xanh lục

Những nguyên nhân khiến phân có màu xanh lục là:

- Sữa công thức giàu sắt: Nhiều bé đi tiêu ra phân màu xanh lục do được uống sữa công thức giàu sắt. Nếu bé thoải mái và không có triệu chứng táo bón thì bạn không cần phải đổi sữa.

- Vàng da: Bé bị vàng da có thể đi tiêu ra phân màu xanh lục hoặc màu nâu xám. Tình trạng này sẽ được cải thiện nếu chứng vàng da giảm dần.

- Nhạy cảm với chế độ ăn từ mẹ: Một số bé bú mẹ có phản ứng rõ ràng với những thứ mà mẹ ăn thông qua sữa mẹ. Nếu phân của bé có màu xanh lục, nhiều nước nhầy; phân lẫn máu hoặc bé bị nổi ban, mẹ nên kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng của bản thân. Sữa và các sản phẩm từ sữa được mẹ ăn hàng ngày có thể khiến bé dị ứng. Trường hợp này, khi mẹ giảm các thức ăn chứa sữa, tình trạng phân của bé sẽ được cải thiện trong vòng 1-2 tuần.

- Mất cân bằng giữa sữa đầu và sữa sau: Sữa đầu ít chất béo, thường chảy ra ngay khi mẹ cho bé bú; sữa sau nhiều chất béo hơn và được tiết ra sau một lúc mẹ cho bé bú. Nếu bé nhận được nhiều sữa đầu, ít sữa sau, bé có thể bị đau bụng, đi tiêu ra phân màu xanh lục. Để tránh tình trạng này, bạn nên vắt bỏ sữa đầu, cho bé bú sữa sau và nên cho bé bú đều hai bên.

- Lý do khác: Đôi khi phân của bé có màu xanh lục mà không rõ nguyên nhân. Đơn giản vì màu phân của các bé là khác nhau, có loại vàng nhạt thì cũng có loại xanh xám – điều này là bình thường. Nếu bé tăng cân tốt, vui vẻ thì không có gì phải lo lắng.

Khi phân có màu đen

Nguyên nhân có thể do thừa sắt. Nếu bé dùng viên bổ sung sắt hoặc sữa công thức giàu sắt, phân có thể mang màu đen sậm. Nhưng phân đen cũng có thể do chảy máu đường ruột. Nếu phân của bé có màu đen kéo dài, bạn nên đưa bé đi khám.

Phân có lẫn máu

Những sọc máu nhỏ có lẫn trong phân thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chất thải lẫn nhớt đỏ đen hoặc nhiều dịch nhầy màu đỏ, bạn nên đưa bé đi khám.

Nguyên nhân khiến phân có lẫn máu là:

- Những vết rách nhỏ ở hậu môn: Tình trạng căng hậu môn khi đi tiêu làm hậu môn có vết rách. Do đó, bạn sẽ thấy những sọc máu nhỏ lẫn trong phân của bé.

- Hăm tã: Nếu bị hăm tã nặng, làn da bị tổn thương, những vết máu nhỏ có thể lẫn trong chất thải mỗi lần bạn thay tã cho bé.

Theo Ngọc Huê



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.