Cùng con đọc sách

Tập cho trẻ có thói quen đọc sách là một nghệ thuật vì không phải phụ huynh nào cũng thực hiện được. Nhất là ngày nay trẻ em có cơ hội tiếp cận nhiều trò giải trí hiện đại.

Tậpcho trẻ có thói quen đọc sách là một nghệ thuật vì không phải phụ huynhnào cũng thực hiện được. Nhất là ngày nay trẻ em có cơ hội tiếp cậnnhiều trò giải trí hiện đại.

Đểtrẻ có thói quen đọc sách, trước tiên chúng ta phải giúp trẻ làm quenvới sách, xem sách như một người bạn. Muốn làm được điều đó, hãy cho trẻsống trong một không gian có thật nhiều sách vở. Những lúc chúng ta đọcsách, hãy để trẻ nhìn thấy. Và quan trọng là cha mẹ hãy đọc sách cùngvới trẻ.

Làmquen với sách

 Ngô Thanh Giang, Giám đốc điều hành trường Mẫu giáo song ngữ Bee’sDaycare, chia sẻ: “Khi được 18 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu có những nhậnthức đầu tiên về ngôn ngữ. Việc cho trẻ làm quen với sách, báo ngay từnhỏ là rất quan trọng. Lần đầu tiên cầm sách, trẻ có thể làm quen vớiviệc nhìn và lật qua các trang sách. Đồng thời trẻ cũng có thể học đượcnhững điều cơ bản nhất như phải đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

Cùng con đọc sách

Ảnh minh họa

Thỉnh thoảng nên đưa trẻđi nhà sách cũng là một cách giúp bé làm quen với sách khá hiệu quả. Đểthu hút sự quan tâm của trẻ, nên cho trẻ tiếp xúc với những cuốn sách cónhiều hình vẽ sinh động, màu sắc phong phú. Đồng thời ở nhà, phụ huynhcũng nên dành một góc nhỏ làm kệ sách riêng cho trẻ”.

Cáchđọc cũng quan trọng

Trẻem thường không tập trung được lâu, nên phương pháp đọc rất quan trọng.Trước khi đọc, chúng ta cần lựa chọn những cuốn sách có nội dung đơngiản, độ dài vừa phải và phù hợp với lứa tuổi của con mình.

Hằng ngày để cậu con traiđang học lớp 4 chịu đọc sách, anh Sơn (Q.12, TP.HCM) thường chia một câuchuyện hoặc một bài đọc trong sách thành nhiều đoạn khác nhau, mỗi đoạncách nhau khoảng 5-10 phút. “Lúc đầu tôi thường đọc hết cả câu chuyệnnhưng thấy con tỏ ra thiếu tập trung vì chuyện quá dài nên tôi chọn cáchnày. Trước mỗi lần đọc đoạn tiếp theo, tôi thường hỏi lại xem con có nhớnhững gì mình đã đọc lúc trước không, mỗi khi trả lời được, bé thườngrất thích thú”, anh Sơn nói.

Muốncon có thói quen yêu sách nên ngay khi bé Hoa lên lớp 1, gia đình chịPhương Anh (Q.Gò Vấp, TP.HCM) đã cùng nhau đọc sách cho con. “Nhà cónhiều thế hệ nên cũng tiện, mỗi khi bé thích nghe truyện cổ tích, bà nộisẽ đọc, còn với những sách khoa học đơn giản thì hai vợ chồng hoặc anhcủa bé Hoa (học lớp 8) sẽ đọc cho bé nghe. Vì mỗi người có một cách đọc khác nhau nên bé không thấy nhàm chán”.

Sáchdành cho trẻ thường có nhiều hình ảnh minh họa, khi đọc nên hướng dẫn đểtrẻ nhìn thấy và hiểu nội dung của các hình vẽ. Khi khả năng tư duy củatrẻ còn hạn chế, cha mẹ nên đọc từ từ để trẻ có thời gian suy nghĩ vềcâu chuyện mà mình đang được nghe.

Để trẻ thêm thích thú vớisách, thi thoảng trong quá trình đọc, phụ huynh có thể cho bé tự đoánkết thúc của câu chuyện theo trí tưởng tượng của mình. Cho trẻ có cơ hộihóa thân thành các nhân vật trong sách cũng là một cách giúp bé thêm gắnbó với sách nhiều hơn. Đồng thời trong quá trình đọc sách, hãy liên hệcâu chuyện trong sách với những tình huống trong cuộc sống hằng ngày đểtrẻ cảm thấy sách rất gần gũi và có ích.

Theo cô Diễm Phương, giáoviên trường Mầm non Đức Minh (Q.3, TP.HCM), thì: “Các bậc phụ huynhcần chú ý một điều, đó là luôn làm cho trẻ có cảm nhận rằng đọc sách làmột trò giải trí tốt. Trẻ thường rất thích được khen ngợi nên mỗi lầntrẻ tập trung nghe hay đọc sách thì cha mẹ hoặc thầy cô nên cổ vũ để trẻbiết mình làm như thế là đúng”. 

Theo Thanh Quý
Thanh Niên




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.