Để trẻ được thật sự nghỉ hè

“Mỗi khi hè về là chúng cháu rất căng thẳng, mệt mỏi; cháu muốn được tận hưởng những trò chơi, được học những bài học về kỹ năng mà cháu thích, được thăm ông bà nội ngoại ở quê… nhưng lịch học hè kín mít. Giá như không có hè thì cháu lại thoải mái hơn”. Tâm sự này cứ nghĩ là nghịch lý, nhưng đó là nỗi lòng của khá nhiều trẻ em.

“Mỗi khi hèvề là chúng cháu rất căng thẳng, mệt mỏi; cháu muốn được tận hưởngnhững trò chơi, được học những bài học về kỹ năng mà cháu thích,được thăm ông bà nội ngoại ở quê… nhưng lịch học hè kín mít.Giá như không có hè thì cháu lại thoải mái hơn”. Tâm sự này cứ nghĩlà nghịch lý, nhưng đó là nỗi lòng của khá nhiều trẻ em.

Mùa… căngthẳng

“Những năm cấp I, hèvề là cháu háo hức chờ đón những trò chơi hấp dẫn cùng mấy bạn trongkhu phố như đá bóng, thả diều, chơi trốn tìm... Nhưng gần đây, cứđến hè là cha mẹ lên kế hoạch cho cháu một lịch học dày đặc”. Đó làtâm sự của Thủy Quân (13 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai). Với tâm lý luônbực bội nên theo học các lớp hè, Thủy Quân chẳng thấy có hiệu quả màcàng căng thẳng, hay nổi nóng, cáu bẳn vô cớ với người khác.

Đã thế,những lúc không có giờ học thêm, cha mẹ thay nhau gọi điện về nhàkiểm tra xem cháu có ở nhà hay không, làm cho cháu “dị ứng” luôn vớitiếng chuông điện thoại. Thủy Quân chỉ mong sao những ngày hè qua đithật nhanh để cháu được trở về với trạng thái bình thường. 

Để trẻ được thật sự nghỉ hè

Ảnh minh họa (ảnh internet)

Một số em bị khủnghoảng tâm lý nặng nề, mất ngủ, sống khép kín, không muốn trao đổicùng ai, không thích vận động trong những ngày hè. Tâm sự với phụhuynh, chúng tôi mới biết nguyên nhân chủ yếu là hầu như các em bị“nhốt” trong nhà với chiếc tivi để cha mẹ yên tâm đi làm. Giãi bàyvà trao đổi với các chuyên gia tâm lý, cha mẹ các em mới nhận thấyrằng mình đã sai khi tìm mọi cách để quản lý và kiểm soát con màkhông chú ý đến đời sống tâm lý của chúng.

Hải Thanh (14 tuổi,Dĩ An, Bình Dương) cùng nhóm bạn thân muốn làm thêm một số việctrong hè nhưng không được phụ huynh ủng hộ. Nhiều bậc phụ huynh chorằng, lứa tuổi của các em “ăn chưa no, lo chưa tới”, là tuổi ăn,tuổi học, đi làm thêm chỉ phí thời gian, thậm chí gặp nhiều bấttrắc, gây phiền nhiễu cho cha mẹ. Bị cha mẹ cấm đoán không được làmnhững việc theo sở thích, đồng thời bị áp đặt những quy định khắtkhe, dẫn đến nhóm bạn của Hải Thanh đã có nhiều cách phản kháng,chống đối lại cha mẹ như nói dối, quậy phá…

 Khi con em được nghỉhè thì hầu hết các bậc cha mẹ vẫn phải đi làm, nên áp lực càngnặng nề hơn. Không ít bậc phụ huynh cần tư vấn về cách quản lý, giáodục con cái trong ngày hè và bày tỏ sự bế tắc của mình trong cáchthiết lập mùa hè lành mạnh cho con. Một phần vì không có thời gian,song phần lớn là thiếu kỹ năng, kinh nghiệm và hiểu biết về tâm lýlứa tuổi các con.

Mâu thuẫn lớn nhất làm cho các bậc cha mẹ lo lắng,trăn trở là không có thời gian vui chơi thường xuyên với con, nhưngcũng không yên tâm để con tự tổ chức các cuộc vui, nên hầu hết cácbậc cha mẹ đều chọn biện pháp cấm đoán hoặc cho con đi học thêm đểdễ… quản lý. Vì vậy, cứ hè về là mối quan hệ giữa các bậc phụ huynhvới con trẻ nảy sinh nhiều xung đột. Giải quyết mâu thuẫn không khéoléo để lại dấu ấn không tốt trong đời sống tâm lý con trẻ.

Vừa học, vừachơi

Để không khí nhữngngày hè trong gia đình đỡ căng thẳng, các bậc phụ huynh hãy luôn cốgắng tìm kiếm một giải pháp vừa học, vừa chơi cho con mình. Dù nghỉhè trẻ cũng cần có một lịch học cố định để không mất thói quen tiếpthu kiến thức, nhưng vẫn cần đảm bảo thời gian để vui chơi, nghỉngơi, tận hưởng mùa hè đúng nghĩa. Cha mẹ cần định hướng, tạo chotrẻ chủ động lựa chọn và quyết định một số cách giải trí trong dịphè.

Nếu gia đình ở thànhthị, các bậc cha mẹ nên mạnh dạn cho con trẻ về quê. Ở độ tuổi họccấp II, hầu như đứa trẻ nào cũng thích tự khẳng định mình, về quêsống với bà con, họ hàng, trẻ sẽ phát huy tốt các kỹ năng. Nơi miềnquê bình yên sẽ để lại những ký ức tốt đẹp và ấn tượng trong cuộcđời mỗi đứa trẻ. Những hình ảnh bình dị, gần gũi ở quê nhà sẽ hunđúc tâm hồn của trẻ. Các em sẽ hình dung ra được những cảnh trongtruyện cổ tích, từ đó trí tưởng tượng của các em phong phú và sinhđộng hơn.

Nếu trẻ chỉ tiếp tục sống với bốn bức tường ở nhà và suốtngày phải học những kiến thức mà trẻ không yêu thích, dần dần tâmhồn của các em sẽ cằn cỗi, kỹ năng sống sẽ bị thiếu hụt và các emrất thiếu tự tin khi hòa nhập xã hội. Sợ con mình thua bạn kém bè,các bậc phụ huynh vô tình đánh cắp những ký ức đẹp nhất thời thơ ấucủa con để chúng lạc mất tuổi thơ cùng với những toan tính đờithường. Cho trẻ về quê là một giải pháp mà trẻ hình thành, pháttriển những kinh nghiệm cuộc sống một cách tự nhiên.

Cha mẹ đừng nên lolắng quá mức chuyện học của con trong dịp hè, dẫn đến tâm lý lo sợcon bị kém cỏi so với bạn và rồi nhồi nhét để con học trước chươngtrình. Theo một số nhà tâm lý, khi trẻ biết trước kiến thức, vào họcchính thức trẻ sẽ chủ quan không suy nghĩ động não. Không ít họcsinh hình thành tâm lý ỷ lại, tự ti, không còn hứng thú với chuyệnhọc. Vì vậy, thời gian sau đó số học sinh này thường đạt kết quảthấp.

Hiện nay ở thành phố, thị xã có nhiều trung tâm bồi dưỡng kỹnăng cho trẻ, nếu có điều kiện, cha mẹ hướng cho con được tham giađể trẻ hình thành những kỹ năng sống. Tuy nhiên, cha mẹ cần hỏi ýtrẻ về những nội dung bồi dưỡng kỹ năng mà trẻ yêu thích, tập trunghình thành những kỹ năng có ý nghĩa thiết thực.

Theo Nguyễn Văn Công
PNO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.