Khả năng hiểu ngôn ngữ ở bé dưới 18 tháng tuổi

Bé chưa biết nói và cũng không hiểu những gì bạn nói nhưng bé học rất nhanh. Khoảng 4 tháng tuổi, bé nhận biết được tên của mình; 8-12 tháng tuổi, bé hiểu được những yêu cầu đơn giản như "Không" hoặc "Đừng sờ vào đó".

Giai đoạn khi chào đời đến 1 tháng tuổi

Dù chưa hiểu thông tin do cha mẹ mang lại nhưng bé biết lưu trữ những câu (cụm từ) được lặp lại nhiều lần. Bé có thể hiểu được lời mẹ nói nhanh hơn cha mẹ vẫn tưởng.

Ngoài ra, bé có thể cảm nhận được tâm trạng của bạn qua việc điều chỉnh âm thanh khi nói và cử động miệng (cũng như nhịp thở, ánh mắt của mẹ). Khi kỹ năng vận động phát triển, trí nhớ của bé tốt hơn, khả năng hiểu được ngôn ngữ của mẹ cũng tốt hơn.

Giai đoạn 2-3 tháng tuổi

Bé tiếp tục được lắng nghe giọng nói của cha mẹ nhiều hơn. Lúc này, hoạt động yêu thích của bé là được ngắm nhìn chuyển động xung quanh. Bé biết đón tiếp mẹ bằng nụ cười đầu tiên của bé. Khoảng 3 tháng tuổi, bé biết thêm âm thanh “e e” vào khi nói chuyện cùng mẹ.

Giai đoạn 4-7 tháng tuổi

Thời điểm này, bé đã nhận biết khi có người gọi tên và hiểu được vài điều nếu bạn nói với bé. Bé biết phản ứng hòa hợp với giọng nói và tâm trạng của bạn. Khi giọng nói của mẹ vui vẻ, bé cũng xuất hiện phản ứng phấn khích. Nếu giọng của mẹ đanh lại, bé sẽ khóc.

Giai đoạn 8-12 tháng tuổi

Bé có thể hiểu được những yêu cầu đơn giản như “không” khi bé cố gắng chạm vào ổ điện. Nếu nghe được từ “không”, bé sẽ tạm dừng lại và nhìn vào khuôn mặt mẹ, có thể bé sẽ lắc đầu, ra hiệu “không” để phản ứng lại.

Ngoài ra, bé còn biết thử nghiệm phản ứng của mẹ bằng hành vi của bé; chẳng hạn, bé ném thức ăn xuống sàn rồi quan sát xem mẹ phản ứng thế nào, cũng có khi, bé làm đổ cốc nước để gây sự chú ý với mẹ.

Giai đoạn 12-18 tháng tuổi

Khoảng 18 tháng tuổi, bé có thể hiểu và sử dụng được ít nhất 50 từ. Nhìn chung, bé sẽ hiểu từ trước khi bé sử dụng nó. Bé có thể hiểu chỉ dẫn của mẹ, gồm 2 hành động liên tiếp; chẳng hạn: “Con nhặt ôtô lên rồi đặt nó vào giỏ đồ chơi nhé”.

Vai trò của cha mẹ

Trò chuyện và đọc sách sẽ giúp bé hình thành kỹ năng giao tiếp. Các nghiên cứu chứng minh, nhóm bé được đọc sách hàng ngày (muộn nhất là 6 tháng tuổi) có khả năng ngôn ngữ tốt hơn.

Cha mẹ có thể thiết lập thói quen đọc sách cho bé từ sớm, trước 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng không cần đọc sách cho bé ngay từ vài tuần đầu bởi vì, phần lớn thời gian sau khi bé chào đời là để ngủ; bé cáu kỉnh, quấy khóc khi mẹ đọc sách…

Dấu hiệu nên đưa bé đi khám

Khoảng 2 tuổi, nếu bé khó khăn khi hiểu một chỉ dẫn đơn giản, bạn cần đưa bé đi khám.

Khoảng 3 tuổi, bé vẫn lúng túng khi bạn yêu cầu bé làm một việc đơn giản trong khi cùng độ tuổi, các bé khác đã hoàn thành tốt công việc đó.

Theo Ngọc Huê



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.