Điều trị tính bướng bỉnh của con trẻ

Thưa ông, có rất nhiều ông bố bà mẹ than rằng, con họ rất bướng bỉnh. Chúng luôn phản ứng lại lời cha mẹ nói. Phải chăng, đó là biểu hiện sự...nổi loạn của con với bố mẹ?

Tính bướng bỉnh từ đâu xuất hiện? Bạn sẽ làm gìđể..."thuần phục" các em bé bướng bỉnh? Hãy cùng Thạc sỹ - chuyên gia tư vấn hỗtrợ tâm lý trường ĐH KHXH và NV giải mã...tính bướng bỉnh của con trẻ.

Thưa ông, có rất nhiều ông bốbà mẹ than rằng, con họ rất bướng bỉnh. Chúng luôn phản ứng lại lời cha mẹ nói.Phải chăng, đó là biểu hiện sự...nổi loạn của con với bố mẹ?

Trẻ bướng - thực ra không phải làviệc gì quá trầm trọng.

Điều trị tính bướng bỉnh của con trẻ
Trẻ bướng - thực ra không phải là việc gì quá trầm trọng, đó là việc bình thường

Tôi cho rằng, đó là việc bìnhthường. Các em bé - đến một giai đoạn nào đó bắt đầu phát triển nhận thức, biếtquan sát môi trường xung quanh...thì cũng sẽ xuất hiện nhu cầu được suy nghĩ vàhành động theo cách của riêng chúng. Đó là lý do vì sao có em bé, chỉ mới 4,5tuổi thôi mà bố mẹ đã thấy...rất bướng rồi. Sự bướng bỉnh phổ biến rất rõ ở cácem bé lứa tuổi dậy thì.

Đây là giai đoạn trẻ phát triểnmạnh về tâm sinh lý, thấy rằng quyết định của mình mới là đúng và những gì ngườikhác nói là áp đặt. Các em thấy không nhất thiết phải nghe lời của người lớnnữa...Ngoài ra, sự giáo dục cứng nhắc của gia đình - nhà trường lâu nay cũng tạocho trẻ nếp sống thụ động, không có cơ hội thể hiện quan điểm riêng. Vì vậy, khicó một trẻ nào đó làm khác đi ý kiến người lớn thì sẽ dễ bị cho là bướng bỉnh.

Cha mẹ nếu hiểu nguyên nhân dẫnđến sự bướng bỉnh ở trẻ thì sẽ không bị bất ngờ. Ngược lại, nếu gia đình bỏ quanhững thay đổi của con mà không có sự can thiệp kịp thời thì có thể tính bướngbỉnh của trẻ còn mạnh mẽ hơn, đôi khi gây ra rối nhiễu về tâm lý như trẻ bị trầmcảm, bị stress.

Đối phó với tính bướng bỉnh,nhiều cha mẹ đã dùng đến lời mắng mỏ thậm tệ, thậm chí là roi vọt nhưng vẫnkhông "điều khiển" được trẻ. Vì sao vậy?

. Đánh trẻ không thể làm cho con ngoan lên mà chỉ làm cho chúng tăng tínhxâm khích người khác. Đến một lúc nào đó, trẻ lớn lên và bố mẹ không thể đánhchúng được thì sẽ không có gì "kìm chân" trẻ được nữa. Cha mẹ nên nhớ rằng,những hành vi cha mẹ tác động đến con đều sẽ được chúng tiếp nhận.

Đến một lúc nào đó, nó sẽ thựchiện hành vi tương tự nếu gặp phải tình huống tương tự. Đó là lý do vì sao mộtđứa trẻ trai sống trong gia đình có bạo lực thì sau này sẽ dễ dàng đánh vợ. Mộtđứa trẻ gái chứng kiến cảnh mẹ chì chiết bố, chì chiết con...thì sau này cũng sẽhọc cách chì chiết chồng mình. Nhiều ông bố bà mẹ, thấy con mới chỉ phạm tội 1lần đã vội vã kết tội con là đồ hư hỏng, đồ bỏ đi.

Cha mẹ đã nói con như vậy thì đứatrẻ sẽ nghĩ, mình hư rồi, hỏng rồi còn cần gì phải cố gắng làm người ngoan nữa.Vậy là nó sẽ càng bướng hơn, lỳ hơn, trượt dài theo vết xe đổ.

Đứng từ góc độ của chuyên giatâm lý, theo ông, cha mẹ cần làm gì để điều trị sự bướng bỉnh của trẻ?

mà còn là người bạn tin tưởng của conđể mình có thể trò chuyện, giãi bày những tâm tư tình cảm của chúng.

Mỗi tuần cha mẹ dành một buổi tốiđặc biệt cho cuộc họp gia đình. Cha mẹ và con cái sẽ chia sẻ cùng nhau. Con nóilên những mục tiêu, những cảm nhận, những suy nghĩ của mình và ngược lại cha mẹcũng nói những mong muốn của cha mẹ với con trẻ.

Cha mẹ và con cái có các hoạtđộng ngoài trời vào ngày cuối tuần như chơi cầu lônng, đi bộ, chơi cờ vua...đócũng là các hoạt động trẻ vừa được rèn luyện thể chất và vui chơi cùng cha mẹ.Qua các hoạt động đó trẻ học được các kỹ năng, các cách ứng xử từ cha mẹ chúng.

Như gia đình tôi, vợ chồng tôithường xuyên chơi bài, chơi cầu lông...với các con. Các cháu rất hứng thú vàchúng cảm nhận được sự quan tâm, sự khích lệ và động viên thường xuyên của chamẹ.

Điều trị tính bướng bỉnh của con trẻ
Cha mẹ không nên thưởng cho trẻ bằng cách cho trẻ tiền

Đối với các trẻ chưa đi học lớp1, cha mẹ hãy đọc truyện cho con trước khi đi ngủ...như các truyện tôi hay đọccho con là bộ sách "để em luôn ngoan ngoãn" hay tập chuyện "chuột tít". Đó lànhững chuyện hữu ích, hình ảnh sinh động, dạy trẻ các kỹ năng sống và giải quyếtvấn đề, đặc biệt hơn là dạy cho con các hành vi tốt được xã hội thừa nhận. Nếutrẻ lớn hơn thì nên dành thời gian trò chuyện, cùng con gỡ rối vì ở lứa tuổinày, các cháu rất coi trọng các mối quan hệ bạn bè, trường học, cha mẹ không nênáp đặt yêu cầu đối với trẻ và coi mọi chuyện của trẻ là "chuyện trẻ con".

Khi con mắc lỗi, bướng bỉnh, chamẹ có thể phạt nhưng nhất thiết không được dùng roi vọt. Tác hại của roi vọt thìtôi đã nói rồi.

Thưa ông, nhiều gia đình chọncách "ôn hòa" là dùng tiền treo thưởng. Nếu con nghe lời thì cho tiền, con họcgiỏi cũng cho tiền. Ông thấy cách làm này có tốt không?

Nếu để sai trẻ làm việc nhà màthưởng tiền thì chúng ta sẽ khiến trẻ thương mại hóa cả những việc làm thuộc vềtình cảm và trách nhiệm. Thay vì lấy tiền "nhử" trẻ cha mẹ cần nói rõ với trẻ vềquyền lợi của trẻ như được cha mẹ chăm sóc được đi học nhưng cùng với quyền lợiđó trẻ phải có những trách nhiệm với gia đình và việc học tập của mình.

Như vậy chúng ta thấy làm việcnhà, quan tâm đến cha mẹ và học tập tốt là trách nhiệm của trẻ, qua đó trẻ sẽhọc được tính độc lập, biết quan tâm đến người khác, các kỹ năng sống cần thiếtcho sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên,

Tôi nghĩ, cha mẹ nên giúp trẻhiểu giá trị của đồng tiền. Bạn có thể dạy con bạn cách tiêu tiền như một tuầncho con bạn đi chợ một lần cùng bạn hoặc nếu con bạn học cấp 2 có thể giao chocon chút tiền để con tự tính toán chi tiêu chuẩn bị bữa cơm cho gia đình...

Gia đình tôi, vào dịp hè thườngkhuyến khích cháu làm một công việc tốt như dọn đồ phế phẩm trong gia đình, cháucó thể bán để lấy tiền mua sách báo, đó dùng học tập, vừa là hoạt động bảo vệmôi trường vừa là cơ hội để cháu hiểu về giá trị của đồng tiền. Cháu sẽ trântrọng và biết cách tiêu tiền hợp lý.

Đặc biệt ở mỗi một giai đoạn pháttriển của gia đình sẽ cần các nguồn tài chính khác nhau, hoặc đôi khi gia đìnhcó những thời điểm khó khăn bạn cũng có thể chia sẻ điều đó với con trẻ, trẻ sẽthấy rõ tình trạng tài chính của gia đình hơn.

Vậy theo ông, khi con mắc lỗi,bướng bỉnh không chịu nghe lời, cha mẹ nên làm gì để phạt trẻ...nếu cả hai cách"dùng tiền và dùng roi" đều không thích hợp?

Có rất nhiều cách trừng phạt tíchcực đối với trẻ. Với những hành động như đánh bạn, bẻ đồ chơi, ném đồ chơi,chúng tôi dùng phương pháp "time out". Phương pháp đó là yêu cầu con đứng ra mộtgóc tường để suy nghĩ về việc làm của mình, phạt không chơi trong khoảng mộtthời gian nhất định. Nếu trẻ 5 tuổi có thể bắt con đứng 5 phút, 10 tuổi đứng 10phút chẳng hạn. Ban đầu trẻ có thể chống đối bằng cách la hét, không tuân thủ.Nhưng, cha mẹ cần thực sự nghiêm khắc trẻ sẽ phải tuân thủ theo đúng quy định.

Một cách khác cha mẹ có thể sửdụng phương pháp phạt lấy đi những cái gọi là đặc quyền của trẻ. Chẳng hạn, phạtcon không cho xem chương trình tivi mà con yêu thích trong vòng 2 tiếng hoặckhông cho con chơi búp bê trẻ thường xuyên chơi trong một vài tiếng...Trẻ sẽhiểu rằng, nếu nó làm sai thì nó sẽ bị lấy mất một số thứ nó yêu thích. Tuynhiên, phạt con trẻ là một cách để dạy dỗ trẻ, hướng cho trẻ thực hiện các hànhvi chuẩn được xã hội chấp nhận chứ không phải trẻ có lỗi và đáng bị phạt nhưvậy.

Ông có lời khuyên gì với cácbậc cha mẹ?

Ai cũng nói gia đình là vô cùngquan trọng song người lớn lại dành nhiều thời gian cho công việc hơn. Tôi nghĩ,dù bận rộn thế nào, các ông bố, bà mẹ hãy cố gắng dành khoảng thời gian tươngđương như với công việc để chơi đùa, nói chuyện với con như các buổi tối trongngày nghỉ cuối tuần.

Cha mẹ cũng cần tự nâng cao nhậnthức cho mình, đọc sách báo để hiểu tâm sinh lý phát triển của trẻ. Khi xảy ramột tình huống, thay vì mắng mỏ, hãy đặt mình vào tình huống của con và cùng congiải quyết. Nếu cần, cha mẹ cũng sẽ phải cùng con điều chỉnh hành vi. Cả cha mẹvà con cái cũng nên học kỹ năng sống. Biết kỹ năng sống, mọi người sẽ học đượckỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đối phó với những khókhăn...Những kỹ năng này rất tốt cho cuộc sống của cả cha mẹ và con cái.

Xin cảm ơn ông.

Theo Trung Thu
Điều trị tính bướng bỉnh của con trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.